Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 05 năm 2025
Người xưa có câu “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” để thể hiện sự tinh nghịch, nghịch ngợm của tuổi học trò. Đó là sự hồn nhiên của lứa tuổi nhưng cũng đôi lần, sự tinh nghịch hồn nhiên này đã gây nên lỗi lầm khiến giáo viên chủ nhiệm hết sức đau đầu và suy nghĩ. Dù lỗi to hay nhỏ thì lời xin lỗi được gửi đến giáo viên chủ nhiệm luôn là cách thể hiện đúng mục của người học sinh. Đây là một việc làm tốt để giúp học sinh có thể nhìn nhận lại mọi hành vi của mình, tự nghiền ngẫm, tự đánh giá để rút ra bài học và trưởng thành hơn. Vì thế hãy học cách viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm một cách chân thành để nói với thầy cô rằng mình đã biết lỗi và hối lỗi như thế nào. Qua đó vừa giúp giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa học trò và giáo viên vừa giúp cho bản thân học sinh có thêm bài học, mục tiêu để phấn đấu.
Trong môi trường học đường, việc một học trò mắc lỗi nhưng biết viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm của mình là một hành động thực sự có ý nghĩa rất lớn. Đó không chỉ là hành vi thể hiện sự lễ phép mà còn biểu hiện sự trưởng thành từ trong suy nghĩ đến hành động, là cách mà học sinh thể hiện sự tôn trọng đối với người giáo viên của mình cũng như cách trách nhiệm với chính hành vi của cá nhân.
Phụ huynh và giáo viên chính là người đồng hành giúp con em mình ý thức được giá trị của lời xin lỗi. Hãy luôn giáo dục để các bạn thấy rằng việc viết một lá thư xin lỗi đến cô giáo chủ nhiệm khi có những sai lầm trên lớp là chuyện không khó. Điều quan trọng đằng sau việc làm này là những giá trị vô cùng tuyệt vời. Timviec365.vn sẽ phân tích rõ ràng ý nghĩa xoay quanh lá thư ấy với mong muốn đồng hành cùng các bạn trẻ trên chặng hành trình học hỏi, hoàn thiện đạo đức và nhân cách bản thân.
Viết thư xin lỗi chính là cách giúp cho học sinh nhìn nhận lại lỗi lầm mà mình đã gây ra, từ đó biết thừa nhận lỗi một cách có trách nhiệm. Đây là điều quan trọng đầu tiên của việc tự nhận thức cái sai để sửa sai. Viết thư xin lỗi là một phần trong hành trình học cách làm người. Nó cho thấy việc một người học trò không trốn tránh sau khi đã gây ra lỗi lầm mà dũng cảm đối mặt, quan trọng hơn là biết đưa ra lời xin lỗi và ý thức về việc sửa sai, điều chỉnh hành vi của bản thân đúng mực.
giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người dạy tri thức cho học trò mà còn như người mẹ thứ hai của các em. Do đó khi chứng kiến các em học sinh có lỗi, thầy cô luôn phiền muộn và lo lắng rất nhiều. Việc nhận được lá thư xin lỗi được gửi tới từ học trò mắc lỗi có thể khiến cho thầy cô chủ nhiệm vỡ òa hạnh phúc bởi việc xin lỗi tưởng như đơn giản nhưng thực tế không phải ai cũng làm được. Người ta sẽ chỉ xin lỗi khi biết mình đã sai vậy nên lá thư xin lỗi chính là minh chứng chứng tỏ người học trò đã có suy nghĩ thấu đáo cho sự việc và lỗi lầm mắc phải. Điều đó hơn bao giờ hết chứng tỏ sự trưởng thành của các em, cũng là cách các em thể hiện sự biết ơn, tôn trọng đến người cha mẹ thứ hai của mình.
Những tin nhắn ngắn gọn đến lạnh lùng, chiếc màn hình điện thoại truyền đến ánh sáng xanh hại mắt là thứ dễ khiến cho cảm xúc của con người dần bị mai một. Do đó, với một lá thư được viết tay hay soạn thảo bằng máy vẫn là một hành động rất chân thật. Nó buộc người viết phải lắng lại và phải suy nghĩ thật thấu đáo. Lúc này, cảm xúc thực sẽ được đặt lên “mặt giấy”, ánh sáng xanh có hại cũng chẳng thể nào che lấp nổi những cảm xúc chân thành như thế.
Đôi khi nếu người học trò ngại ngùng không dám đối diện trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, viết thư thay mặt để xin lỗi cũng là cách tuyệt vời để vừa giúp các em có thể bày tỏ được tâm tư và nguyện vọng xin lỗi lại vừa giữ lại cho mình một khoảng riêng. Lá thư cũng là một “kỉ niệm” đẹp để lưu giữ lại sự thành tâm của bạn, khiến cho người đọc dễ cảm thông và tạo cơ hội tăng tiến thêm mối quan hệ cô trò gắn bó.
Viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm hơn cả một hành động mà còn là một sự rèn luyện tu dưỡng phẩm chất vô cùng quan trọng của người học trò, đó chính là kỹ năng ứng xử. Phải rèn luyện được kỹ năng này, một người mới dễ dàng trưởng thành lên trong xã hội. Một lá thư với vỏn vẹn những dòng chữ ngắn gọn, nhưng lại là cả một hành trình tư duy và sống trong vô vàn trạng thái cảm xúc, tâm lý, sự suy nghĩ thấu đáo, ăn năn, …
Người viết thư phải nghĩ xem mở đầu thư như thế nào, nên sử dụng câu từ ra sao để có thể diễn đạt được mong muốn xin lỗi chân thành của mình, nói với cô rằng mình đã thực sự ăn năn hối lỗi và bí quyết đưa ra lời cam kết sẽ sửa đổi. Mọi thứ diễn ra trong bức thư xin lỗi gửi giáo viên chủ nhiệm phản ánh rõ kỹ năng giao tiếp, văn hóa cư xử bằng ngôn ngữ của người học sinh. Qua cách thể hiện bức thư cũng cho giáo viên thấy rằng người học trò của mình đang biết cách học làm người tử tế.
Biết xin lỗi đúng lúc và đúng cách thể hiện bạn là người học trò ngoan, phù hợp với nhiệm vụ học tập. Cách trình bày thư rất quan trọng để giúp giáo viên có thể nhận được sự chân thành của bạn. Hãy làm theo hướng dẫn bên dưới.
Xin lỗi luôn gắn liền với sự chân thành và lịch sự vì thế dù thế nào thì bạn cũng phải dẫn lời chào trang trọng để mở đầu lá thư. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng đến giáo viên của mình. Sau lời chào, bạn cũng cần giới thiệu thông tin về bản thân một cách ngắn gọn và đầy đủ, gồm họ tên, lớp, lý do viết thư.
Ví dụ cụ thể sau giúp bạn dễ dàng biết cách mở đầu thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm của mình:
Kính gửi cô giáo Đàm Mỹ Anh
Em tên là Nguyễn Thị Hạnh Hoa, học sinh lớp 12A4. Em viết thư này để gửi cô lời xin lỗi chân thành vì đã có hành vi không tuân thủ nội quy trong buổi học ngày hôm qua trong tiết Ngữ Văn của cô.
Trình bày lại cụ thể sự viên bạn đã làm cho cô giáo của mình phiền lòng nhưng trong cách diễn đạt đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh. Điều đó khiến cho bức thư xin lỗi không còn đúng bản chất mà khiến giáo viên nhận thấy rằng bạn đang cố gắng giải thích và phủ nhận lỗi sai. Nếu bạn không có ý đó mà thật sự chân thành muốn nhận lỗi thì cần biết cách diễn đạt, trình bày để tránh thầy cô chủ nhiệm đọc nội dung dễ hiểu sai nguyện vọng. Hãy cho thấy bạn đã nhận thức rất rõ về hành vi sai lầm của mình cũng như hậu quả gây ra từ đó, chân thành bày tỏ sự hối hận.
Để lấy được sự cảm thông của giáo viên, hãy nói ra cảm xúc thực tế của bạn về sự việc, lỗi sai đó. Rằng bạn thấy xấu hổ, thấy tiếc nuối, cảm thấy buồn phiền, … Điều đó giúp cho giáo viên hiểu rõ rằng bạn không hề xem nhẹ câu chuyện này. Nếu thành công bày tỏ được sự chân thành xin lỗi thì điều đó đáng quý hơn bất cứ từ ngữ hoa mỹ nào.
Việc biết nhận lỗi là tốt nhưng hơn cả thế, thầy cô mong mỏi nhất ở học sinh đó là thái độ cố gắng thay đổi. Vậy nên trong thư bạn cần đưa rõ lời cam kết về việc sẽ cố gắng, rút kinh nghiệm và không tái phạm lỗi lầm này và các sự việc tương tự. Chưa biết trong tương lai bạn sẽ thực hiện lời hứa đó ra sao nhưng chỉ cần bạn có thể khẳng định được những quyết tâm thay đổi cũng đủ để giáo viên cảm nhận được sự trưởng thành của bạn. Điều còn lại sẽ là sự cố gắng hết mình để hoàn thành lời hứa đúng nghĩa và đó cũng chính là quá trình bạn rèn luyện chính mình cho những phẩm chất tốt đẹp.
Hãy dành lời cảm ơn ở cuối thư để thể hiện thái độ lịch sự, chân thành của bạn. Điều đó giúp thư xin lỗi của bạn càng có ý nghĩa và đem đến niềm vui toàn vẹn cho giáo viên.
Nếu có thể bạn nên viết tay, một lá thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm được viết tay cũng phù hợp với một người học sinh. Bên cạnh đó nó còn cho thấy sự chân thành tuyệt đối của bạn. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là bức thư được viết bằng hình thức soạn thảo trên word sẽ là không được. Bạn thậm chí còn có thể tham khảo các mẫu thư xin lỗi được đăng tải trên mạng để áp dụng. Tuy nhiên dù sử dụng hình thức nào thì người học sinh cũng cần chú trọng đến văn phong, lời lẽ, hình thức trình bày cho thật ngay ngắn, chỉn chu, mục đích là để thể hiện lời xin lỗi chân thành nhất, lá thư sẽ giúp bạn truyền tải thành công nguyện vọng của mình.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc