Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Với những nhân viên kế toán hiện nay, đặc biệt là những nhân viên kế toán mới ra trường, bên cạnh trình độ và kỹ năng tích lũy được, các kế toán viên cần phải nắm vững các nghiệp vụ kế toán. Khi nắm vững các nghiệp vụ kế toán cơ bản, các kế toán viên sẽ làm việc nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hạch toán khi cần thiết. Cùng tìm hiểu các thông tin về nghiệp vụ kế toán qua bài viết dưới đây nhé!
Nghiệp vụ kế toán thuế là công việc của người kế toán viên cần thực hiện mỗi ngày, gồm những hoạt động như sau: thu/chi tiền bán hàng hóa, nghiệp vụ kế toán thuế, bút toán báo cáo tài chính, nhập/xuất quỹ tiền mặt… Các nghiệp vụ nào cũng vô cùng quan trọng và cần thiết, vì vậy bắt buộc người kế toán nào cũng cần nắm chắc các nghiệp vụ.
Đây là công việc cần làm và quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp, cần phải thực hiện đủ và đúng. Nghiệp vụ kế toán thuế đóng vai trò là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của một doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới đây là những công việc cần thực hiện của một kế toán viên khi tiến hành thực hiện các nghiệp vụ kế toán thuế.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán thuế mỗi ngày, kế toán viên cần phải thu thập và tiến hành xử lý các hóa đơn, chứng từ của kế toán, sau đó tiến hành lưu trữ; kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của các chứng từ hóa đơn này; cất giữ hóa đơn cẩn thận, đảm bảo hóa đơn không bị rách, hỏng hóc và giữ hóa đơn, chứng từ thật cẩn thận để cơ quan thuế chấp nhận.
Mỗi tháng, khi nghiệp vụ kế toán thuế, kế toán viên cần thực hiện những công việc như: Hàng tháng cần lập khai các loại thuế TNCN và GTGT; theo dõi, sau đó báo cáo về tính hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo từng tháng. Trong quá trình lập tờ khai thuế, nếu phát sinh số thuế phải nộp thì đến hạn nộp tiền thuế thì đó cũng là hạn nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
Khi kết thúc hàng quý, kế toán viên cần thực hiện những công việc như sau: lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN của doanh nghiệp đó mỗi quý; tiến hành lập báo cáo theo từng quý về tình hình sử dụng hóa đơn; lập tờ khai thuế GTGT< TNCN theo từng quý.
Vào đầu năm, kế toán viên về thuế cần lập các bảng kê khai nộp thuế môn bài chi tiết, thời gian nộp bảng này vào ngày 31/01. Sau đó, kế toán nộp tờ khai thuế GTGT và TNCN vào tháng 12 hoặc quý 4.
Tiếp theo, nộp tờ khai thuế thu nhập của công ty, doanh nghiệp đã tạm tính trong quý 4, tiến hành kiểm tra và báo cáo tình hình sử dụng các hóa đơn quý 4 trong công ty, doanh nghiệp và thời hạn để nộp là 31/01.
Vào thời gian cuối năm, kế toán thuế cần lập báo cáo quyết toán thuế TNCN và TNDN theo năm, thực hiện lập báo cáo tài chính theo năm.
Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho quá trình kinh doanh thương mại, dịch vụ thì thực hiện hạch toán nghiệp vụ như sau:
- Nợ TK 642, 641, 211, 156, 155, 153, 152: Giá này chưa có thuế GTGT.
- Nợ TK 1331: Hạch toán thuế GTGT mua vào.
- Có TK 331, 112, 111: Tổng số tiền thanh toán hàng hóa, nguyên vật liệu theo đơn.
Nếu các hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào sử dụng ngay mà không cần nhập kho thì tiến hành hạch toán như sau:
- Nợ TK 642, 641, 623, 621: Giá mua hàng chưa tính thuế GTGT.
- Nợ TK 1331: Các thuế GTGT đã được khấu trừ.
- Có TK 331, 112, 113: Tổng giá trị của hàng hóa mua vào theo đơn.
Trường hợp thanh toán công nợ cho nhà cung cấp, kế toán viên tiến hành như sau: Nợ TK 331: Là số tiền đã trả trước cho nhà cung cấp; Có TK 112, 111.
Khi bán hàng, kế toán viên cần tính toán như sau:
- Đối với giá vốn hàng bán: Sử dụng Nợ TK 632 khi tính giá vốn hàng bán và Có TK 156.
- Doanh thu bán hàng: Nợ TK 131, 112, 111: Tính tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn hàng hóa; Có TK 3331: Thuế GTGT đã bán ra; Có TK 511: Tính doanh thu cho doanh nghiệp chưa bao gồm thuế GTGT.
- Trong quá trình khách hàng trả trước tiền hàng hoặc thu công nợ kỳ trước cho khách hàng: Có TK 131; Nợ TK 112,111: nếu khách hàng trả tiền hàng trước.
Nghiệp vụ công cụ – dụng cụ (CCDC), kế toán viên cần thực hiện hạch toán như sau:
- Trong quá trình mua hàng nhập kho CCDC: Nợ TK 153; Nợ TK 1331; Có TK 331, 112, 111.
- Trong hạch toán quá trình xuất dùng CCDC:
+ Trường hợp 1: Tiến hành thực hiện phân bổ hạch toán trong 1 lần toàn bộ những giá trị CCDC: Nợ TK 154: Sử dụng cho bộ phận sản xuất; Nợ TK 641: Sử dụng cho bộ phận bán hàng; Nợ TK 642: Sử dụng cho bộ phận quản lý trong doanh nghiệp; Có TK 153: Giá trị CCDC đã phân bổ.
+ Trường hợp 2: Nếu thực hiện phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC, kế toán viên hạch toán như sau: Khi xuất CCDC: Nợ TK 242; Có TK 153.
Nếu phân bổ CCDC trên 2 lần trở lên: Nợ TK 641: Sử dụng cho bộ phận bán hàng; Nợ TK 154: Sử dụng cho bộ phận sản xuất; Nợ TK 642: Sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp; Có TK 242.
Khi kế toán viên hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định (TSCĐ) cần thực hiện như sau:
- Khi thực hiện mua TSCĐ: Nợ TK 211; Nợ TK 133; Có TK 331, 112, 111.
- Định kỳ TSCĐ khấu hao: Nợ TK 642, 641, 154; Có TK 214.
- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
+ Xóa sổ: Nếu TSCĐ đã xóa sổ, sử dụng Nợ TK 214 để tính tổng khấu hao tại thời điểm nhượng bán, thanh lý; Có TK 211: Tính nguyên giá tài sản; Nợ TK 811: Các giá trị còn lại.
+ Doanh thu bán: Với doanh thu bán, thực hiện hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 1311; Có TK 3331: Tính thuế GTGT bán ra của tài sản; Có TK 711: Giá bán TSCĐ.
+ Trong trường hợp sửa chữa, tân trang trước khi thanh lý: Nợ TK 811: Với chi phí thanh lý; Nợ TK 1331: Tính thuế GTGT; Có TK 331, 112, 111.
- Trường hợp hạch toán chi phí lương: Có TK 334; Nợ TK 642, 641, 154.
- Nếu doanh nghiệp chịu chi phí bảo hiểm: Nợ TK 642, 641, 154; Có TK 3384; Có TK 3383; Có TK 3382; Có TK 3386.
- Với những thuế TNCN và bảo hiểm đã trừ vào tiền lương của người lao động: Nợ TK 334; Có TK 3383, Có TK 3386; Có TK 3384.
- Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp như sau:
Nợ TK 334: Khoản lương thực lĩnh = tổng số lương của bên Có TK 334 - Những khoản giảm trừ vào lương, tổng bên Nợ TK 334; Có TK 112, 111.
- Nộp các khoản bảo hiểm: Nợ TK 3383; Nợ TK 3386; Nợ TK 3384; Có TK 111, 112.
- Bên mua:
+ Khi mua hàng: Nợ TK 133; Nợ TK 156, 153, 152; Có TK 331, 112, 111.
+ Với chiết khấu được hưởng: Có TK 515, 711; Nợ TK 1388, 331, 112, 111.
- Bên bán:
+ Với giá vốn hàng bán: Nợ TK 632; Có TK 156, 155, 154, 153, 152.
+ Doanh thu: Có TK 511; Có TK 3331; Nợ TK 131, 112, 111.
+ Hạch toán phần chiết khấu do khách hàng hưởng: Nợ TK 635; Có TK 3388, 131, 112, 111.
- Bên mua:
+ Khi mua hàng: Nợ TK 133; Nợ TK 156, 153, 152; Có TK 331, 112, 111.
+ Với chiết khấu được hưởng: Có TK 133; Nợ TK 1388, 331, 112, 111; Có TK 156, 153, 152.
- Bên bán:
+ Với giá vốn hàng ra: Nợ TK 632; Có TK 156, 155, 154, 152.
+ Doanh thu: Có TK 511; Nợ TK 131, 112, 111; Có TK 3331.
+ Với chiết khấu dành cho khách hàng hưởng: Nợ TK 3331; Có TK 3388, 131, 112, 111; Nợ TK 5213, 5211.
- Bên mua:
+ Khi mua hàng hóa: Nợ TK 156, 153, 152; Nợ TK 133; Có TK 331, 112, 111.
+ Khi trả lại hàng: Có TK 1331; Nợ TK 1388, 331, 112, 111; Có TK 156, 153, 152.
- Bên bán:
+ Giá vốn của hàng bán: Nợ TK 632; Có TK 156, 155, 154, 153, 152.
+ Doanh thu: Nợ TK 131, 112, 111; Có TK 511; Có TK 3331.
+ Hàng bị trả lại: Nợ TK 5212; Nợ TK 3331; Có TK 3388, 131, 112, 111.
+ Nhập lại kho với số hàng hóa bị trả lại: Nợ TK 156; Có TK 632.
- Khi xuất kho hàng gửi đại lý: Nợ TK 157; Có TK 156, 155.
- Giá vốn của hàng hóa gửi bán tại đại lý: Nợ TK 632; Có TK 157.
- Doanh thu: Có TK 511; Nợ TK 131, 112, 111; Có TK 3331.
- Hoa hồng cho đại lý: Nợ TK 641; Có TK 3388, 131, 112, 111.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong các thông tin về nghiệp vụ kế toán và các phương pháp hạch toán nghiệp vụ kế toán. Để quản lý tài chính trong doanh nghiệp đơn giản hơn, các kế toán viên có thể sử dụng phần mềm quản lý kế toán tài chính hay phần mềm quản lý tài chính kế toán 365. Phần mềm hoàn toàn miễn phí giúp kế toán viên quản lý thu chi, hạch toán kế toán và chứng từ cho doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì
Bạn đã biết nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì chưa? Click bài viết dưới đây để biết được các thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục