Quay lại

Cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp của giáo viên

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Luyện chữ đẹp cho trẻ lớp 1 là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên dạy khối lớp này. Lớp 1 là lứa tuổi các con mới bắt đầu làm quen với mọi thứ trong đó có chữ viết. Ở giai đoạn này, với đôi tay nhỏ bé lóng ngóng, vụng về và mọi thứ về dòng kẻ, nét chữ còn rất mới mẻ thì các con thật khó để có được một nét chữ đẹp, và còn khó hơn cho người dạy là giáo viên, là phụ huynh trong hành trình cùng con luyện viết chữ đẹp. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp là điều cần thiết.

Ngay trong bài viết này, Bích Phượng sẽ cung cấp cho bạn đọc quan tâm những nội dung liên quan về cách dạy trẻ lớp 1 luyện viết chữ đẹp. Bạn có thể yên tâm tham khảo và áp dụng cho học sinh, con em của mình để cùng giúp bé vượt qua nhiệm vụ khó khăn đầu đời này nhé.

1. Hướng dẫn trẻ lớp 1 viết đúng các nét chữ cơ bản

Đầu tiên người dạy cần đem đến cho trẻ những hình dung cơ bản nhất về dòng kẻ và ô li. Có thể lấy vở ô li hay vở tập viết ra để làm ví dụ. Nếu ở trên lớp thì giáo viên có thể sử dụng các công cụ dạy học trực quan như bảng con và bảng lớp để giúp các con dễ hình dùng về "thế giới" dòng kẻ và ô li.

Sau khi đã hoàn thành cách dạy bé học chữ cái, các bài luyện đọc cho học sinh lớp 1, những bài học đầu tiên về nhận biết các yếu tố nền tảng, chắc chắn các con đã có thể nhận diện được thế nào là dòng kẻ hay ô li, các đường kẻ rồi thì người dạy sẽ tiếp tục chuyển tải đến các con về những nét cơ bản của chữ viết. Nhiệm vụ này cần đảm bảo rằng sau khi giới thiệu, các con sẽ nắm bắt được tên gọi, cấu tạo của từng nét ấy.

Cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp

Cụ thể, giáo viên hãy chỉ cho các con biết về các nét sau đây: nét ngang, sổ, xiên trái hay xiên phải, nét móc trên – móc dưới, nét móc hai đầu, nét cong hở trái – hở phải – khép kín, nét khuyết (khuyến trên – khuyến dưới, khuyết đôi), nét thắt. Từ việc nắm được các nét này, quá trình học cấu tạo các con chữ sẽ trở nên đơn giản hơn, giúp cho những bộ não còn quá non nớt của các con cũng có thể tiếp nhận.

Tiếp đến, giáo viên, phụ huynh hướng dẫn con điểm đặt bút, điểm dừng bút dựa trên tiêu chuẩn của khung khổ ô li, đường kẻ. Để chữ các con viết ra không bị đứt gãy nét tạo sự rời rạc, đừng quên giảng giải kỹ về việc nối nét, các đưa tay nối các nét sao cho liền mạch và đúng kỹ thuật.

Sau khi đã có được những kiến thức đầu tiên cơ bản nhất về việc viết chữ thì giáo viên sẽ nâng lên một trình độ cao hơn để các con dần tiến đến với mục tiêu viết chữ đẹp đó là kỹ thuật rê bút và lia bút. Vậy cần giảng giải như thế nào để các con có thể tiếp nhận được rê bút, lia bút là như thế nào và làm cách nào? Hãy áp dụng cách truyền đạt sau đây để đảm bảo trẻ nào cũng có thể tiếp nhận.

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp

Về cách rê bút: rê bút chính là nhấc nhẹ bút nhưng vẫn đảm bảo đầu bút chạm trên bề mặt giấy viết để tạo đường nét nhưng đường nét trong khi rê bút chỉ là tạo ra những vệt/ nét mờ. Sau vệt mờ này mới có nét khác đè lên. Nói cách khác thì rê bút là cầm bút viết nét hết sức nhẹ nhàng trên bề mặt giấy.

Về cách lia bút: đây là việc dịch chuyển đầu của bút đi từ điểm dừng này tới điểm dừng khác đảm bảo đầu bút không chạm trên bề mặt giấy, tức là phải nhấc bút lên để có thể đưa bút nhanh chóng tới điểm khác.

Đây là toàn bộ những bước đầu tiên cơ bản trong cả một quy trình dạy các con lớp 1 viết chữ đẹp. Để viết nên một chữ cái hoàn thiện và đẹp, các con cần nắm được cách nối chữ, thao tác viết liền mạch. Và những kiến thức trên sẽ phục vụ hiệu quả cho mục tiêu đó.

2. Cách rèn trẻ lớp 1 viết chữ đẹp thông qua cách nhóm chữ

Dựa trên cấu tạo và đặc điểm của mối quan hệ giữa các con chữ, người dạy có thể giúp các con học lớp 1 có thể viết được chữ đẹp và đúng kỹ thuật thông qua phương pháp nhóm các con chữ lại với nhau theo những nét tương đồng. Khi nhóm các con chữ lại cùng với nhau, điều quan trọng nhất là bạn phải tìm được đâu là con chữ trọng tâm có thể làm đại diện cho nhóm, chỉ ra các nét cơ bản của con chữ đại diện từ đó thúc đẩy, tạo mối quan hệ liên tưởng tới các con chữ khác trong nhóm đó.

Cách rèn trẻ lớp 1 viết chữ đẹp 

Có thể phân chia là các nhóm như gợi ý sau đây:

* Nhóm 1 bao gồm những con chữ sau: i, m, n, p, t, u, ư, v, r. Với nhóm này, người dạy cần chú ý một số vấn đề sau gây khó khăn cho trẻ:

+ Lỗi hay mắc: Viết các nét nối chưa đúng, những nét móc hay bị đổ nghiêng, các nét hết lên dễ bị tình trạng choãi chân.

+ Hướng khắc phục: rèn kỹ quá trình viết các nét trên rồi mới cho ghép nét tạo thành chữ. Trong quá trình ghép chữ thì chú ý thao tác đặt bút và dừng bút của các con đã đúng điểm, chú ý tới cách các con tạo độ rộng cho nét chữ đã cân đối chưa.

Dạy trẻ lớp 1 kỹ năng viết chữ đẹp

* Nhóm 2 gồm các chữ b, h, k, l, y.

+ Lỗi thường mắc phải: học sinh lớp 1 dễ viết sai nhất về điểm giao của nét, các nét chữ thường viết vẹo, viết cong.

+ Khắc phục: nên cho các con viết nét sổ trước với độ cao là 5 ô li. Việc này giúp rèn tư thế cầm bút của tay thêm chắc chắn. Tiếp đến sẽ rèn viết nét khuyết cũng có độ cao như vậy và thêm độ rộng là 1 ô li. Chú ý riêng đối với chữ h, hãy chỉ cho trẻ viết từ nét khuyết trên, tại điểm dừng của nét này tại đường kẻ ngang 1 thì rê bút để tiến hành viết nét móc hai đầu với độ cao cần là 2 li và độ rộng tiêu chuẩn trong 1 li thì sẽ dừng bút tại đường kẻ ngang số 2.

Cách rèn cho trẻ lớp 1 viết chữ đẹp

* Nhóm 3 gồm những chữ o, ô , ơ, a, ă â, c, d, đ, e, ê, g, q, x, s.

+ Các lỗi hay mắc phải: trẻ lớp 1 thường viết chữ 0 quá rộng hoặc quá hẹp về chiều ngang, nét vòng chữ không tròn đều, gây ra đầu thì to, đầu thì nhỏ, kết quả chữ o thường bị méo tạo hình thù xấu.

+ Khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy hướng dẫn học sinh lớp 1 chấm làm 4 điểm khi bắt đầu viết, 4 điểm này nằm ở vị trí giữa của 4 cạnh trong hình chữ nhật, sau đó, từ điểm đặt bút đầu tiên, học sinh sẽ viết một nét cong để đi qua 4 điểm chấm đó, điểm kết thúc của chữ cũng chính là dừng lại tại điểm bắt đầu.

3. Một số lưu ý cần nắm rõ khi hướng dẫn trẻ lớp 1 học viết chữ đẹp

Bên cạnh những kỹ thuật cơ bản trên, người dạy ở trường học hay tại các trung tâm luyện chữ đẹp sẽ phải thường xuyên ghi nhớ để truyền đạt lại cho các em học sinh những điều cần nhớ trong quá trình luyện chữ bao gồm:

- Cần nhấn mạnh ở nét nối, chỗ rê bút: từ điểm đặt bút thì phải tạo đường rê bút một cách liền mạch đến điểm dừng thì mới được nhấc bút, không nhấc bút lắt nhắt trong quá trình rê.

Lưu ý khi hướng dẫn trẻ lớp 1 học viết chữ đẹp

- Những nét bút rê lên sẽ viết nhẹ tay hơn những nét bút kẽo xuống, điều đó tương ứng với nét đi lên thường thanh mảnh hơn nét đi xuống.

- Người dạy luôn áp dụng quy tắc viết chữ tiêu chuẩn để yêu cầu các con thực hiện theo đó là: cầm bút đúng cách, ngồi viết đúng tư thế, không gây áp lực cho học sinh, luyện chữ thường xuyên đều đặn hàng ngày.

Như vậy, trên đây chính là cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp vô cùng dễ áp dụng, việc này cũng sẽ trở thành nền để trẻ có thể tìm ra phương pháp học cho chính mình. Đồng thời, việc rèn luyền viết chữ đẹp cũng sẽ giúp cho bé thể hiện tốt hơn trong những bài tập văn sau này như. Cha mẹ hay giáo viên đang có nhu cầu có thể tham khảo bài viết này để có thể giúp các con có một quá trình rèn chữ nhẹ nhàng, dễ dàng nhé.

Việc làm giáo viên tiểu học

Khám phá vô vàn những cơ hội việc làm giáo viên tiểu học qua bài viết dưới đây để vừa biết cách tìm việc hiệu quả lại vừa có cơ hội chọn lựa những vị trí việc làm giáo viên tiểu học phù hợp với bản thân bạn nhé.

Giáo viên tiểu học

Khám phá vô vàn những cơ hội việc làm giáo viên tiểu học qua bài viết dưới đây để vừa biết cách tìm việc hiệu quả lại vừa có cơ hội chọn lựa những vị trí việc làm giáo viên tiểu học phù hợp với bản thân bạn nhé.

Giáo viên tiểu học

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-