Tác giả: Nguyễn Hằng
Tình hình kinh tế hiện nay khá khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phải gồng mình lên đế chống đỡ. Nếu không có những chiến lược kinh doanh tốt thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ từ bỏ sân chơi. Vậy SWOT là gì? SWOT được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh nào và doanh nghiệp làm gì để sử dụng hiệu quả mô hình SWOT. Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết sau đây. Hãy cùng timviec365.vn đi tìm câu trả lời cho những ý trên.
SWOT là gì? SWOT là tập hợp các chữ cái đầu của các từ tiếng anh: Strengths - Thế mạnh, Weaknesses - Điểm yếu, Opportunities - Cơ hội, Threats - Thách thức.
Đây là mô hình khá nổi tiếng trong các doanh nghiệp, việc sử dụng tốt mô hình này mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải hiểu được yếu tố nội bộ của doanh nghiệp mình đó chính là thế mạnh và điểm yếu. Còn cơ hội và rủi ro được xem là yếu tố bên ngoài. Việc hiểu được yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng. Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình SWOT, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Để có được những chiến lược kinh doanh xuất sắc thì các doanh nghiệp phải thực hiện việc phân tích SWOT. Vậy phân tích SWOT trong doanh nghiệp là gì?
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản của việc phân tích SWOT đó chính là phân tích 4 yếu tố. Đó chính là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Việc phân tích SWOT chuẩn xác sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu và chiến lượng, định hướng kinh doanh cho công ty được đi đúng hướng. Vậy nên bước phần tích SWOT là rất quan trọng.
Chúng ta có thể phân tích SWOT ngắn gọn trong kinh doanh như sau.
Điểm yếu: Với mô hình phân tích SWOT sẽ đưa ra những điểm yếu của doanh nghiệp của mình. Những điểm mà doanh nghiệp của mình thua đối thủ sẽ được liệt kê và note ở ô điểm yếu.
Thế mạnh: Với ô này doanh nghiệp có thể đưa ra những thế mạnh của mình. Những thế mạnh mà doanh nghiệp bạn có mà đối thủ không có.
Cơ hội: Với ô cơ hội doanh nghiệp cần phân tích những yếu tố về môi trường, những cơ hội lợi thế giành được
Thách thức: Chính là yếu tố bên ngoài, những yếu tố này có thể là môi trường tác động đến.
Việc xây dựng mô hình SWOT được diễn ra phổ biến ở nhiều lĩnh vực tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất phải kể đến đó chính là việc các doanh nghiệp sử dụng mô hình SWOT để làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định được những yếu tố chủ quan và khách quan, những tình huống có thể lường trước.
Để xây dựng mô hình SWOT thành công trong doanh nghiệp không phải ai cũng làm được. Người xây dựng mô hình SWOT phải là người có kinh nghiệm, có hiểu biết và am hiểu về lĩnh vực, công ty mình đang hoạt động. Như vậy thì việc xây dựng mô hình SWOT mới hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thêm kinh nghiệm để có thể xây dựng mô hình.
Bạn có thể kẻ 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố hoặc cũng có thể liệt kê chứng dưới dạng danh sách. Vi cách thể hiện nay không ảnh hưởng đến kết quả, nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội dung. Sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết nội dung sao cho mô hình của bạn đạt hiệu quả cao.
Việc phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh thì việc đầu tiên chính là lấp đầy nội dung cho ô thế mạnh. Nhưng ô thế mạnh nên viết gì là câu hỏi của rất nhiều ứng viên. Bạn có thể đề cập đến các phần được liệt kê sau đây.
Thế mạnh chính là những điểm mạnh của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khác không có được. Bạn có thể tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp của mình xem thế mạnh của mình là gì để đưa vào. Thế mạnh này có thể là lợi thế về môi trường làm việc, bộ máy làm việc của công ty là những người có trình độ, có chuyên môn, đưa ra được những ý tưởng độc đáo. Hay là những sáng tạo và ý tượng về bán hàng… Đây đều là những điểm mạnh mà doanh nghiệp bạn có, chiếm yêu thế hơn những đối thủ khác.
Để phân tích rõ hơn về phần điểm mạnh ứng viên có thể đặt ra những câu hỏi và trả lời chúng như:
- Những điểm để doanh nghiệp của bạn nổi bật với đối thủ cạnh tranh, những điểm này các doanh nghiệp khác không có.
- Có thể đặt ra những câu hỏi về nguồn lực nội bộ như kỹ năng nghề, kiến thức về chuyên môn, đội ngũ nhân lực… rất nhiều những thông tin bạn có thể đặt ra câu hỏi để tìm ra thế mạnh của doanh nghiệp mình.
- Bên cạnh đó cũng có thể cho vào những yếu tố về tài sản và thiết bị mà doanh nghiệp có. Những máy móc thiết bị tiên tiến mà những doanh nghiệp khác không có được để làm thế mạnh cho doanh nghiệp của mình.
- Hoặc những tài sản vô hình như những sáng chế độc quyền của doanh nghiệp mình đều được đặt ra để đưa vào mục này.
- Hãy những yếu tố như ý tượng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang cơ, các đối thủ khác không có.
- Cũng có thể đặt ra những câu hỏi về đặc tính thương hiệu làm nên thương hiệu nổi bất của doanh nghiệp bạn.
Việc đặt ra câu hỏi và trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đứng trên suy nghĩ của khách hàng, hoặc của đối thủ để đưa ra được những ý cốt lõi, việc đưa ra càng chi tiết và cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra những định hướng đúng.
Việc liệt kê điểm yếu sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được nó. Với những doanh nghiệp quá tự tin về thế mạnh của mình nó sẽ trở thành điểm yếu của bạn. Vậy nên hãy thành thật nhìn thẳng vào điểm yếu của doanh nghiệp để đưa vào ô điểm yếu.
- Hãy chỉ ra những điểm yếu của doanh nghiệp như chuyên môn nào mà doanh nghiệp bạn chưa làm được.
- Những vấn đề mà đối thủ mạnh hơn doanh nghiệp của bạn.
- Hãy đưa ra nguồn lực mà doanh nghiệp doanh nghiệp của bạn yếu hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Liệt kê những yếu điểm trong nội bộ mà doanh nghiệp bạn đang còn gặp phải. Hay những điểm cần cải thiện trong đội ngũ.
- Tổng hợp lại những hợp đồng mua bán mà bạn chưa rõ ràng.
Nếu bạn khó tìm ra điểm yếu của mình thì có thể tập trung trả lời một số câu hỏi sau. Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra được điểm yếu của bản thân.
Ví dụ bạn có thể đặt ra những câu hỏi như: Khách hàng không thích gì về doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
- Tham khảo những đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty để biết được sản phẩm, dịch vụ của công ty minh còn điểm nào còn yếu.
- Hãy trả lời và đặt ra câu hỏi vì sao khách hàng lại có những phải hồi không tích cực đó. Việc này sẽ giúp tìm ra được những điểm yếu.
- Doanh nghiệp cũng có thể đưa ra những khó khăn và thách thức trong bán hàng để biết được tại sao doanh nghiệp lại gặp khó khăn.
Việc đưa ra những câu hỏi và đi tìm câu trả lời ở trên sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra được điểm yếu của mình. Đặt ra các nhiều câu hỏi, các câu hỏi càng sát với doanh nghiệp thì việc tìm ra điểm yếu sẽ càng sát với tình hình của thực tế. Tìm ra được những điểm yếu đó sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được vấn đề để khắc phục nó.
Việc làm quản trị kinh doanh tại Hà Nội
Sau khi đã đưa ra được những điểm yếu và thế mạnh thì doanh nghiệp nên đi tìm nội dung để lấp đầy hai ô còn lại đó chính là cơ hội và thách thức. Với cơ hội doanh nghiệp có thể đưa ra những cơ hội mà doanh nghiệp đang có. Những cơ hội này sẽ là bàn đạp để doanh nghiệp của bạn phát triển. Dưới đây là một vài cơ hội bạn có thể ghi.
- Cơ hội có thể là thị trường chưa có đối thủ, có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang có lợi thế ở thị trường đó. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn ít đối thủ cạnh tranh.
- Doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng thị trường. Đây cũng là cơ hội mà ứng viên nên lựa chọn để có được.
- Lợi thế về mặt quảng cáo và phương tiện truyền thông
- Doanh nghiệp của bạn có đội ngũ nhân viên mạnh biết và hiểu rõ về luật kinh doanh.
Trên đâu là những thông tin doanh nghiệp có thể đưa vào nội dung của phần cơ hội. Tuy nhiên để tìm ra cơ hội cho doanh nghiệp thì không phải ai cũng biết và nắm hết được. Muốn biết bạn nên đặt ra những câu hỏi để có thể đưa ra những cơ hội chuẩn xác.
Thách thức là những yếu tố bên ngoài để xác định được yếu tố này ứng viên có thể đưa ra một số thông tin sau đây.
- Xác định được đối thủ mạnh và đối thủ mới nổi của công ty bạn. Đây cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không lường trước được những thay đổi của luật lệ điều này cũng là một thách thức không hề nhỏ.
- Khách hàng thay đổi thái độ, yêu cầu cao hơn về sản phẩm dịch vụ. Cái nhìn không tốt về doanh nghiệp. Đây là thách thức lớn mà doanh nghiệp cần phải vượt qua.
- Hoặc những thách thức đến từ việc xoay chuyển nguồn vốn. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp khó khăn và không thể đưa ra được những kế hoạch mới nếu không có đủ nguồn vốn.
Rất nhiều những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và đưa ra những thách thực thật sự sát với doanh nghiệp để có được ô thách thức với đầy đủ nội dung.
Với việc hoàn thiện 4 ô thách thức, cơ hội, điểm yếu và thế mạnh doanh nghiệp sẽ đưa ra được những hướng đi đúng và những quyết định kinh doanh hiệu quả. Hy vọng bài viết đã trả lời được cho ứng viên về Swot là gì? và những vấn đề liên quan.
Phân tích thị trường là gì? Các bước để phân tích thị trường
Để hoạt động kinh doanh được thuận lợi thì đối với một người làm kinh doanh cần phải nghiên cứu các bước nghiên cứu, điều tra, khảo sát thị trường là điều không thể thiếu. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau.
Để hoạt động kinh doanh được thuận lợi thì đối với một người làm kinh doanh cần phải nghiên cứu các bước nghiên cứu, điều tra, khảo sát thị trường là điều không thể thiếu. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục