Tác giả: Lại Trang
Trung bình một tuần, một người chúng ta sẽ có khoảng 40 giờ để gắn bó với công việc chính. Tùy vào năng lực sắp xếp, số thời gian dư còn lại sẽ tùy mỗi người xử lý. Nhiều cá nhân sẽ dành cho thư giãn. Trong khi đó, những người khác lại dành cho việc tăng thêm thu nhập, chắt lọc thêm kinh nghiệm qua những công việc làm thêm ngoài giờ. Dù đó là việc của cá nhân, nhưng trên thực tế, chẳng anh/chị sếp nào lại cảm thấy vui vẻ, hồ hởi khi chứng kiến nhân viên của mình ráo riết, hì hục đi tìm một công việc làm thêm chen ngang công việc chính. Vậy vì sao sếp không vui khi nhân viên đi làm thêm và cách xử trí như thế nào cho hợp tình hợp lý khi bị phát hiện có công việc khác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ càng hơn trong bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé.
Có một công việc ổn định trong tay, mang lại thu nhập như mong muốn, đồng nghiệp thân thiện chưa hẳn đã đủ để níu chân bạn có thể ở lại và gắn bó với công việc đó một cách lâu dài. Có bước chân vào sự nghiệp rồi, bạn mới thấu hiểu rằng, có muôn vàn lý do để bạn chuyển sang một định hướng khác. Đó có thể là nhảy việc hoặc kiếm một công việc khác làm thêm. Chỉ riêng với khía cạnh làm thêm thôi, cũng có trăm nghìn lý do khác mà mỗi người tìm đến. Chiếm đến 80% căn nguyên là tăng thêm thu nhập bản thân trong thời gian rảnh rỗi bên cạnh công việc chính, việc làm thêm giúp các nhân viên có cơ hội để trau dồi thêm kinh nghiệm cho định hướng công việc trong tương lai.
Không phải công việc chính mà là công việc làm thêm mang lại niềm vui khác, giúp bạn xả được căng thẳng, mệt mỏi sau giờ làm.
Thực trạng tìm thêm không hiếm và xuất hiện chủ yếu đối với những vị trí công chức nhà nước, thu nhập tương đối thấp hay đối tượng là dân văn phòng có tính chất công việc ổn định, lặp đi lặp lại, có nhiều thời gian rảnh. Có lẽ rằng, mới chân ướt, chân ráo bước vào doanh nghiệp, bạn sẽ cảm thấy môi trường làm việc ngột ngạt, khó chịu mỗi lần bị nhắc nhở hoặc réo tên vì làm thêm một công việc khác. Nghiêm trọng hơn, nhiều công ty còn ghi rõ nghiêm cấm nhân viên làm thêm trong hợp đồng lao động hoặc kỷ luật thậm chí là đuổi việc nếu có nhân viên có ý định làm ngoài giờ. Đặc biệt là với những vị trí cốt cán trong doanh nghiệp hoặc những cá nhân đã được nhằm bổ nhiệm lên vị trí lãnh đạo.
Thế nhưng chỉ khi nào ngồi lên vị trí vị trí của sếp, bạn mới có thể hiểu và thông cảm rằng, họ cũng có nhiều lý do để không vui và không muốn khi nhân viên của mình đi làm thêm giờ.
Thứ nhất, việc làm thêm dù mang lại ý nghĩa to lớn với bản thân nhân viên đi nữa, ở vị trí người đứng đầu, nó không mang lại hiệu quả.
Thậm chí, đó là một mối lo. Bởi lẽ, công việc làm thêm có thể là nguyên nhân làm nhân viên dưới quyền của họ không thể tập trung vào công việc chính, thậm chí phớt lờ những nhiệm vụ hoặc không tận tâm, làm hết sức mình. Cổ nhân có câu “một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”. Đồng ý rằng, bạn có thể sắp xếp công việc một cách thật tốt, đúng giờ nghỉ thì về. Việc này là đúng quy định, trách nhiệm. Thế nhưng, các sếp không dừng lại ở mong muốn đó. Ai cũng muốn nhân viên của mình cống hiến và hết mình với công việc, đó là chưa kể đặc thù của nhiều công việc cần đến nhiều hơn thời gian để ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm, sáng tạo nhiều hơn. Với những đặc thù công việc như vậy, nhiều sếp còn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền thưởng để khuyến khích nhân viên ở lại thêm giờ để dễ dàng kiểm soát về chất lượng công việc lẫn thái độ và ý thức của nhân viên.
Thêm nữa, không phải ai cũng đủ năng lực để tập trung năng lượng 100% vào công việc chính khi còn vướng bận thêm công việc làm thêm ngoài giờ. Nếu bạn không thể kiểm soát thời gian thật tốt, vô tình, công việc làm thêm sẽ là viên đá cản đường bạn hoàn thành những công việc tốt một cách xuất sắc. Không ít nhân viên vì quá mệt mỏi vì một lần ôm quá nhiều công việc mà xin nghỉ phép triền miên, không đủ tinh thần, thể chất để làm những công việc thực.
Nghiêm trọng hơn, là những người đi trước, sếp của bạn quá hiểu rằng, tâm lý mơ hồ trong lựa chọn công việc nào thực sự để theo đuổi kết hợp với những áp lực công việc, sự nhàm chán của công việc hiện tại hoặc bất kỳ một lý do phát sinh tại địa điểm làm việc có thể là nguyên nhân “đẩy thuyền” cho nhân viên dưới quyền đưa ra quyết định tiến đến với công làm thêm mà bỏ qua công việc chính. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển của công ty.
Về cơ bản, với những nguyên nhân này, các sếp thường không mặn mà với việc nhân viên làm thêm, thậm chí đưa ra một giải pháp cứng rắn để xác nhận rằng, làm việc ngoài giờ tại một địa điểm khác là không phù hợp với văn hóa công ty. Trên thực tế, là họ đang lo lắng và “rào trước đón sau” cho tình huống, vì mải mê làm thêm mà nhân viên bỏ qua được tầm quan trọng và mức độ hoàn thành công việc chính. Việc làm thêm cũng làm cho công ty khó lòng kiểm soát được lòng trung thành, gắn bó của họ đối với đơn vị đang làm việc.
Dành cho bạn: Nên tìm việc làm trái ngành hay tìm việc đúng chuyên môn?
Sếp không vui là thực tế không thể chối cãi. Tuy nhiên, đó chỉ là phương diện cảm xúc. Đối với những doanh nghiệp không có những quy định đè nặng về vấn đề nghiêm cấm làm thêm, thậm chí còn hỗ trợ hệ thống làm việc cho nhân viên có thời gian làm việc thoải mái hơn, trong khi bạn vẫn mong muốn tìm được một lựa chọn công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập, một số gạch đầu dòng sau đây sẽ giúp bạn.
Trước khi xác định làm thêm, điều bạn cần chú ý tới không phải là cảm xúc của sếp, mà bản thân bạn cần phải xác định được rằng, mình liệu có đủ thời gian và sức khỏe, sự tập trung để một lúc song song đảm đương cả hai công việc hay không. Sự chắc chắn “OK” của bạn được đo bằng mức độ hoàn thành những nhiệm vụ được giao của công việc chính. Nói cách khác trong mọi trường hợp đều phải ưu tiên công việc chính của bạn.
Hãy dành hết tâm và lực để cống hiến cho công việc hiện tại và hoàn thành nó một cách nghiêm túc tươm tất trong suốt cả 8 tiếng có mặt tại văn phòng và bàn giao cho sếp đúng deadline.
Cùng với chất lượng công việc thì tác phong, thái độ làm việc của bạn vẫn phải đảm bảo chuẩn chỉnh, nề nếp như từng được đào tạo, thậm chí là phải tốt hơn trước để ngầm khẳng định với sếp rằng, bạn là người đa di năng và việc tìm một công việc làm thêm chỉ là lựa chọn phụ để gia tăng thêm thu nhập mà không làm ảnh hưởng gì đến công việc chính.
Việc chạy song song giữa hai hay nhiều công việc không phải là một điều dễ dàng. Đặc biệt là với những công việc có kế hoạch thay đổi liên tục hay mang tính chất áp lực cao.
Không hẳn là chiều theo cảm xúc của sếp, mà vì lòng tự trọng của bạn thân mình, bản thân bản phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn, gấp đôi, thậm chỉ gấp nhiều lần…
Xây dựng một tinh thần thép và năng lực, tác phong sắp xếp khoa học và có kế hoạch trước chính là kim chỉ nam giúp bạn vừa có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ của công việc chính như đúng mong muốn của sếp lại vừa kiêm nhiệm thêm một công việc ngoài giờ khác.
Có thể sếp sẽ vì “nể tình” và nhìn vào thái độ bạn làm việc tích cực của bạn lẫn thành quả công việc hiện tại mà hài lòng với kết quả trong công việc của bạn tuy nhiên anh/chị ấy cũng chẳng thể chấp nhận được một nhân viên vì đảm đương quá nhiều nhiệm vụ mà thường xuyên nghỉ việc hay đến công ty với một diện mạo đầu xù tóc rối. Đặc biệt, tác phong và sức khỏe sẽ tác động đến chất lượng lâu dài công việc chính của bạn.
Một khi não làm việc nhiều quá và không có thời gian để nghỉ ngơi, bạn sẽ không còn ý tưởng và sức khỏe, nhiệt huyết để tập trung cho công việc chính. Do vậy, dù làm thêm nhưng vẫn phải đảm bảo được sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lý nhé. Có như vậy sếp mới có thể tin tưởng rằng, bạn đủ những tiêu chí để đáp ứng công việc của công ty.
Xem thêm: Môi trường làm việc của Google
Trên thực tế, vẫn có sự khác biệt tương đối lớn về lương và thưởng giữa những người chỉ làm duy nhất một công việc tại công ty và những người làm thêm. Rõ ràng vì giới hạn thời gian mà so với những người chỉ làm độc một công việc, những người có thêm cả việc bên ngoài chỉ đáp ứng vừa đủ chỉ tiêu hoặc không sẵn sàng để làm ngoài giờ hay những nhiệm vụ đột xuất mà sếp giao phó.
Hoặc nếu như đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ công việc nhưng vẫn chưa thể đạt được một mức lương đáp ứng được cuộc sống, bạn có thể thẳng thắn trao đổi điều này với sếp. Nếu họ thực sự có thể cân nhắc và tăng lương, điều này có thể tốt hơn cho bạn để bạn toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc chính. Còn không thể tăng lương và không thể thông cảm với lý do làm thêm của bản thân mình, bạn có thể cân đối để chuyển sang bến đỗ phù hợp hơn nhé.
Trên đây chính là toàn bộ những lời khuyên của timviec365.vn giúp bạn có thể vượt quá được thực trạng sếp không vui khi nhân viên đi làm thêm. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình săn tìm được một công việc thực sự phù hợp với mình nhé.
Từ chối việc làm sao để không bị sếp ghét
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những thông tin khác về cẩm nang làm việc hiệu quả và trả lời cho mình câu hỏi, từ chối việc làm sao để không bị sếp ghét qua bài viết sau nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục