Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Nắm bắt bộ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm mới nhất

Đăng bởi Timviec365.vn
Bạn yêu thích công việc ngành công nghệ thực phẩm và đang có nhu cầu tìm kiếm cho mình một vị trí trong ngành này? Tuy nhiên, bạn lại lo lắng không biết các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi như thế nào trong vòng phỏng vấn? Vậy thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau đây của timviec365.vn để cập nhật bộ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm mới và chi tiết nhất nhé!

1. Top những câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm nhà tuyển dụng hay hỏi nhiều nhất

Top những câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm nhà tuyển dụng hay hỏi nhiều nhất
Top những câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm nhà tuyển dụng hay hỏi nhiều nhất

Đối với mỗi vòng phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra những câu hỏi xoay quanh thông tin cá nhân cũng như kiến thức chuyên môn của ứng viên để tìm hiểu, đánh giá về năng lực, mức độ phù hợp của các ứng viên đó như thế nào đối với công việc mà họ đang tuyển dụng. Chính vì vậy, trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn nhân viên trong ngành công nghệ thực phẩm nói riêng và tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nói chung, các ứng viên cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng, luyện tập các câu trả lời về bản thân, cách ứng xử cũng như kiến thức chuyên môn thật tốt.

Dưới đây sẽ là top những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất trong ngành công nghệ thực phẩm mà nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên, cùng tham khảo nhé!

1.1. Những câu hỏi chung về cá nhân ứng viên

Câu 1: Bạn hãy chia sẻ một chút về thông tin cá nhân của mình

Thông tin cá nhân là điều đầu tiên các nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên trong bất kỳ một vòng phỏng vấn nào. Đây cũng được xem như lời chào hỏi của ứng viên đến với người phỏng vấn, giới thiệu sơ lược để họ nắm bắt được các thông tin cơ bản và định hướng cho những câu hỏi tiếp theo.

Bạn hãy chia sẻ một chút về thông tin cá nhân của mình
Bạn hãy chia sẻ một chút về thông tin cá nhân của mình

Gợi ý trả lời: Việc giới thiệu về bản thân mình thì có lẽ không quá khó khăn đối với các bạn, hãy nêu ngắn gọn về họ tên, tuổi, chuyên ngành học, trường học, tình trạng tốt nghiệp kèm theo một chút thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm và mong muốn đối với công việc như thế nào? Toàn bộ phần giới thiệu này các bạn nên trình bày tóm gọn chỉ từ 2 – 3 phút là hợp lý, đủ để các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được thông tin mà họ quan tâm.

Xem thêm: Việc làm Kỹ sư thực phẩm

Câu 2: Tại sao bạn lại lựa chọn công ty của chúng tôi để ứng tuyển?

Đây cũng là câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường đưa ra cho ứng viên để xem các bạn đã tìm hiểu về công ty của họ trước khi ứng tuyển hay tham gia phỏng vấn không? Qua đây thì họ cũng có thể đánh giá được về niềm đam mê đối với công việc của bạn như thế nào và có cơ sở cho quyết định lựa chọn.

Tại sao bạn lại lựa chọn công ty của chúng tôi để ứng tuyển
Tại sao bạn lại lựa chọn công ty của chúng tôi để ứng tuyển?

Gợi ý trả lời: Câu hỏi này thực ra là một mẹo để nhà tuyển dụng thăm dò về bạn, do đó, hãy đảm bảo được rằng mình đã tìm hiểu về công ty của họ trước khi tham gia phỏng vấn và trả lời về một số thông tin như bạn biết đến công ty của họ qua đâu, công ty có điểm gì thu hút được bạn?

Ví dụ, bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau: Tôi biết đến tin tuyển dụng trên website timviec365.vn. Và qua tìm hiểu, tôi thấy những kỹ năng, kinh nghiệm của mình khá phù hợp với yêu cầu mà công ty đưa ra. Và được làm việc trong một công ty lớn chuyên nghiệp, môi trường năng động như vậy chính là một niềm vinh dự của tôi. Hy vọng sẽ có cơ hội được hợp tác, làm việc với quý công ty trong thời gian sắp tới.

Câu 3: Bạn nghĩ mình có điểm gì phù hợp với vị trí chúng tôi đang tuyển dụng?

Với dạng câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn được nắm rõ hơn nữa về năng lực và những điểm mạnh của bạn, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn liệu có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần hay không?

Gợi ý trả lời: Nếu được hỏi câu này, bạn hãy tập trung vào những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra trong bản mô tả công việc như thế nào và đánh giá xem mình có những ưu điểm nào phù hợp với các tiêu chí đó, nêu ra những kinh nghiệm mình có được sau thời gian học tập, làm việc, các kỹ năng chuyên môn.

Bạn nghĩ mình có điểm gì phù hợp với vị trí chúng tôi đang tuyển dụng
Bạn nghĩ mình có điểm gì phù hợp với vị trí chúng tôi đang tuyển dụng?

Ví dụ, bạn trả lời nhà tuyển dụng như sau: Với 5 năm kinh nghiệm ở vị trí QA/QC, tôi có khả năng xử lý được mọi công việc, xây dựng, kiểm tra các hồ sơ chất lượng liên quan đến công nghệ thực phẩm. Tôi là người làm việc nghiêm túc, trung thực và luôn kiên quyết trong công việc. Tôi tin chắc rằng, đây sẽ là một vị trí phù hợp đối với mình và sẽ không khiến anh/chị phải thất vọng khi đã nhận tôi.

Câu 4: Bạn đã từng gặp khó khăn gì lớn trong công việc chưa? Cách xử lý của bạn như thế nào?

Khó khăn chắc chắn là điều mà các bạn sẽ khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc và các nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này nhằm mục đích xem xét, đánh giá về khả năng xử lý, giải quyết các vấn đề của bạn ra sao? Liệu có đủ bản lĩnh để vượt qua được những thách thức trong công việc hay không?

Bạn đã từng gặp khó khăn gì lớn trong công việc chưa
Bạn đã từng gặp khó khăn gì lớn trong công việc chưa?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một số khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình làm việc, tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những khó khăn này không ảnh hưởng và liên quan quá nhiều đến kỹ năng, trình độ chuyên môn của mình mà ở mức nhẹ nhàng có thể xử lý được. Đó có thể là vấn đề về thời gian chưa đủ để nghiên cứu vấn đề, trang thiết bị, các dụng cụ cần thiết chưa đầy đủ,... Cách giải quyết cho những khó khăn này có thể là bạn có thể điều chỉnh lịch làm  việc làm sao cho phù hợp, ưu tiên những công việc quan trọng để nghiên cứu với thời gian lâu hơn, đề xuất bổ sung các dụng cụ phục vụ cho công việc,... để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn.

Việc làm công nghệ thực phẩm tại Hà Nội

1.2. Những câu hỏi về chuyên môn ngành công nghệ thực phẩm

Câu 1: Vai trò của kế hoạch chất lượng dự án công nghệ thực phẩm là gì?

Đối với ngành công nghệ thực phẩm, dù làm ở vị trí nào thì bạn cũng sẽ cần phải am hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Theo đó, nhà tuyển dụng muốn đưa ra câu hỏi này để đánh giá bạn có nắm được các kiến thức cơ bản, cần thiết trong công việc hay không, nhất là đối với vấn đề lập kế hoạch chất lượng cho các dự án.

Vai trò của kế hoạch chất lượng dự án công nghệ thực phẩm là gì
Vai trò của kế hoạch chất lượng dự án công nghệ thực phẩm là gì?

Gợi ý trả lời: Kế hoạch chất lượng của dự án (hay còn gọi là PQP) đóng vai trò rất quan trọng, đây được xem là kim chỉ nam đối với mỗi dự án, giúp xác định được các sản phẩm cũng như quy trình thực hiện của các dự án đó. Các kế hoạch chất lượng chính là kết cấu của các dự án thực hiện trong doanh nghiệp, trong đó các hoạt động nhằm đảm bảo cho chất lượng chính là siêu kết cấu của PQP.

Câu 2: Các kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QC trong công nghệ thực phẩm là gì?

Các nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi này để tìm hiểu xem ứng viên có nắm được các yêu cầu, kỹ năng cơ bản cần có trong các vị trí công việc của ngành công nghệ thực phẩm hay không? Và thông qua cách trả lời, họ cũng sẽ đánh giá được bạn có thực sự đảm bảo được các yêu cầu về kỹ năng họ đang cần cho vị trí việc làm hay không?

Các kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QC trong công nghệ thực phẩm là gì
Các kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QC trong công nghệ thực phẩm là gì?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, bạn hãy liệt kê ra những kỹ năng cơ bản, quan trọng đối với công việc trong ngành công nghệ thực phẩm đó là kỹ năng giám sát, quản lý và xử lý các sự cố, tình huống phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Câu trả lời này bạn chỉ cần trình này ngắn gọn, dễ hiểu, không tham lam, giải thích quá nhiều sẽ rất dễ đi lạc vấn đề và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá không cao về cách xử lý của bạn.

Tìm hiểu thêm: Việc làm QC thực phẩm

Câu 3: Bạn hiểu về HACCP là gì?

HACCP – một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, khi đưa ra câu hỏi này, các nhà tuyển dụng muốn khẳng định lại xem bạn có nắm được các kiến thức cơ bản trong ngành này không và là cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn sau cùng.

Bạn hiểu về HACCP là gì
Bạn hiểu về HACCP là gì?

Gợi ý trả lời: Bạn sẽ trả lời một cách chính xác nhất về định nghĩa cụm từ HACCP là gì? Đây là một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp được quy định bởi hiệp hội quốc tế nhằm đưa ra một hệ thống quản lý giúp cho các doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng được các mối nguy hại hay đánh giá về các mối nguy đó như thế nào và đưa ra được các giải pháp cụ thể để kiểm soát và đảm bảo sự an toàn cho ngành công nghệ thực phẩm.

Câu 4: Sự khác biệt giữa QA và QC là gì?

Đây là một dạng câu hỏi về chuyên môn mà khá nhiều nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra khả năng nhận biết, phân biệt được các yêu cầu và tính chất của công việc như thế nào? Bởi chỉ có thể hiểu về công việc, bạn mới có thể làm việc hiệu quả.

Sự khác biệt giữa QA và QC là gì
Sự khác biệt giữa QA và QC là gì?

Gợi ý trả lời: Bạn có thể nói về 2 lĩnh vực QA và QC này có liên quan đến nhau nhưng lại hoàn toàn tách biệt và có tính chất khác nhau. QA là công việc bao quát về tổng thể của hệ thống chất lượng và có liên quan đến rất nhiều các phòng ban khác của một tổ chức, doanh nghiệp. Còn QC thì lại kiểm tra cụ thể hơn về vấn đề chất lượng của các sản phẩm, mức độ hoàn thiện hay các công đoạn để hoàn thiện một sản phẩm trong dây chuyền sản xuất.

2. Một số câu hỏi khác nhà tuyển dụng thường đưa ra cho ứng viên

Ngoài những câu hỏi chính trên đây, các nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra thêm một số câu hỏi khác để đánh giá và lựa chọn chính xác các ứng viên phù hợp cho vị trí công việc họ đang tuyển dụng như là:

- Hãy nêu một số điểm mạnh, điểm yếu của bạn, định hướng khắc phục các điểm yếu trong công việc của bạn như thế nào?

- Bạn có khả năng làm việc dưới áp lực và khối lượng công việc lớn không?

- Bạn đã từng tham gia vào các dự án công nghệ thực phẩm nào? Vai trò của bạn như thế nào và bạn tự hào về thành tích nào nhất?

Một số câu hỏi khác nhà tuyển dụng thường đưa ra cho ứng viên
Một số câu hỏi khác nhà tuyển dụng thường đưa ra cho ứng viên

- Bạn hiểu về tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Cách áp dụng vào công việc trong ngành công nghệ thực phẩm như thế nào?

- Bạn mong muốn được làm việc ở một môi trường như thế nào để phát huy được tối đa năng lực của mình?

- Mức lương lý tưởng mà bạn đặt ra đối với vị trí công việc này là bao nhiêu?

- Bạn sẽ làm gì để nâng cao hơn nữa về kiến thức chuyên môn, phục vụ cho công việc của mình?

- Mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đặt ra trong 5 năm tới như thế nào?

-...

3. Bạn có thể đặt ra câu hỏi gì cho nhà tuyển dụng?

Rất nhiều bạn đã nhận phải cái kết “đắng” sau mỗi vòng phỏng vấn chỉ bởi nguyên nhân là đến và trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng mà không có bất kỳ sự tương tác, trao đổi hay hỏi lại họ những vấn đề mình đang quan tâm. Việc nghĩ rằng hỏi ngược lại nhà tuyển dụng sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt họ, sẽ bị họ đánh giá thấp là hoàn toàn sai lầm. Điều quan trọng là các bạn có biết đưa ra những câu hỏi phù hợp hay không?

Thực tế, nhà tuyển dụng luôn muốn nhận được những câu hỏi bạn quan tâm về công việc, công ty hay các vấn đề mà bạn chưa rõ để giải đáp và làm việc một cách rõ ràng trong trường hợp bạn được nhận vào làm. Do đó, nếu như bạn chỉ im lặng nghe và trả lời thì sẽ rất khó để chinh phục được các nhà tuyển dụng khó tính.

Bạn có thể đặt ra câu hỏi gì cho nhà tuyển dụng
Bạn có thể đặt ra câu hỏi gì cho nhà tuyển dụng

Cụ thể, các bạn có thể lựa chọn và đưa ra một số câu hỏi như là:

- Mục tiêu phát triển, xây dựng văn hóa công ty trong thời gian tới như thế nào?

- Công ty mong muốn những gì đối với nhân viên ở vị trí này?

- Thời gian làm việc với công việc này cố định hay có thể linh hoạt theo tính chất và yêu cầu công việc?

- Làm việc ở vị trí này, tôi có cần thường xuyên đi công tác hay không?

- Các chế độ đãi ngộ, chính sách nhân sự của công ty hiện nay như thế nào?

- Tôi có thể nhận được kết quả phỏng vấn vào thời gian nào?

Với các câu hỏi này, các bạn nên tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến tìm hiểu công ty, công việc, những câu hỏi liên quan đến quyền lợi của mình các bạn có thể đưa ra nhưng nên để phía sau cùng và chỉ nên gói gọn vào 1 câu để nhà tuyển dụng thấy được bạn thực sự đam mê, mong muốn làm việc ở vị trí này trong công ty chứ không phải chỉ quan tâm đến mức lương hay quyền lợi hấp dẫn.

Việc làm công nghệ thực phẩm tại Hồ Chí Minh

4. Một số sai lầm ứng viên thường mắc phải khi đi phỏng vấn

Phỏng vấn là vòng cuối cùng và được xem là “khó nhằn” nhất đối với các ứng viên hiện nay. Rất nhiều bạn mặc dù hồ sơ rất tốt, tạo được ấn tượng mạnh cho các nhà tuyển dụng, năng lực chuyên môn có thể cũng rất cao nhưng lại trượt phỏng vấn chỉ vì mắc phải một số sai lầm dưới đây:

- Chưa chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn, luyện tập trước một số câu hỏi, tâm lý chưa ổn định dẫn đến việc lúng túng, mất bình tĩnh khi đối diện với các nhà tuyển dụng và vô tình tuột mất cơ hội kiếm việc làm.

- Không để ý về thời gian, đến phỏng vấn muộn hay nhầm ngày, điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá các bạn là người không chuyên nghiệp, không coi trọng công việc và sẽ không ai trao cơ hội cho một ứng viên như vậy cả.

- Trang phục tham gia phỏng vấn không lịch sự, phù hợp, ăn mặc quá lố lăng, lòe loẹt gây khó chịu, phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

Một số sai lầm ứng viên thường mắc phải khi đi phỏng vấn
Một số sai lầm ứng viên thường mắc phải khi đi phỏng vấn

- Ứng viên thiếu tự tin, quá căng thẳng và xử lý các câu hỏi, vấn đề chưa nhanh nhạy, trả lời ấp úng, không thể hiện rõ ràng được ý đồ mà nhà tuyển dụng muốn khai thác, thiếu bình tĩnh, tâm trạng buồn bã, gây cảm giác mệt mỏi cho người đối diện.

- Thiếu lời cảm ơn sau khi kết thúc phỏng vấn – đây là một điều khá quan trọng mà nhiều ứng viên quên mất, khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không hài lòng và đưa ra quyết định không lựa chọn.

Trên đây là những sai lầm rất nghiêm trọng mà nhiều ứng viên mắc phải trong quá trình tham gia phỏng vấn, khiến cơ hội việc làm tuột mất khỏi tầm tay. Do đó, các bạn cần hết sức lưu ý đến các vấn đề này, chuẩn bị thật kỹ lưỡng, khắc phục và loại bỏ hoàn toàn những sai lầm đó để tạo được ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng, nắm lấy cơ hội việc làm tốt nhất cho mình trong tương lai.

Hy vọng những thông tin về bộ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm trên đây sẽ hữu ích và giúp các ứng viên có thể vượt qua vòng phỏng vấn một cách dễ dàng, chạm tay đến vị trí việc làm mơ ước, đồng thời đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình. 

Chia sẻ:
LưuShare in VK