Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

AIESEC là gì? Vài phút tìm hiểu về tổ chức thanh niên độc lập!

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

AIESEC là gì? Là tổ chức thanh niên độc lập, tính chất hoạt động AIESEC là phi lợi nhuận, phi Chính phủ và thu hút được khá nhiều sinh viên và cựu sinh viên tham gia. Đương nhiên đối với các bạn sinh viên Việt Nam thì tổ chức này không quá mới mẻ, ngoài mạng lưới phát triển chủ yếu là tại Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi thì Việt Nam cũng đã được mở 8 chi nhánh của tổ chức. Trong đó chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là lâu đời nhất. Để biết thêm các thông tin khác xoay quanh AIESEC cùng với giải đáp câu hỏi trên thì các bạn cùng tham khảo những nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!

1. Quá trình hình thành của tổ chức AIESEC là gì?

1.1. Tên gọi

AIESEC là được viết tắt từ cụm từ bắt nguồn tiếng Pháp, Association Internationale des Étudiants en Sciences Économiques et Commerciales. Được hiểu là Hiệp hội sinh viên quốc tế về khoa học kinh tế và thương mại. Tuy nhiên sau khi trải qua nhiều giai đoạn thì tên gọi của tổ chức này đã không còn đầy đủ như vậy. Bởi phạm vi đối tượng sinh viên, cựu sinh viên có thể tham gia hoạt động của chương trình đã được mở rộng, bất cứ sinh viên tốt nghiệp trường đại học bất kỳ nào cũng có thể đăng ký dự tuyển mà không chỉ riêng sinh viên quốc tế về khoa học kinh tế và thương mại. Có lẽ đó cũng là một trong những lý do mà tổ chức phi lợi nhuận này có nhiều điều kiện thuận lợi và được nhiều bạn sinh viên biết đến hơn so với những năm mới thành lập. Đến nay thì mọi người gọi tắt là tổ chức AIESEC (đọc là Ai-zec), được hiểu là tổ chức thanh niên độc lập. Vậy bạn đã phần nào hiểu được cái tên AIESEC là gì rồi chứ?

Quá trình hình thành của tổ chức AIESEC là gì?
Quá trình hình thành của tổ chức AIESEC là gì?

1.2. Sự ra đời

Vào thời điểm năm 1948, khi rộ lên xu hướng Sinh viên thực tập ở các nước khác để trau dồi thêm được nhiều nền văn hóa học tập khác nhau, bổ trợ cho quá trình tích lũy kiến thức. Và đương nhiên, các trường Đại học chuyên về kinh doanh và kinh tế trên khắp châu Âu cũng đã có cuộc trao đổi thông tin giữa các đại diện về vấn đề liên quan đến chương trình này. Và AIESEC cũng là ý tưởng nằm sau những chương trình đó. Tuy nhiên khi đứng trước sự bùng nổ của Thế chiến II thì chương trình này đã bị đi vào bế tắc, mãi cho đến năm 1944, các nước Scandinavi (thuộc vùng Bắc Âu) trung lập vẫn trao đổi sinh viên. Lúc này ông Beces Hedberg - một quan chức của Trường Kinh tế Stockholm, cùng với các sinh viên của mình, có tên lần lượt là Jaroslav Zich, Jean Choplin và Stanislas Callens đã dựa trên những ý tưởng trên và thành lập AIESEC. Chính thức đi vào hoạt động vào năm 1948.

Vào thời điểm AIESEC được ra đời là khoảng thời gian mà Châu Âu vừa trải qua thời kỳ chiến tranh và đang cần phải phục hồi sau những tổn thất nghiêm trọng về mối quan hệ kinh tế, nguồn nhân lực. Lúc này các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh cũng đang rất cần đến nguồn nhân lực tài năng để có thể quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc phát triển kinh doanh liên quốc tế cũng gặp không ít khó khăn vì mối quan hệ giữa các quốc gia châu Âu trong – ngoài khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh. Chính vì vậy mà tổ chức AIESEC càng được củng cố nhiều hơn để giải quyết vấn đề này. Với vai trò cao cả là cải thiện cả hai mối quan tâm này thì tổ chức đã chọn lọc ra các sinh viên từ bảy quốc gia: Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển đã cùng nhau tham gia chương trình AIESEC tại Stockholm vào tháng 3 năm 1949.

"AIESEC là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính trị và quốc tế, nhằm mục đích thiết lập và thúc đẩy mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên." – Chính là mục đích hoạt động được những người sáng lập soạn nên.

2. Danh sách các chương trình của AIESEC

Sau khi trải qua nhiều giai đoạn phát triển thì hiện nay tổ chức AIESEC được chia làm nhiều cấp/ level khác nhau. Đó là: Cấp quản lý cao nhất: AIESEC International/ AIESEC quốc tế; Cấp nhỏ nhất: Chi nhánh địa phương Local Committee, Local Chapter và ở giữa là Chi nhánh Khu vực (Growth Network), quốc gia (Member Committee).

Với những cấp độ như trên thì, các chương trình AIESEC là gì?

Danh sách các chương trình của AIESEC
Sự tham gia của trường/ Campus involvement- Danh sách các chương trình của AIESEC

2.1. Sự tham gia của trường/ Campus involvement

AIESEC có thể nói là một trong những tổ chức phi Chính phủ, nhận được sự quan tâm của giới trẻ, bởi nó không chỉ mang một nền tảng kiến thức vững mà còn tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng lãnh đạo của mình bằng cách đi thực tập quốc tế hoặc tham gia các chương địa phương khác nhau. Tùy vào từng chương trình AIESEC. Bên cạnh đó các bạn sinh viên còn có thể học cách làm việc và lãnh đạo tại nước ngoài, trong các lĩnh vực quản lý, công nghệ, giáo dục hoặc phát triển; giúp xây dựng kỹ năng của một công ty. Giống như một chuyên gia thực thụ trong quá trình tham gia chương trình. Chính vì vậy mà nhiều sản phẩm mà tổ chức mang lại chính là những Tình nguyện viên toàn cầu, Tài năng toàn cầu và Doanh nhân toàn cầu.

2.2. Hội nghị/ Conferences

Với chương trình này thì AIESEC đã tổ chức hơn 500 hội nghị mỗi năm với mục đích là mang sự kết nối giữa cộng đồng quốc tế của các thành viên AIESEC với nhau. Vừa để thắt chặt tuổi trẻ vừa để nâng cao các kỹ năng chuyên môn của các bạn sinh viên, cựu sinh viên. Như vậy cơ hội kết nối với làm việc cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn. Một số chủ đề mà tổ chức tập trung: khởi nghiệp, đổi mới, lãnh đạo, phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tác động của giới trẻ đối với xã hội hiện đại.

2.3. Tình nguyện viên toàn cầu/ Global Volunteer

Tổ chức thanh niên độc lập là gì? Là một mạng lưới toàn cầu, không chỉ dừng lại là tổ chức phi lợi nhuận mà còn là nơi cung cấp cơ hội cho các bạn sinh viên, cựu sinh viên tham gia được làm việc tại nước ngoài. Và trên thực tế thì nhiều người còn chỉ ra rằng nhà quản lý thanh niên là trách nhiệm của họ chứ không phải là sự lựa chọn.  Mặc dù các chương trình Tình nguyện Toàn cầu có bản chất ngắn hạn nhưng các thành viên tham gia đều được làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận.

Nội dung các dự án của chương trình này là giảng dạy nâng cao nhận thức về HIV / AIDS, làm việc về quyền con người, phát triển lãnh đạo và nhiều hơn cả thế nữa. Vì AIESEC bản chất một tổ chức phi lợi nhuận, nên không hề có bất cứ nguồn thu nào nên chỉ có thể hỗ trợ được ăn uống và chỗ ở. Còn lại những người tham gia trao đổi sẽ phải chủ động và chịu mọi chi phí liên quan (vé máy bay, bảo hiểm y tế và vận chuyển).

2.4. Doanh nhân toàn cầu/ Global Entrepreneur

Doanh nhân toàn cầu/ Global Entrepreneur
Doanh nhân toàn cầu/ Global Entrepreneur

Với mục đích chính của chương trình AIESEC này thì Doanh nhân toàn cầu là cơ hội để các bạn trẻ có cơ hội được thực tập toàn cầu tại các công ty khởi nghiệp, môi trường phù hợp dành cho những người trẻ tuổi muốn phát triển bản thân một cách độc lập và thiên về sự nghiệp. Họ thường có những dự án ngắn hạn để các bạn có thể tham gia đầy đủ. Có thể bạn cũng đã biết thì bài toán thất nghiệp đang là chủ đề hàng đầu được thế giới quan tâm. Và chương trình AIESEC - Doanh nhân toàn cầu, đã phần nào thúc đẩy mục tiêu và phát triển việc làm để giảm thiểu được tỷ lệ thất nghiệp. Và tổ chức AIESEC cũng đã nhận định rằng, chương trình này không phải là cuộc khảo sát, mà nó là một trào lưu chiếu sáng vào những vấn đề quan trọng để thúc đẩy nhận thức rồi tạo ra hành động.

2.5. Tuổi trẻ/ YouthSpeak

Là một trong chương trình hay còn gọi là phong thanh thiếu niên được thuộc AIESEC với mục đích là nền tảng để trao quyền cho thanh thiếu niên, đồng thời thu thập tiếng nói chung của giới trẻ toàn cầu. Trên tinh thần Mục tiêu Toàn cầu  chính là vì Phát triển Bền vững. Bởi ai cũng hiểu rằng, giới trẻ chính là những nhà nhà lãnh đạo, quản lý tương lai dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội nên lắng nghe là điều vô cùng cần thiết.

3. Những thông tin mà các bạn sinh viên nên biết trước khi tham gia AIESEC

3.1. Quá trình đăng ký dự tuyển AIESEC thế nào?

Nếu muốn gia nhập vào tổ chức AIESEC, thì các bạn sinh viên, cựu sinh viên sẽ phải trải qua nhiều vòng thi tuyển, cụ thể như: nộp đơn, test IQ, làm việc nhóm, phỏng vấn. Mỗi vòng thi tuyển đều có những điểm khó và dễ khác nhau nhưng theo lời khuyên của những người đã từng tham gia vào chương trình AIESEC thì các bạn khi dự tuyển đừng coi thường bất cứ vọng nào, điển hình là vòng nộp đơn. Nó chính là yếu tố mà quyết định bạn có đến gần với cơ hội được tham gia vào chương trình này hay không. Trên thực tế thì vòng đầu tiên nên nhiều bạn khá chủ quan, vì có thể nó dễ nhất nhưng không có nghĩa là bạn sẽ được chọn nếu làm qua loa. Chính vì vậy, ngay từ những bước đầu tiên nên cố gắng dành hết tâm sức để viết đơn.

Tầm nhìn của tổ chức AIESEC là muốn mang lại thật nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên, cựu sinh viên có thể phát triển được bản thân nhiều hơn, nên trong thời gian gần đây thì vòng thi đã được đơn giản hóa hơn nhưng tầm quan trọng giữa các vòng thì vẫn như vậy.

3.2. Cái được và mất trong quá trình tham gia chương trình

Cái được và mất trong quá trình tham gia chương trình
Cái được và mất trong quá trình tham gia chương trình 

Sau khi đã biết được các vòng thi AIESEC là gì ở trên thì có lẽ các bạn cũng đã phần nào thấy được mức độ khó để được tham gia vào chương trình của tổ chức. Tuy nhiên trong quá trình tham gia các bạn cũng sẽ phải trải qua nhiều thách thức và khó khăn mang những nét đặc trưng của tổ chức.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem, khi tham gia thì mình sẽ phải “hy sinh” những điều gì. Đó là chính là quỹ thời gian, hằng ngày bạn sẽ phải đối mặt với một khối lượng công việc không hề nhẹ cùng với deadline. Nhất là vào thời điểm cao điểm, những nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện có thể sẽ chất thành từng đống và bạn vẫn cần phải đáp ứng rằng thực hiện trong thời gian đã được giao. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tốn không ít công sức vào việc tối ưu số lượng, chất lượng để không ngừng mang lại hiệu quả cho các sản phẩm trí tuệ, nâng cao được trình độ của bản thân. Chính vì vậy mà các “AIESEC-er” cũng không ngừng cố gắng để có thể đạt được những mục tiêu lớn để tạo ra được sản phẩm trí tuệ độc - chất - nhất. Tôi còn nghe các bạn đã tham gia chương trình này, đồn thổi rằng các bạn đã bị “lời nguyền” FA bởi không có thời gian để tìm hiểu chuyện yêu đương. Tuy nhiên đây cũng không phải là điều gì tồi tệ, vì nó sẽ giúp bạn tập trung vào công việc hơn và chuyện tình yêu sẽ đến khi thích hợp thôi, nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng về điều này.

Vậy điều thứ hai, AIESECer được gì?

Đương nhiên các bạn có thể tự hào rằng mình là một phần được đóng góp công sức cho chương trình thanh niên, phi lợi nhuận lớn nhất thế giới. Được tham gia vào nhiều hoạt động nâng cao trình độ, khả năng quản lý của bản thân; đồng thời bạn cũng sẽ có được nền tảng vững chắc để phát triển được sự nghiệp trong tương lai. Bởi chắc chắn một điều rằng, khi tham gia vào chương trình bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc, được trở thành công dân toàn cầu, khám phá tiềm năng của bản thân. Chưa hết, bạn còn có cơ hội được tiếp cận với nền văn hóa của nước khác, được tham gia vào nhiều sự kiện, hoạt động hữu ích khác nữa. Và để đong đếm cái được khi bạn tham gia AIESEC thì có lẽ không hề đơn giản, chỉ khi bạn tham gia trực tiếp thì mới tìm được câu trả lời chính xác.

Với đôi lời chia sẻ về “Tổ chức thanh niên độc lập/  AIESEC là gì?” ở trên của Thanh Hồng hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn thực tế và rõ hơn về tổ chức AIESEC/ Association Internationale des Étudiants en Sciences Économiques et Commerciales. Nếu các bạn muốn tham khảo thêm các thông tin bổ ích khác nữa thì có thể truy cập vào địa chỉ Timviec365.vn danh mục Blog nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý