Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024
Hàng triệu những phát minh vĩ đại của nhân loại mà chúng ta đang thừa hưởng không phải ra đời một cách ngẫu nhiên, mà trải qua một quá trình phân tích, kiểm chứng, chứng minh các lý thuyết đến thực tiễn một cách nghiêm túc của những nhà khoa học. Trong quá trình khai mở đáp án này có sự góp mặt quan trọng của tư duy phản biện. Bậc vĩ nhân xem tư duy phản biện là thứ có giá trị duy nhất để lột tả bản chất chính xác của vấn đề. Trong doanh nghiệp, tư duy phản biện được xem biểu hiện sáng suốt của lãnh đạo. Chúng tồn tại song song cùng vùng tư duy vô thức - trực giác. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu tư duy phản biện là gì cũng như cách rèn luyện tư duy phản biện tốt nhất? Nếu chưa, hãy cũng timviec365.vn khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
Tôi tin rằng, tất cả chúng ta đang tồn tại trong thế giới mà có lúc, lối tư duy chủ quan của bạn có quyền kiểm soát hành động. Và chính khoa học đã thừa nhận về sự tồn tại của trực giác và khả năng phán đoán, tính chính xác ở nhiều trường hợp. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là, bạn có dám đưa ra những quyết định quan trọng của đời mình chỉ nhờ sự phỏng đoán hay linh tính mách bảo nhưng không cơ sở hay kết nối với thực tế diễn ra?Hãy thử hình dung thế này: Trong một cuộc họp, sếp của bạn nói rằng, kế hoạch của công ty trong tháng tới sẽ được thực hiện theo sơ đồ của anh ấy vì anh ấy cảm giác phương án đó sẽ phù hợp. Tôi tin rằng, nếu có mặt trong cuộc họp này, phản xạ đầu tiên của bạn là sự ngờ vực. Bởi lẽ, chúng ta thường cảm thấy khó tin những gì không được khai thác hay đưa ra dựa trên những cơ sở, điều kiện thực tiễn. Thực ra, ngay ở thời điểm bộ não của bạn phân tích và chỉ ra lý do vì sao bạn không đồng tình với lối suy nghĩ cảm tính của sếp hay những chứng minh, xoay ngược tình thế, lý giải vấn đề cho bạn hiểu của tôi trên đây...chúng ta đang ứng dụng tư duy phản biện. Vậy tư duy phản biện là gì vậy?
Trên thế giới đã có hàng loạt sách viết về loại hình tư duy đang được đề cập cũng như vai trò to lớn của nó trong cuộc sống và công việc. Thế nhưng, không phải ai cũng có một cách hiểu thấu đáo về kỹ năng mềm thú vị này. Tư duy phản biện hay tư duy phân tích chính là quá trình phân tích đánh giá thông tin, sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau và đặt chúng trong mối tương quan với thực tế nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác, khách quan và đào sâu hơn vào bản chất vốn có của vấn đề.
Phản biện đi ngược lại với lối tư duy theo cảm tính, không có căn cứ rõ ràng nhưng đó hoàn toàn không phải là cách mổ xẻ vấn đề theo hướng tiêu cực hay suy nghĩ quá nhiều. Tư duy phản biện là đại diện cho lối suy nghĩ thấu đáo, kỹ càng. Bạn sẽ khó lòng để tin một sự việc được xảy ra qua lời một người bạn mới gặp lần đầu khi bạn chưa hiểu anh ta là ai. Phần lớn chúng ta chỉ “tâm phục, khẩu phục” khi người đối diện có thể trình bày một vấn đề và đính kèm thêm những lí lẽ và dẫn chứng lẫn những lập luận thuyết phục. Tất cả chúng là được tạo ra từ tư duy phản biện. Các vấn đề về tư duy đã là nguồn đề tài nghiên cứu hấp dẫn hút không ít các nhà tâm lý, nhà thần kinh học suốt hàng thế kỷ.
Tư duy phản biện là một dạng thức tư duy vận dụng nghệ thuật lập luận, phân tích của bộ não để kết luận. Trong thuật ngữ tư duy phản biện tiếng Anh - Critical thinking, tư duy phản biện bao hàm hai loại suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking). Tôi muốn bạn khởi động bộ não của mình bằng một câu hỏi muôn thuở để kiểm chứng, khả năng phản biện của mình: “Con gà có trước hay quả trứng có trước”. Đây chắc chắn là câu hỏi cực kỳ hóc búa nếu chúng ta cố gắng lý luận bằng những hiểu biết hạn chế của mình về gà và trứng hay bạn chưa từng tiếp xúc với bất kỳ một thông tin khoa học nào.
Khác với những nhà khoa học là đi tìm lời giải bằng những thực nghiệm hay lối tư duy duy ý chí bởi việc suy đoán, những người có tư duy phản biện sẽ biến câu hỏi này mang tính chất lựa chọn này thành một cách giải thích ngắn gọn bởi lối tư duy về tính biện chứng của vấn đề.
Con gà có trước hay quả trứng có trước không quan trọng vì việc đi giải thích câu hỏi này không có lợi ích gì cho thực tế cả. Đó chỉ là một ví dụ minh họa về sự tồn tính hai mặt của vấn đề và sự tồn tại song song giữa hai trường phái duy vật và duy tâm mà thôi. Nên nhớ rằng, tư duy phản biện không phải bác bỏ hoàn toàn vấn đề cũ mà tìm ra hướng nghĩ tốt hơn để giải quyết vấn đề. Không có gì hoàn hảo hay tuyệt đối 100%, tư duy phản biện ra đời để lấp đầy những khoảng trống trong lối suy nghĩ cảm tính, để làm sáng tỏ vấn đề ở nhiều mặt khác nhau. Đó không thuần túy là quá trình tiếp nhận và duy trì lối tư duy cũ một cách thu động mà có thể là sự phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác nhận lại tính chính xác của vấn đề. Để có thể đưa tư duy của bạn cán mốc chính xác, bạn phải thuyết phục người khác bằng sự rõ ràng, hợp logic, tỉ mỉ và sự công tâm.
Đến đây, bạn đã hiểu tư duy phản biện là gì rồi đúng không?
Qua nhiều những nghiên cứu về vai trò của tư duy phản biện, nhiều cơ sở giáo dục đã tích cực khuyến khích đưa các hoạt động kích thích tư duy phản biện vào trường học. Vậy thực chất tư duy phản biện “vi diệu” như thế nào với cuộc sống? Phần nội dung tiếp theo sẽ là câu trả lời cho bạn.
Trong cuộc sống, một người có tư duy phản biện tốt thường gắn liền với khả năng nhìn nhận và giải quyết xử lý vấn đề một cách nhanh nhạy. Lý do cho nhận định này chính là, phản biện ra đời trong quá trình quan sát, đánh giá, suy luận và tổng hợp tri thức dựa trên các điều kiện thực tiễn và kinh nghiệm đã thu nhận. Thường thì, loại tư duy này chỉ xuất hiện khi chúng ta phải tìm ra đáp án cho một vấn đề, khi chúng ta tự hỏi bản thân cần phải làm gì để tình huống khó khăn được giải quyết một cách ổn nhất. Đó có thể là khi bạn tìm ra phương án chứng minh cho giả thuyết mình đưa ra là đúng hay thảo luận về một giải pháp khả thi nhất để doanh nghiệp thu về lợi nhuận mà không mất quá nhiều chi phí và nhân lực…
Muốn ra đời những kết luận xuất chúng, chính xác đòi hỏi ở một cá nhân sự vắt óc suy nghĩ trăn trở và không ngừng tích lũy tri thức và kinh nghiệm. Điều này, lí giải vì sao các nhà văn nổi tiếng có thể sáng tạo ra một tác phẩm như thật và lấy đi biết bao nước mắt của độc giả hay diễn viên có thể nhập tâm với vai diễn và cho ra những vai diễn để đời vì độ chân thực “đến từng centimet”. Để có thể làm được điều này, bắt buộc họ phải trải qua quá trình tìm hiểu, quan sát, nhập tâm...Điều đó, chỉ ra rằng, không điều gì khác, tư duy phản biện chính là là nhân tố quan trọng tạo ra những người đọc, người xem trình độ cao và những người viết đẳng cấp.
Thứ hai, tư duy không ngừng để tìm ra căn cốt của vấn đề là điều kiện quan trọng giúp bạn duy trì được sự tò mò và sáng tạo suốt cuộc đời. Đó sẽ là “mồi lửa” để nhân viên có thể nảy ra nhiều những giải pháp khác nhau để có thể giải quyết những vấn đề trong kinh doanh và nâng tầm lãnh đạo bởi một tầm nhìn xa, khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề hợp tình, hợp lý, công tâm. Trong cuộc sống, những người có tư duy phản biện tốt, sẽ có khả năng quyết định vấn để của mình thấu đáo mà không bị làm phiền bởi tình cảm, cảm xúc.
Thế những giá trị lớn lao nhất mà tư duy phản biện mang lại chính là biến nó thành thành tựu của ngành khoa học xã hội bên cạnh khoa học tự nhiên. Bên cạnh những kiến thức mang lại từ những thực nghiệm, việc xâu chuỗi các thực nghiệm này lại với nhau và đưa vào tranh biện để tìm giải pháp tốt nhất cho hàng loạt những vấn đề báo động trong xã hội hiện nay trong các cuộc hội thảo, hội nghị quan trọng như giá trị kinh tế và biến đổi khí hậu...là một biểu hiện cho thấy sức mạnh to lớn của loại hình tư duy này.
Với sức mạnh bên trên đây, chắc chắn rằng, việc sở hữu một tư duy phản biện tốt có lợi lạc cho bạn rất nhiều trong cuộc sống, công việc. Hãy để ý những dấu hiệu ngay sau đây, xem là mình có đang nằm trong tốp người sở hữu Critical thinking đáng ngưỡng mộ không nhé.
Bạn là yêu thích việc khám phá những chặng đường mới, giải mã những câu hỏi về tự nhiên và con người xung quanh bạn và cảm thấy cực kỳ thích thú khi phát hiện ra những gì trước khác biệt với những gì bạn tiếp nhận trước kia? Nhưng không đơn giản là nhìn qua bề ngoài của sự vật, hiện tượng mà tìm hiểu sâu bên trong bản chất của sự việc. Chúc mừng bạn, nếu duy trì những biểu hiện này thường xuyên, bạn đang hình thành và có khả năng vận dụng kỹ năng phản biện của bạn cực tốt đấy.
Hãy để ý phản ứng của một đứa trẻ khi nó tò mò về điều gì đó. Người ta nói rằng, đứa trẻ này sẽ rất thông minh. Những khác biệt với những đứa trẻ này, bạn không chỉ thường xuyên đặt câu hỏi cho bản thân và tự mày mò đi trả lời những câu hỏi này thông qua nhiều kênh hình như mạng xã hội, chuyên gia, thầy cô...thậm chí là tự tìm hiểu, thực nghiệm hoác sách vở...Điều này đang chứng tỏ rằng, bạn đang sở hữu tư duy phản biện tốt đó.
Tư duy phản biện có mối liên kết chặt chẽ với chỉ số thông minh. Đặc điểm của những người thuận não trái không phải là sự tưởng tượng vẩn vơ mà là sự phân tích,cân nhắc...Nếu bạn luôn trình bày những sáng kiến ý tưởng của mình bằng dựa trên những tri thức khoa học hoặc kiểm chứng đã được ghi nhận và bám sát với ý nghĩa thực tiễn của chúng...Bạn không có thiện cảm với lối làm việc không nguyên tắc và không chịu sự chi phối quá nhiều của cảm xúc. Chúc mừng bạn! Tính khách quan này nói lên rằng, bạn sở hữu tư duy phản biện tốt nhé.
Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận ra bạn có đang sở hữu tư duy phản biện hay không là việc xâu chuỗi tất cả những vấn đề lại với nhau và đưa ra quyết định nhờ vào sự tương quan giữa chúng mà không đè nặng cái tôi của mình quá cao trong việc giải quyết các vấn đề. Nếu có, bạn là người có tư duy phản biện tốt.
Chứng kiến những cuộc tranh biện nảy lửa và giật mình với những lập luận chính xác, đanh thép của các thí sinh trong chương trình “Debate”, bạn có mong muốn cải thiện tư duy của mình ngay lập tức không? Tuy rằng, tư duy chúng ta không giống nhau, chỉ số IQ khác nhau giữa mỗi con người, nhưng hãy nhớ, tư duy phản biện hoàn toàn có thể được cải thiện bởi các giải pháp đơn giản sau đây:
Hãy thay đổi thói quen viết văn không suy nghĩ và thả rông những ý tưởng bằng cách “nhốt” những ý lớn, chủ đề lớn trong một sơ đồ tư duy. Việc làm nãy, có tác dụng rèn luyện khả năng ghi nhớ của bạn cựu tốt tránh bỏ sót các ý trong quá trình “phiêu” theo cảm xúc và rèn cho bạn tính chủ động, hệ thống, phân tích, liên kết các ý hợp logic, thuyết phục, chặt chẽ. Sơ đồ tư duy cũng được khuyến khích sử dụng trong công việc bởi nó chỉ ra, tính hệ thống của vấn đề. Chủ thể của nó có thể cân nhắc, quan sát, phân tích và đưa ra giải pháp tương ứng.
Chỉ khi nào, bạn đặt câu hỏi cho chính mình hay ngờ vực về độ khả thi của quyết định thì bộ não của bạn mới bị kích thích và đi tìm phương án giải quyết. Quá trình này, đích thị là “phản biện”lại lối nghĩ ỷ lại, chủ quan, cảm tính. Hãy rèn luyện nói, hằng ngày, kết hợp với việc đọc thêm sách khoa học, kinh điển để nghiệm ra bản chất của vấn đề một cách sâu sắc.
Việc “tập thể dục cho não bộ” bằng các trò chơi từ đơn giản đến mức tạp thực chất là cách để bạn tăng cường sự tập trung và tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập nhé. Khả năng phản biện của bạn sẽ tăng lên hiệu quả đấy.
Đính kèm với các phương án trên, bạn cũng nên bổ sung thêm năng lượng bằng những loại thức ăn có ích cho não bộ và tránh bắt não của bạn hoạt động quá tải nhé.
Hi vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn xoay quanh tư duy phản biện cũng như những cách rèn luyện lối tư duy này sẽ thật sự hữu ích cho bạn! Thân ái!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc