Tác giả: Lại Trang
Trong bối cảnh nền dịch vụ nhà hàng bùng nổ và nhu cầu tuyển dụng các vị trí phục vụ sự phát triển một cách ồ ạt. Quản lý khách sạn trở thành một trong những vị trí hot nhất hút sự quan tâm của đông đảo những tín đồ ngành này bởi mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn lẫn cơ hội thăng tiến cao. Bạn đang ôm hoài bão đầu quân cho vị trí này nhưng chưa hiểu rõ mô tả công việc quản lý khách sạn như thế nào? Gồm những quyền lợi cụ thể ra sao và yêu cầu ứng tuyển gồm những gì? Theo dõi ngay bài viết sau nhé, timviec365.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ nhất.
Nắm vai trò là một trong những vị trí cao cấp nhất trong khách sạn, quản lý khách sạn, họ là ai? Chắc chắn đấy không phải là là câu hỏi quá khó để trả lời nếu như bạn là dân ngành khách sạn là nhà hàng. Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc điều hành, quản lý toàn bộ nhân viên trong các phòng ban khách sạn dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc chính là nhiệm vụ tối cao của một quản lý khách sạn.
Dù nằm trong tốp những nghề có yêu cầu tuyển dụng gắt gao nhất trong nền dịch vụ khách sạn bởi bản mô tả công việc phức tạp, khó khăn...nhưng cuộc đua đến vị trí chưa bao giờ giảm sốt đối với các ứng viên tài năng.
Lý do xuất phát quan trọng nhất chính mức thu nhập hấp dẫn, chế độ thăng tiến cao. Trước khi đưa các bạn khám phá đầy đủ về những quyền lợi và những yêu cầu ứng tuyển của vị trí này, Lại Trang muốn tất cả các bạn theo dõi bản mô tả công việc quản lý khách sạn đầy đủ dưới đây để giúp bạn hình dung rõ nét nhất về nhiệm vụ cụ thể của mình sau khi dành hết tâm sức ứng tuyển.
Xem thêm: Có phải bạn đang muốn biết lương quản lý nhà hàng khách sạn là bao nhiêu?
Nếu thật sự trót dành tình yêu cho ngành khách sạn và khát khao cháy bỏng trở thành quản lý khách sạn trong tương lai, chắc chắn ít nhất một lần bạn tiếp xúc với bản mô tả công việc quản lý khách sạn trên những tin tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp dịch vụ.
Tất cả chúng đều được trình bày ngắn gọn, sơ lược bằng những gạch đầu dòng để đáp ứng được cấu trúc của một bài tin, song nó dường như chưa đủ chi tiết dễ hiệu để những người mới bắt đầu làm quen với nghề khách sạn nói riêng và vị ts này hiểu thật rõ nhiệm vụ của mình cụ thể là gì. Đó cũng là lý do mà ngay sau đây, timviec365.vn sẽ cung cấp trọn bộ mô tả công việc khách sạn nhưng ở khía cạnh chi tiết và dễ hiểu nhất. Hãy đọc thật kỹ những nội dung ngay sau đây để nắm thật rõ vai trò của quản trị khách sạn nhé.
Quản lý khách sạn không phải trực tiếp ra “chính chiến” thị trường để tìm về những hợp đồng cho khách sạn, họ cũng không phải là người xuống bếp để tạo ra những món ăn ngon lại càng không phải là người cầm ngân quỹ khách sạn. Những họ là đại diện tối cao của khách sạn đảm nhiệm điều hành toàn bộ những bộ phận hoạt động có hiệu quả và chịu trách nhiệm chính trước ban giám đốc về nguồn thu, lợi nhuận của khách sạn trong từng thời điểm nhất định thông qua những kế hoạch.
Quản lý khách sạn là người trực tiếp thảo ra những bản kế hoạch để điều hành các phòng ban phù hợp với tình hình chung của khách sạn như kế hoạch phát triển thị trường, kế hoạch tuyển dụng nhân sự, kế hoạch quảng cáo, nâng cao hình ảnh thương hiệu của khách sạn và điều hành, giám sát các phòng ban thực hiện kế hoạch đó đạt những mục tiêu đề ra.
Dĩ nhiên, để có thể lập ra những kế hoạch lược hiệu quả nhất đòi hỏi ở người quản lý phải thường xuyên theo dõi nhịp đập của thị trường, nhu cầu của người sử dụng dịch vụ trong từng thời điểm và trao đổi, thống nhất các trưởng phòng về tình hình hoạt động của phòng để có những điều chỉnh hợp lý.
Yêu cầu đầu tiên cho nhiệm vụ quan trọng bậc nhất này chính là đảm bảo sự vận hành tốt ở mọi thời điểm. Đây cũng là nhiệm vụ tốn nhiều công sức nhất bên cạnh việc lập kế hoạch và đối lập hoàn toàn với suy nghĩ cho rằng, ở vị trí quản lý chỉ ngồi mát, ăn bát vàng. Thực tế, để điều phối hoạt động của hàng chục phòng bạn trong khách sạn, đó không phải chỉ dừng lại ở cai quản từ xa thông qua các trưởng phòng hay quản lý nhóm.
Họ là bộ phận trực tiếp đi thị sát chất lượng của các phòng VIP, vệ sinh các lối đi ở khách sạn xem đã sạch sẽ chưa, chất lượng phục vụ của nhân viên bộ phận bếp đã đạt yêu cầu chưa...đột xuất hoặc có kế hoạch được phân công từ ban giám đốc.
Trong những trường hợp, dịch vụ chưa đạt yêu cầu, quản lý sẽ là người đưa đánh giá và điều chỉnh về thái độ phục vụ của nhân viên...để đảm bảo được sự chuyên nghiệp trong khách sạn. Bên cạnh giám sát trực tiếp nguồn nhân lực, Quản lý khách sạn còn thay mặt ban giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị của khách sạn. Họ là người bố trí lực lượng kiểm tra sự hoạt của hệ thống đèn báo, điện nước, sưởi...để có kế hoạch bảo trì, thay mới cho kịp thời để đảm bảo sự vận hành xuyên suốt của thiết bị.
Một trong những thành tố quan trọng cấu thành nên giá trị cốt lõi cũng như chất lượng dịch vụ tốt trong khách sạn, đó là sự đồng bộ hóa, được thể hiện qua quy trình hoạt động tiêu chuẩn của mỗi khách sạn riêng biệt.
Đó có thể các bước để phục vụ khách hàng, cách thức chào hỏi, đến phục vụ, các tiêu chuẩn, quy trình sáng tạo món ăn đến kiểm tra chất lượng thành phẩm hay nội quy của khách sạn...Tất cả chúng đều được xây dựng bởi một tay quản lý khách sạn.
Bên cạnh đó, họ cũng là người thông qua các đề xuất quy trình quản lý trong từng ban, phòng của trường phòng và bổ sung cho đầy đủ để đáp ứng được tôn chỉ hoạt động của khách sạn. Cụ thể như, quản lý khách sạn tiếp nhận bản mô tả công việc cho từng vị trí tuyển dụng trong khách sạn từ bộ phận nhân sự và điều chỉnh nếu không thấy hợp lý và tổ chức kế kế hoạch chiêu mộ cũng như đào tạo nghiệp vụ cho ứng viên theo quy trình chuẩn nhất.
Mặc dù là quy trình chuẩn của khách sạn, nhưng không đồng nghĩa với sự bền vững. Những quy trình sẽ tiếp tục được quản lý khách sạn điều chỉnh cho phù hợp dựa trên tình hình phát triển thực tế của khách sạn đó trong một thời điểm nhất định.
Là vị trí nhận được sự ưu ái của ban giám đốc, thế nhưng điều đó đồng nghĩa với những trách nhiệm lớn thậm chí có thể gọi là phiền toái, áp lực cao. Ngoài việc cân nhắc xây dựng các kế hoạch để gia tăng lợi nhuận khách sạn còn phải đảm nhiệm công việc giải quyết toàn bộ các sự cố phát sinh trong khách sạn giữa nhân viên, dịch vụ và khách hàng. Nhiệm vụ này được đặt ra khi, khách hàng có động thái chê trách, phàn nàn về thái độ cũng như chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Họ chịu trách nhiệm đứng ra xin lỗi khách hàng và giải quyết tận gốc các mâu thuẫn để đảm bảo uy tín cho khách sạn. Một số tình huống liên quan đến trang thiết bị hay sự cố khác nghiệm trọng hơn như cháy nổ hay bị ngộ độc, quản lý khách sạn phải cấp tốc có mặt để phối hợp với các bộ phận liên quan xử lý ngay.
Ngoài quản lý gián tiếp về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực khách sạn thông qua các trưởng bộ phận, quản lý khách sạn còn trực tiếp tiếp lập bảng kế hoạch tuyển dụng nhân sự phục vụ mục đích mở rộng hay tối ưu hóa lực lượng nhân sự rồi trình lên cấp trên. Họ đồng thời tham gia vào những buổi phỏng vấn nhân sự với vai trò là người chủ quản cho công cuộc lựa chọn nhân sự cho các vị trí quan trọng của khách sạn.
Sau khi phỏng vấn xong, họ là người phối hợp bộ phận đào tạo triển khai quy trình đào tạo nhân viên mới quy trình được xây dựng sẵn đồng thời tham gia đánh giá, đề xuất khen thưởng cho nhân viên nếu có thành tích.
Với vị trí là “gương mặt thương hiệu” của khách sạn, quản lý là đại diện thay mặt ban giám đốc phát biểu, gặp gỡ, triển khai các chương trình thúc đẩy chất lượng thương hiệu đi lên như gặp gỡ báo chí, truyền thông, xây dựng các mối quan hệ tốt với các bên truyền thông và khách hàng. Ngoài ra, họ cũng tham gia tham vấn cho chương trình tiếp thị quảng cáo hay đề xuất những ý tưởng gia tăng doanh thu với cấp trên hay thực hiện các công việc khác ngay khi cấp trên giao phó.
Trên đây chính là mô tả công việc quản lý khách sạn đầy đủ nhất. Đó thực sự không phải là một lựa chọn công việc dễ dàng mà đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhân tố từ trình độ, sự ứng dụng các kỹ năng quản lý một cách thuần thục. Vậy bạn có đang tò mò về yêu cầu tuyển dụng của vị trí quản lý khách sạn hiện nay như thế nào? Nếu có, hãy tiếp tục khám phá đầy đủ ngay sau đây.
Quản lý khách sạn là một vị trí cấp cao, do vậy với những ai xác định theo đuổi ước mơ chinh phục vị trí này, phải định hướng rằng, đây là con đường cần sự nỗ lực lâu dài. Cửa đầu tiên, để bước chân vào khách sạn và là bước đệm cho vị trí quản lý khách sạn, bạn cần đáp ứng được trình kinh nghiệm tốt từ 3 - 5 năm cũng như kỹ năng quan trọng.
Vị trí quản lý quản lý khách sạn tại những đơn vị không xếp sao, cấp bậc quản lý không yêu cầu cao về trình độ học vấn, song phải đáp ứng về số năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề và chứng chỉ quản lý được cấp bởi các chương trình bồi dưỡng và đào tạo quản lý khách sạn từ các trung tâm uy tín.
Đối với các khách sạn 4 -5 sao, vị trí quản lý bắt buộc phải có bằng đại học và ưu tiên với những ai có chứng nhận quản lý khách sạn từ các trường quốc tế, chuyên về dịch vụ. Ngoài ra ở vị trí quản lý khách sạn, để có thể đảm nhiệm tròn vai và gắn bó lâu dài, bạn bắt buộc phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất, kỹ năng mềm sau:
+ Khả năng quản lý, xây dựng những kế hoạch, chiến lược tốt
+ Kỹ năng lắng nghe, giao tiếp tốt
+ Khả năng làm việc dưới áp lực cao
+ Kỹ năng đàm phán, thương lượng
Ngoài ra, quản lý bắt buộc phải thành thạo tin học văn phòng cũng như năng lực ngoại ngữ tốt để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Việc làm nhân viên khách sạn 5 sao
Với khối lượng công việc lớn, áp lực cao và những yêu cầu đặc thù, vị trí quản lý chịu trách nhiệm cho toàn bộ cho sự phát triển của khách sạn đích thị là vị trí mơ ước của nhiều người bởi những quyền lợi hấp dẫn nhất. Khi dịch vụ nhà hàng khách sạn trở thành ngành hốt bạc, mức thu nhập của vị trí này là một trong những điều kiện có sức hút nhất.
Theo thống kê của timviec365.vn, vị trí quản lý khách sạn đang là vị trí hot được tuyển dụng bởi rất nhiều khách sạn mới mức lương dao động từ 8 - 18 triệu đồng. Ở vị trí này, ngoài cơ mức lương tốt và cơ hội thăng tiến cao, như nhiều nhân viên khác, bạn sẽ được khách sạn hỗ trợ đầy đủ về các chính sách về bảo hiểm Y tế, xã hội cũng như chế độ nghỉ dưỡng theo quy định của công ty và chế độ thưởng trong các dịp lễ tết hấp dẫn.
Hi vọng rằng, những thông tin trên đây xoay quanh mô tả công việc quản lý khách sạn đầy đủ nhất của timviec365.vn sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn - đặc biệt là những ai đã và đang có hoài bão theo đuổi vị trí này trong tương lai. Chúc bạn chuẩn bị đầy đủ hành trang và sớm săn lùng cho mình vị trí quản lý khách sạn như ý nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục