Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Bộ câu hỏi phỏng vấn ngành dược hay nhất dành cho ứng viên

Đăng bởi Timviec365.vn
Dược sĩ nói riêng hay ngành dược nói chung là công việc khá quen thuộc và thu hút khá nhiều ứng viên hiện nay. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt được những cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành dược thì quá trình phỏng vấn khá quan trọng. Vậy, nếu là ứng viên có ý định ứng tuyển trong lĩnh vực này thì bạn đã biết được các câu hỏi phỏng vấn ngành dược chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé. Các câu hỏi phỏng vấn ngành dược và cách trả lời chinh phục nhà tuyển dụng đang chờ đón bạn.
Việc làm Y tế - Dược

1. Các câu hỏi phỏng vấn ngành dược hay gặp nhất

Quá trình phỏng vấn luôn là bước quan trọng và có nhiều điều cần lưu ý nhất đối với ứng viên. Việc nắm bắt được các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp cho các ứng viên có sự chuẩn bị tốt hơn để vượt qua chướng ngại vật lần này. Dưới đây sẽ là những câu hỏi phỏng vấn ngành dược mà các bạn dễ gặp nhất.

Phỏng vấn ngành dược ra sao?
Phỏng vấn ngành dược ra sao?

1.1. Theo bạn, điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn về ứng viên của mình. Bởi họ mới chỉ được biết đến bạn thông qua một vài chi tiết thông tin trên CV mà thôi, vì vậy, đây là cơ hội để bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết được năng lực của mình.

Hãy nêu thật rõ ràng nhưng không lan man về các điểm mạnh, điểm yếu của mình. Cố gắng làm nổi bật được các kinh nghiệm, trải nghiệm mình đạt được thông qua những điểm mạnh đó. Có thể nêu một vài ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng nắm được thông tin rõ hơn cũng như hiểu hơn về năng lực của bạn.

Thêm vào đó, còn có một số câu hỏi nhỏ về đạo đức công việc và các vấn đề liên quan đến bản thân bạn. Hãy khéo léo đưa ra các thông tin và câu trả lời để làm nổi bật mình hơn.

1.2. Bạn nghĩ mình có tố chất gì đặc biệt phù hợp với ngành dược?

Câu hỏi nào thường gặp?
Câu hỏi nào thường gặp?

Câu hỏi này nhà tuyển dụng đưa ra nhằm mục đích ứng viên suy nghĩ thế nào về công việc cũng như khả năng của họ có xứng đáng với vị trí này hay không. Với câu hỏi này, sự khác biệt chính là chìa khóa để bạn có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, vì vậy, hãy cố gắng đưa ra các câu trả lời giúp bạn tạo được điểm nhấn riêng cho mình.

Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần làm nổi bật được các kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng của mình trong công việc. Một lần nữa nêu ra các điểm mạnh của bản thân nhưng vừa đủ để nhà tuyển dụng biết được rằng đó chính là các tố chất của bạn và nó rất phù hợp với vị trí tuyển dụng. Nếu bạn đã từng được thực tập tại các công ty, cơ quan tốt, có uy tín và có cơ hội được làm việc cùng các chuyên gia thì hãy thể hiện được điều đó. Đây chính là lợi thế dành cho bạn đấy. 

1.3. Bạn sẽ làm gì để thuyết phục bác sĩ khi họ so sánh sản phẩm của bạn và đối thủ?

Các tình huống giả định sẽ thường được đưa ra với các ứng viên ngành dược. Thông qua một vài tình huống cụ thể này, nhà tuyển dụng muốn biết được khả năng xử lý tình huống cũng như sự tư duy và lối suy nghĩ của ứng viên.

Câu hỏi chuyên môn
Câu hỏi chuyên môn

Lúc này, bạn cần đưa ra câu trả lời mà nhà tuyển dụng muốn nghe nhất, bởi không có câu trả lời đúng hay sai mà chỉ có phù hợp hay không phù hợp mà thôi. Với trường hợp trên thì bạn cần nhấn mạnh vào nền tảng chất lượng sản phẩm, hiệu quả khi sử dụng, độ an toàn của sản phẩm. Bên cạnh đó, hãy vận dụng sự sáng tạo của mình để thuyết phục bác sĩ hay khách hàng tin dùng sản phẩm. Hãy tránh việc đối đầu với các đối thủ của mình ở những điểm là thế mạnh của họ như giá cả, chiết khấu hay các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác,.. Điều chính nhất mà bạn cần thể hiện được chính là các giá trị cốt lõi mà sản phẩm, công ty của bạn muốn đem đến cho người sử dụng.

Việc làm Y tế - Dược tại Hà Nội

1.4. Bạn suy nghĩ như thế nào về hành động hoa hồng dành cho các bác sĩ?

Đây được coi là một câu hỏi marketing đen và một cái bẫy mà các nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn. Thực chất, câu hỏi này không hề liên quan hay quan tâm về vấn đề hoa hồng mà nhà tuyển dụng muốn biết được sự hiểu biết của bạn đến đâu về các hệ thống quản lý như Compliance hay code of conduct trong các công ty đa quốc gia hiện nay.

Kỹ năng như thế nào?
Kỹ năng như thế nào?

Với những công ty đa quốc gia, họ sẽ phải tuân thủ các quy tắc của hệ thống này nhằm tránh được việc xảy ra các xung đột về mặt lợi ích khi các bác sĩ kê toa các sản phẩm thuốc cho bệnh nhân của công ty mình.

1.5. Có một sản phẩm thuốc mới và bạn sẽ định bán sản phẩm này thế nào?

Câu hỏi này nhằm mục đích nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có kinh nghiệm trong việc bán hàng hay không. Nếu được đưa ra đề bài này, hãy bình tĩnh và nêu ra các quy trình hay các bước bán hàng mà bạn biết.

Một gợi ý cho bạn về quy trình bán hàng cơ bản gồm các bước như: Giới thiệu sản phẩm - Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng - Đưa ra các gợi ý sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đó - Chốt đơn hàng.

Những kinh nghiệm của bản thân
Những kinh nghiệm của bản thân

Khi được đưa ra đề bài này, các bạn cần lưu ý để có thể đưa ra được câu trả lời tốt nhất.

- Hãy dành một ít thời gian để tìm hiểu kỹ về sản phẩm, công dụng, điểm mạnh và những hạn chế của sản phẩm.

- Tìm hiểu kỹ được nhu cầu của nhà tuyển dụng lúc này đóng vai trò là khách hàng. Bạn sẽ không thể bán được sản phẩm của mình nếu không biết được nhu cầu của khách là gì.

- Lái nhà tuyển dụng theo ý muốn của bạn. Đây là một tình huống giả định, vì thế bạn có thể thỏa sức tưởng tượng để đưa ra cách thuyết phục tốt nhất.

- Không nản lòng khi thất bại. Bởi để bán được hàng thì bạn sẽ phải gặp rất rất nhiều khách hàng trước đó.

1.6. Bạn hiểu gì về công việc và quyền lợi bạn có được ở vị trí này?

Sự hiểu biết về ngành nghề
Sự hiểu biết về ngành nghề

Trong ngành dược, sẽ có rất nhiều công việc ở các vị trí  khác nhau. Việc đưa ra câu hỏi này để nhà tuyển dụng nắm bắt được suy nghĩ của bạn cũng như bạn hiểu như thế nào về trách nhiệm của mình với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Trách nhiệm công việc luôn được xem là một yếu tố quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. 

Hãy đưa ra câu trả lời nhằm nhấn mạnh được bạn hiểu trách nhiệm công việc của mình ra sao và bạn sẽ làm những gì để có thể hoàn thành tốt được công việc đó. Thêm vào đó, hãy khéo léo đưa ra câu trả lời cho thấy được dù có quyền lợi ra sao thì bạn vẫn sẽ cố gắng thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và giúp đỡ những người xung quanh để có thể tạo ra những kết quả công việc tốt nhất, biết cách từ chối làm những điều ảnh hưởng xấu tới người khác.

Việc làm Y tế - Dược tại Hồ Chí Minh

1.7. Mức thu nhập mà bạn muốn nhận là bao nhiêu?

Những mong muốn về mức lương
Những mong muốn về mức lương

Có lẽ đây là một câu hỏi khá tế nhị trong các buổi phỏng vấn, tuy nhiên cũng là câu hỏi mà nhà tuyển dụng dùng để thăm dò các ứng viên. Một gợi ý dành cho các bạn chính là hãy tìm hiểu trước về mặt bằng chung mức lương của vị trí mà bạn ứng tuyển trước khi phỏng vấn để có thể đưa ra con số phù hợp nhất. Lưu ý là không nên đưa ra con số quá cao khi bạn chưa thể hiện được khả năng của mình và chưa có đóng góp gì cho công ty.

Nếu không bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng rằng bạn nghĩ chắc chắn công ty sẽ trả cho bạn mức lương phù hợp với năng suất cũng như những đóng góp của bạn dành cho công ty, doanh nghiệp. Đây là cách trả lwoif khéo léo khi bạn chưa biết được mức lương phù hợp là bao nhiêu cũng như chưa có kinh nghiệm nhiều.

1.8. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn ra sao?

Đây là câu hỏi nhằm mục đích nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có ý định gắn bó với công ty hay không và có mục tiêu ra sao khi làm việc tại công ty. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy không hài lòng khi ứng viên có chuyên môn và được đào tạo tại công ty, nhưng không có ý định cống hiến cho công ty. Do đó, câu hỏi này sẽ được đặt ra để tìm hiểu ý kiến của ứng viên.

Dự định trong tương lai
Dự định trong tương lai

Khi gặp câu hỏi này, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có thái độ nghiêm túc với công việc, và sẽ có thể gắn bó lâu dài được với công ty. Hãy đưa ra câu trả lời như bạn sẽ là một nhân viên xuất sắc của công ty, luôn hoàn thành tốt công việc và rèn luyện bản thân tốt hơn để đáp ứng nhu cầu công việc. Nên tránh việc quá tự tin với bản thân rằng mục tiêu của em là trở thành sếp hay các vị trí quá cao nào đó. Hãy thể hiện một sự khiêm tốn và luôn tập trung vào công việc của mình. 

Đây là một vài câu hỏi mà các ứng viên sẽ rất dễ gặp khi phỏng vấn ngành dược. Ngoài những câu hỏi trên thì các nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra một vài câu hỏi khác liên quan đến kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng của bạn để hiểu rõ hơn về ứng viên. Một vài câu hỏi có thể nhắc đến như “Theo bạn, trình dược viên là gì?”, “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?”, “Tại sao công ty chúng tôi nên chọn bạn?”,... Các câu hỏi này cũng khá dễ gặp và bạn cần khéo léo đưa ra câu trả lời theo ý muốn của nhà tuyển dụng. Cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng cách trả lời rõ ràng tránh việc trả lời chung chung theo mô típ.

2. Những điều cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn ngành dược

Một vài lưu ý
Một vài lưu ý

Để có thể có được một cuộc phỏng vấn ngành dược mỹ mãn thì việc trả lời tốt thôi là chưa đủ. Hãy quan tâm cả những yếu tố bên ngoài cũng như từ chính bản thân mình để có thể thể hiện một cách tốt nhất.

2.1. Tạo ấn tượng ngay từ những phút giây đầu tiên

Bạn nên biết rằng, một cuộc phỏng vấn ngành dược sẽ không diễn ra chỉ có mình bạn mà là còn có rất nhiều ứng viên khác, đôi khi lên đến hàng trăm người. Và rất nhiều nhà tuyển dụng đã quyết định lựa chọn ứng viên chỉ qua những giây đầu tiên của cuộc phỏng vấn. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng.

Hãy luôn mỉm cười, nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng. Chuẩn bị cho mình một trạng thái bình tĩnh, tự tin nhưng không quá lố và một bộ trang phục cộng ngoại hình chỉn chu, lịch sự. Điều này sẽ giúp cho bạn có một phong cách chững chạc cũng như thể hiện được một trạng thái tinh thần tốt nhất.

2.2. Tạo một không khí vui vẻ, tránh việc tạo ra sự nặng nề cho cuộc phỏng vấn

Một trạng thái tốt
Một trạng thái tốt

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên có một trạng thái tốt và không khí của cuộc phỏng vấn cần tạo được sự thoải mái cho ứng viên. Vì thế, khi tham gia phỏng vấn thì một chút hài hước sẽ giúp cho không khí của cuộc phỏng vấn bớt căng thẳng và có những trạng thái tâm lý tốt hơn. 

2.3. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Một cuộc phỏng vấn thành công chính là khi cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều có được sự hiểu biết lẫn nhau. Vì thế, bạn nên học cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy được bạn thực sự nghiêm túc với công việc này và thể hiện được mong muốn hiểu kỹ hơn về công ty.

Bên cạnh đó, việc hỏi lại nhà tuyển dụng giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề thông qua đó có thể đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.

2.4. Văn hóa cảm ơn không bao giờ là thừa

Lời cảm ơn chân thành
Lời cảm ơn chân thành

Kết thúc buổi phỏng vấn hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội để có buổi phỏng vấn tìm hiểu kỹ hơn về công việc và công ty. Việc cảm ơn sẽ giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình cũng như tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Bởi ở Việt Nam, văn hóa cảm ơn còn khá hạn chế, chưa thực sự phổ biến như ở các nước khác. 

Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn ngành dược mà các ứng viên dễ gặp nhất. Các câu hỏi nhằm mục đích giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn cũng như năng lực của bạn để có thể đánh giá được việc bạn có thực sự phù hợp hay không. Một điều cần làm sau khi kết thúc buổi phỏng vấn mà các ứng viên nên làm đó chính là nhìn nhận lại cuộc phỏng vấn của mình. Việc này thường không được nhiều bạn ứng viên quan tâm nhưng lại rất cần thiết. Bởi thông qua đó bạn sẽ nhìn nhận được những điều mình còn chưa thể hiện tốt để rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Điều này cũng giúp cho bạn sẽ tạo được một tâm lý tốt hơn cho các cuộc phỏng vấn sau đó có thể xảy ra.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp các câu hỏi phỏng vấn ngành dược bổ ích dành cho các bạn. Qua đó, các bạn ứng viên có thể có thêm những thông tin và kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tốt hơn để chinh phục các nhà tuyển dụng.