
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hạ Linh
Thế giới đang chứng kiến sự lấn át của làn sóng thương mại điện tử chưa từng có. Thống kê trên thị trường thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á cho thấy, nhiều cái tên dẫn đầu đều thuộc về các “ông lớn” của Việt Nam. Điều này cũng phần nào minh chứng sức mạnh to lớn và tầm ảnh hưởng của lĩnh vực thương mại điện tử ở nước ta. Cùng timviec365.vn điểm danh 10 Startup thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam ngay sau đây nhé!
Một thập kỷ đánh dấu nhiều bước ngoặt lớn của thị trường thương mại điện tử nước ta, có thịnh vượng, có trầm lắng,... Nhưng chưa bao giờ hệ sinh thái thương mại điện tử lại được định hình một cách rõ nét, phát triển với nhịp độ nhanh và mang lại nhiều bứt phá đến vậy. Nếu là một cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này, 10 Startup thương mại điện tử hàng đầu sau đây có thể truyền cảm hứng cho bạn trong cuộc đua giành lấy thị phần “béo bở” cho riêng mình.
>>> Xem video chia sẻ về khởi nghiệp ngành thương mại điện tử:
Bảng xếp hạng dưới đây được tổng hợp dựa trên các tiêu chí: lượng truy cập website hàng tháng, danh sách ứng dụng mua bán phổ biến nhất, lượng theo dõi và tương tác trên mạng xã hội cũng như trên cơ sở danh sách các sàn thương mại điện tử của Việt Nam!
Việc làm Thương mại điện tửVị trí “quán quân” gọi tên Shopee Việt Nam - một trong những “kỳ lân” Startup, là điểm sáng cho thị trường thương mại điện tử của nước ta nói chung. Có thể khẳng định, đây là một hệ sinh thái trao đổi mua bán trên nền tảng thiết bị kỹ thuật số phổ biến nhất với người dùng Việt Nam. Mặc dù đến năm 2015, Shopee mới được ra mắt người dùng, tuy nhiên khi việc trao đổi hàng hóa trực tuyến trở thành một thói quen của người tiêu dùng Việt, Shopee đã không ngừng chủ động nâng cấp, đổi mới, tinh chỉnh các tính năng, mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời, với ưu điểm an toàn, nhanh chóng và tiện lợi.
Mặc dù ra đời khá muộn, nhưng có thể đánh giá sự nỗ lực của Shopee trong việc triển khai các chiến lược truyền thông, gia tăng hình ảnh thương hiệu trong mắt người dùng. Đến nay, Shopee là một “người bạn đồng hành” đáng tin cậy của những chủ shop bán hàng online, hạn chế điều kiện về mặt bằng và nhân sự,... Sự lớn mạnh của Shopee có thể nhìn vào các thông số sau:
Việc làm thương mại điện tử tại Hà Nội
Vị trí “Á quân” thuộc về Tiki! Xuất phát từ tiêu chí “tìm kiếm và tiết kiếm” (đây cũng là ý nghĩa của tên gọi Tiki). Sàn thương mại điện tử này hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của người dùng Việt trong nhu cầu mua sắm trực tuyến. Với hàng trăm đầu sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, Tiki chú trọng cung cấp cho người dùng nhiều trải nghiệm mua hàng tiện ích. Đặc biệt là nhiều phương thức và chế độ giao hàng nhanh chóng, phù hợp với các cấp độ mong muốn của khách hàng.
Đặc biệt, từ khi ra mắt dịch vụ giao hàng TikiNow, sản phẩm đến tay khách hàng ngay thức thì với chế độ tối đa 2 giờ đồng hồ. Đây cũng là một trong những dịch vụ giao hàng nhanh nhất và duy nhất tại thời điểm hiện tại ở Việt Nam. Với sự hợp tác của hàng trăm nghìn thương hiệu lớn nhỏ khắp cả nước, Tiki tạo được lòng tin của khách hàng bởi độ uy tín và chất lượng dịch vụ. Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử “chịu chơi” nhất Việt Nam, với việc đầu tư khá lớn vào các chiến dịch truyền thông. Đặc biệt tập trung ở chiến dịch tạo sản phẩm MV âm nhạc của các gương mặt ca sĩ hàng đầu, với slogan quen thuộc: “Đi cùng Tiki”.
Đứng thứ 3 trong top 10 Startup thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam gọi tên Lazada. Người dùng Việt nhớ đến thương hiệu Lazada với hàng trăm nghìn sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng. Trong đó nổi bật với ngành hàng điện tử, công nghệ, nội thất, thời trang và phụ kiện, đồ chơi, mỹ phẩm làm đẹp,... Lazada Việt Nam là thành viên của của Tập đoàn Lazada Group - một trong những “ông lớn” của ngành thương mại điện tử Đông Nam Á, với quy mô rộng, có mặt ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,...
Lazada thuộc quyền sở hữu của Alibaba - Tập đoàn của tỷ phú Jack Ma, thương vụ thâu tóm của Alibaba với Lazada diễn ra từ đầu năm 2015, trong khi nền tảng mua sắm trực tuyến này đã xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2012.
Đây là một trong những cái tên quá quen thuộc với người dùng Việt trong lĩnh vực điện tử, hàng công nghệ. Được thành lập từ rất sớm (năm 2004), thế giới di động chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ, điện tử bán lẻ. Có thể kể đến như: điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng, phụ kiện điện tử,...
Hiện nay, với sự mở rộng về quy mô, thế giới di động đã có mặt ở khắp 64 tỉnh thành nước ta với gần 1000 điểm siêu thị bán lẻ. Khi cuộc đua không hồi kết và vô cùng khốc liệt của các “ông lớn” trong lĩnh vực thương mại điện tử. Điều gì đã giữ vững vị trí của thế giới di động trong nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng?
Có thể nói, sự độc đáo và khác biệt về văn hóa cung cấp dịch vụ cho khách hàng với tôn chỉ “đặt khách hàng làm trung tâm”, được áp dụng từ trên xuống dưới, đồng bộ khắp các điểm siêu thị, với tất cả các nhân viên trong công ty đã làm nên một thế giới di động thân thiện và gần gũi với người dùng hơn bao giờ hết. Bên cạnh phương thức bán hàng tại điểm, thế giới di động còn là sàn giao dịch thương mại điện tử sôi động nhất trong phạm vi các mặt hàng điện tử, di động, sản phẩm công nghệ,... Thế giới di động cũng đã thành công trong việc gọi vốn với khoản 43,8 triệu USD vào năm 2018 từ nhà đầu tư Creador của Mỹ.
Gần cuối năm 2012, thời điểm làn sóng thương mại điện tử đã dần định hình rõ nét tại Việt Nam, Sen Đỏ chính thức bước vào “cuộc đua” chưa rõ hồi kết này. Với “sân sau” là Tập đoàn FPT, Sen Đỏ được thành lập với sứ mệnh kết nối giao dịch mua và bán trên toàn Việt Nam. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, tuy nhiên có thể nhìn ra sự nỗ lực của Sen Đỏ khi giờ đây, cái tên này đã dần xuất hiện dày đặc hơn trên thị trường.
Ca sĩ Mỹ Tâm, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc chính là những “gương mặt đại sứ” về chiến lược truyền thông của Sen Đỏ, đã và đang gây được thiện cảm và tiếng vang đối với người dùng Việt.
Trong cuộc chiến khó cân sức với các “ông lớn” giữ tốp hạng đầu, đã có thông tin chính thức về việc Sen Đỏ “bắt tay” sáp nhập với Tiki. Thương vụ sáp nhập này sẽ hứa hẹn sự bùng nổ của hai “ông lớn” trong ngành, và sự biến động về tỷ lệ phần trăm thị phần sở hữu so với những cái tên đứng đầu như Shopee hay Lazada.
Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về giá trị của thương vụ sáp nhập này.
Ra mắt sau Thế giới di động ba năm (2007), FPT Shop có lẽ là thương hiệu bán lẻ sản phẩm công nghệ, điện tử quen thuộc nhất với người dùng Việt Nam bên cạnh Thế giới di động. Các sản phẩm công nghệ chính hãng, độ tin cậy và chất lượng cao, với đa dạng các thương hiệu lớn trên thế giới như: điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, phụ kiện điện tử, máy ảnh,...
FPT Shop cũng là đối tác nhập khẩu chính thức của Apple duy nhất tại Việt Nam. Luôn đặt lợi ích và sự hài lòng của người dùng làm trung tâm, FPT Shop thành công trong việc xây dựng văn hóa trong cung cách phục vụ và hỗ trợ khách hàng. Điều này đã cải thiện độ thân thiện và gây thiện cảm với khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ mua sắm tại điểm cũng như mua sắm trên nền tảng trực tuyến. Đây cũng là thương hiệu bán lẻ đầu tiên của nước ta được công nhận về tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng với chứng chỉ ISO 9001: 2000.
>>> Bạn đoc có thể quan tâm xem thêm: Thông tin tuyển dụng cntt mới nhất, lương cao của tập đoàn FPT và các công ty khác tại timviec365.vn
Vị trí thứ 7 trong top 10 Startup thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam không ai khác là thương hiệu Điện máy xanh. Là một hệ thống website thuộc sở hữu của Công ty CP Thế giới di động. Gia nhập thị trường vào năm 2010, đến nay, Điện máy xanh đã phát triển cho mình mạng lưới siêu thị bán lẻ khắp 64 tỉnh thành cả nước với 117 điểm phân phối.
Sự có mặt của Điện máy xanh trong khuôn khổ thị trường thương mại điện tử của Việt Nam, đã minh chứng cho những nỗ lực và sự bền bỉ của thương hiệu này, bất chấp trước vô vàn thử thách và khốc liệt về cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện máy.
VNPAY là nền tảng trực tuyến được phát triển bởi Công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam. VNPAY cho phép người dùng sử dụng cơ chế check mã “QR Pay”. Tính năng này đã được tích hợp sẵn có trong các ứng dụng ngân hàng số của các ngân hàng trên điện thoại di động thông minh. Theo đó, với VNPAY, người dùng chỉ cần quét mã QR để hoàn tất quá trình thanh toán các giao dịch. Có thể nói, nền tảng hỗ trợ thanh toán bằng mã QR mà VNPAY tạo ra đã thổi một làn gió mới mẻ vào thị trường thương mại điện tử nói chung của Việt Nam. Góp phần tạo ra thói quen thanh toán vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.
Vào nửa cuối năm 2019, công ty mẹ của VNPAY - VNLIFE đã hoàn tất thương vụ đầu tư với sự rót vốn bởi quỹ đầu tư Startup lớn nhất thế giới (SoftBank Vision Fund) và nhà đầu tư quen thuộc GIC. Số vốn lên đến 300 triệu USD (tương đương với con số ~ 7000 tỷ VNĐ).
Với “thương vụ bạc tỷ” này, VNPAY đã chính thức đứng vào hàng ngũ “kỳ lân” Startup (các dự án Startup có định giá từ 1 tỷ đô trở lên). VNPAY cũng là đơn vị tiên phong đầu tiên trong thị trường thương mại điện tử về cung cấp trải nghiệm thanh toán bằng mã QR.
Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà xếp ở vị trí thứ 9 trong danh sách 10 Startup thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Thành lập từ thời điểm năm 2016, Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà hoạt động ở nhiều mảng, trong đó hai mảng chủ chốt là cung cấp nhân sự - việc làm trực tuyến và cung cấp dịch vụ thẻ cào game và thẻ cào điện thoại online. Với hệ thống website: timviec365.vn, banthe24h.vn, banthe247.com, napthe365.com được đánh giá rất tích cực từ người dùng.
Với sứ mệnh mang đến nhiều dịch vụ thông minh, tiện ích, hướng đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khách hàng sử dụng các dịch vụ tại Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà sẽ hài lòng tối đa từ tính năng đa dạng, dịch vụ phong phú. Đặc biệt là cơ chế phục vụ và chăm sóc khách hàng từ A đến Z, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Sự nỗ lực của Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà đã được chứng minh qua nhiều kết quả đạt được. Tiêu biểu là kết quả từ hệ sinh thái tuyển dụng và việc làm timviec365.vn:
Chốt danh sách 10 “ông lớn” hàng đầu của thị trường thương mại điện tử Việt Nam là Tập đoàn Nexttech. Nexttech được biết đến với việc sáng lập và sở hữu hàng loạt các công ty thương mại điện tử có mặt ở nhiều mảng. Có thể kể đến Logistic, Commerce, Payment,... phục vụ cho người dùng toàn quốc gắn liền với sự tiện ích và thông minh.
Nexttech là tổ hợp hệ sinh thái của nhiều sàn giao dịch trực tuyến như: Shipchung, Nganluong, Boxme, eBay, Weshop,...
Vào thời điểm cuối tháng 7 năm 2019, Nexttech Group đã cho ra mắt quỹ Startup trị giá 10 triệu USD. Với mong muốn hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam được tiếp thêm sức mạnh về kinh nghiệm cũng như về tài chính để phát triển và vươn tầm ra thế giới.
Thị trường thương mại điện tử của nước ta vẫn đang dự báo có nhiều đột phá trong thời gian tới. Như vậy, bạn đọc đã cùng timviec365.vn khám phá những đại diện của 10 Startup thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Hẹn gặp lại bạn đọc ở những chủ đề thú vị tiếp theo của timviec365.vn nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận