[TỐP 6] Những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn tiếng Anh và đáp án!
- Bí quyết giúp bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên
- Mẹo trả lời các câu hỏi phỏng vấn vị trí sales admin phổ biến
1. Tốp 6 những câu hỏi về khách sạn bằng tiếng Anh được nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất

Với đặc thù là ngành dịch vụ và yêu cầu thường gặp gỡ khách hàng quốc tế, để đầu quân vào một cơ sở khách sạn sang trọng, trước hết bạn cần đáp ứng yêu cầu đầu vào bằng ngoại ngữ thành thạo, đặc biệt là tiếng Anh. Trong list những câu hỏi này, ứng viên nên tập trung và chia làm hai dạng câu hỏi: Giới thiệu bản thân và câu hỏi tình huống.
Sau đây, sẽ là những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn bằng tiếng Anh đã và đang triển khai tại các khách sạn 5 sao được thống kê bởi timviec365.vn. Các bạn theo dõi ngay để có một sự chuẩn bị kỹ càng trước phỏng vấn nhé.
Câu hỏi 1: Could you tell me something about yourself?
Đây là một câu hỏi hết sức cơ bản xuất hiện trong hầu hết các đề thi phỏng vấn trong cách khách sạn lớn hay nhỏ. Nhằm mục đích khai thác những thông tin khái quát về ứng viên. Những câu hỏi cho phép ứng viên giới thiệu về bản thân mình này không chỉ dừng lại ở công dụng lấy về những thông tin chung chung, mà nhà tuyển dụng mong muốn rằng, ngay từ trong câu trả lời cơ bản nhất, ứng viên đã bộc lộ được những đặc điểm phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng một cách ngắn gọn, cô đúc nhất.
Đừng quá tập trung vào quá nhiều nội dung để PR bản thân, chỉ chọn lọc những thông căn cốt nhất như dụng ý khi hỏi của nhà tuyển dụng. Trong một câu hỏi tiếng Anh để giới thiệu bản thân chuyên nghiệp và phục vụ công việc tốt, bạn cần một tên tiếng Anh thay vì chỉ tên tiếng Việt nhé. Bạn có thể thu về một màn “intro” hoàn hảo.

Gợi ý trả lời:
Well, my full name is Lai Trang, but you guys can call me Harie. I’ve graduated from National Economics University for 3 years. I was majoring hospitality Management. Right after leaving school, I’ve applied for a job as a receptionist in a 3 star Luxurious Hotel in Hanoi. I accept that, i’m absolutely enthusiastic, sociable and have thing for meeting people.
(Tên tôi Là Lại Trang, nhưng ông bà có thể gọi tôi là Harie cũng được. Tôi tốt nghiệp kinh tế quốc dân với chuyên ngành quản trị khách sạn được 3 năm rồi. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi đã “đầu quân” vào vị trí nhân viên lễ tân của khách sạn 3 sao ở Hà Nội. Tôi tự nhận mình là người năng động, hòa động, yêu thích gặp gỡ mọi người)
Việc làm Khách sạn - Nhà hàng tại Hồ Chí Minh
Câu hỏi 2: Why do you want to work in our hotel? (Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty của chúng tôi)

Đây lại là một câu hỏi phổ biến nữa cho những thí sinh mong muốn theo đuổi những vị trí nhân viên tại khách sạn với mục đích xem phản xạ của ứng viên như thế nào. Khi được hỏi về lý do bạn lựa chọn công ty của họ làm điểm đến, đừng quên đề cao những giá trị công ty như : Môi trường làm việc chuyên nghiệp, được học tập nhiều kinh nghiệm từ lãnh đạo tài năng và nguyện vọng được cống hiến và gắn bó lâu dài tại công ty đó nhé. Hãy để họ thấy rằng, bạn đang trân trọng thương hiệu và uy tín khách sạn của họ. Cùng tham khảo câu trả lời mẫu ngay sau đây nhé.
When I was a little girl, I’ve dreamed of being a Hotel staff, which is the best Professional place for me to work and I see, Yours it is. Moreover, you are the talent leaders and I want to work with the best. And I thinks with my Experiences, I will help you to utilize your skills,knowledge in an effective manner.
(Ngay khi còn nhỏ tôi đã mơ ước trở thành nhân viên khách sạn, đó là nơi chuyên nghiệp nhất để làm việc và tôi thấy rằng, khách sạn của các vị hợp thể hiện đúng điều này. Thêm vào đó, quý vị là những nhà lãnh đạo tài năng, tôi rất mong muốn học hỏi, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng và được nhận hướng dẫn tốt nhất)
.jpg)
Dĩ nhiên, khi bạn được hỏi cụ thể về một vị trí mà bạn đang ứng tuyển như lễ tân, đầu bếp bạn phải đưa ra lý do cụ thể, rõ ràng. Nó có thể xuất phát từ đặc thù của công việc như sự chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân. Hoặc cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn từng có nhiều kinh nghiệm trong vị trí và đây chính là cơ hội tốt để bạn phát huy nó.
Câu hỏi khác hay gặp khi bạn ứng tuyển vị trí như Lễ như What do you want to apply for Receptionist? Hãy chuẩn vốn từ vựng và cho câu hỏi này và câu tiếp theo sau đây nhé.
Câu hỏi 3: According to you, what is the most important skills for Receptionist/Chef? (Theo bạn thì kỹ năng nào là cần thiết nhất cho vị trí công việc của bạn)
Khi được hỏi câu này, nha tuyển dụng đang muốn bạn liên hệ đến tính những phẩm chất cần thiết nhất của công việc và mức độ am hiểu vị trí ứng tuyển của bạn như thế nào? Tại đây, bạn sẽ phô bày những kỹ năng tiêu biểu và cần thiết nhất cho công việc như đề cập trong bảng mô tả công việc.
Với vị trí lễ tân khách sạn, bạn có thể nhấn mạnh đến kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thấu hiểu và lắng nghe, nghiệp vụ chuyên nghiệp. Không nên trả lời quá dài dòng và tập trung vào nội dung chính nhé.
Gợi ý trả lời: It‘s pretty hard for me to tell you the im portant skills for Receptionist because, From my point of view, a professional receptionist is a superb combination of the excellent communication skills along with organisational skills and Friendly at all the time.
Câu hỏi 4: What do you see as your weakness? ( Đâu là điểm yếu của bạn)
.jpg)
Phỏng vấn là cơ hội đối mặt giữa phóng viên và và tuyển dụng. Đây cũng là cơ hội để bạn PR bản thân mình với những điểm mạnh. Vậy với một câu hỏi những điểm yếu, bạn sẽ trả lời như thế nào? Đây thực chất vừa là câu hỏi khai thác thông tin bản thân, vừa là câu hỏi thăm dò thêm kỹ năng xử lý vấn đề của bạn. Đừng lo lắng, những điểm yếu của bạn tốt hơn hết, nên trình bày những thành tố không gây ảnh hưởng đến công việc mà bản thân bạn cũng có thể nỗ lực để thay đổi nó. Bạn có thể trả lời như sau.
Gợi ý trả lời: I think, a little Experiences may be my Weakness but I do Believe that my effort for improving from others, this Job will help me control it well.
Việc làm Khách sạn - Nhà hàng tại Hà Nội
Câu hỏi 5: How do you enhance if customer have great explains of the Service of the Hotel? ( Bạn sẽ làm gì để giải quyết nếu khách hàng liên tục phàn nàn về dịch vụ trong khách sạn của bạn)
Đây đích thị là một câu hỏi tình huống mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy cách thông minh để xử lý của bạn thay vì những câu trả lời chung chung sáo rỗng. Nếu chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống này, hãy theo dõi chuyên gia của timviec365.vn giải quyết như thế nào nhé.
Gợi ý trả lời:
For some People who ‘ve had this Problem, they might have different ways to resolve. To me, Firstly, I will listen to the customer who explain about the service to know what is it, what's happen. After Then, I’ll point out the right and wrong things and show them,politely in every case. If the customer is right, I’ll convey to the guest my apology and Determine what customer is seeking as the solution.

( Tôi nghĩ là với những người gặp vấn đề này sẽ có hướng giải quyết khác nhau. Với tôi, đầu tiên, tôi sẽ lắng nghe khách hàng để nắm rõ được điều gì đang xảy ra và cụ thể đó là vấn đề gì sau đó chỉ ra điểm đúng điểm sai. Nếu khách hàng đúng, tôi sẽ xin lỗi và hỏi họ xem đâu là điều mà họ mong muốn cải thiện dịch vụ.
Câu hỏi 6: As a job is kinda boring. What would you do to encourage yourself to work well every single day? (Nếu một công việc khá nhàm chán, bạn sẽ làm gì để khuyến khích bản thân làm việc tốt mỗi ngày.
Để có thể làm việc tốt, chỉ chăm chỉ,nỗ lực chưa đủ, bạn cần thêm những động lực để cố gắng làm tốt mỗi ngày. Và đây chính là câu hỏi để nhà tuyển dụng thấy bạn là người biết sắp xếp khoa học hay không, có thể gắn bó với khách sạn hay không. Trong hỏi này, bạn sẽ nêu ra hướng giải quyết như thế nào?
Gợi ý câu trả lời:

"I have to say that “ No pressure, no diamond”. I have some ways to handle and encourage myself work well. Firstly, living a healthy lifestyles like drinking a lot of water, eating the right Foods and getting lean. Because, lifestyle have impact on the concentration. The second is that, breaking my workload up into daily targets to ensure that the next small is not faraway.
Trên đây chính là tốp 5 những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn được những nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất và những gợi ý trả lời tốt nhất cho bạn. Ngay sau đây mời bạn tham khảo một số câu hỏi tiếng Việt được hỏi trong ngành khách sạn cũng như một vài lưu ý để có một câu trả lời chất lượng nhất nhé.
Việc làm Lễ tân - PG - PB2. Một số câu hỏi phỏng vấn về khách sạn tiếng Việt dành cho ứng viên
Bên cạnh phòng phỏng vấn tiếng Anh ở nhiều khách sạn cao cấp, nhiều bạn lần đầu ứng tuyển các vị trí nhân viên trong khách sạn cần chú ý một số câu hỏi tiếng Việt sau để chuẩn bị trước câu trả lời nhé.
+ Câu hỏi 1: Bạn biết gì về khách sạn của chúng tôi? Trong câu hỏi này, bạn sẽ nêu một số thông tin nổi bật của khách sạn như năm thành lập, chất lượng dịch vụ, giá trị cốt lõi, văn hóa...đồng thời bày tỏ niềm mong muốn gắn bó, trân trọng của mình với doanh nghiệp của họ.
.jpg)
+ Câu hỏi 2: Bạn nghĩ rằng, bạn có những thế mạnh gì để ứng tuyển vị trí công việc này?
+ Câu hỏi 3: Mục tiêu sự nghiệp của bạn khi bước vào khách sạn của chúng tôi là gì?
Hãy chia nhỏ mục tiêu lớn của bạn thành hai phần, ngắn hạn và dài hạn. Hãy bắt đầu bằng việc trau dồi thêm kinh nghiệm, nghĩ xa hơn đến một vị trí mà bạn hướng và mục tiêu gắn bó lâu dài với công việc tại khách sạn của họ.
+Câu hỏi 4: Tại sao bạn có những thế mạnh nào để ứng tuyển vị trí công việc này?
Hãy kể ra những thế mạnh gắn liền với công việc và có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng công việc.
Việc làm Nhân sự3. Một số lưu ý trước khi đi phỏng vấn khách sạn
Bản thân khách sạn đã là một nghề dịch vụ, cho nên ngay trong lần đầu gặp gỡ những nhà tuyển dụng cho các vị trí trong khách sạn hãy chứng tỏ bạn là một người chuyên nghiệp nhất có thể. Vậy cần chuyên nghiệp như thế nào?
3.1. Chuẩn bị kỹ càng trước phỏng vấn

Lựa chọn những trang phục trang nhã, lịch sự và cố gắng đến sớm để ổn định tinh thần trước buổi phỏng vấn. Đầu tóc gọn gàng. Với con gái, nhiều vị trí tại khách sạn có yêu cầu thêm cả ngoại hình, cho nên bạn nên trang điểm một chút. Lưu ý trang điểm nhẹ nhàng, không lòe loẹt, tóc để gọn gàng.
3.2. Tác phong chuyên nghiệp, tự tin
Tất cả những nhà tuyển dụng không riêng gì ngành khách sạn đều mong muốn ứng viên “không sợ” họ. Họ muốn tìm kiếm những người tự tin, nhanh nhẹn. Hãy bình tĩnh, lắng nghe thật kỹ câu hỏi và trả lời với phong cách tự tin, sử dụng thêm cả ngôn ngữ hình thể nhé. Với bài phỏng vấn tiếng Anh cố gắng rõ chữ chậm để chữ không bị nuốt tạo nên sự chuyên nghiệp.
Trên đây chính tốp những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn cũng như đáp án chuẩn nhất. Mong rằng, chúng sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình ứng tuyển vị trí yêu thích. Chúc các bạn thành công nhé.
Từ khóa liên quan
Mới nhất - Tải miễn phí
Nhà tuyển dụng cần gì Dành cho ứng viên Bộ câu hỏi theo vị trí làm việc Câu hỏi phỏng vấn thường gặpTài liệu mới
Tag câu hỏi tuyển dụng