
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Timviec365.vn
Nguồn lực là một thứ quan trọng chủ chốt duy trì sự phát triển và làm nên thành công cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay đều có một bộ phận chuyên tuyển dụng nguồn nhân lực. Qúa trình tuyển dụng ứng viên diễn ra bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trong đó có vòng phỏng vấn. Ở vòng này nhà tuyển dụng có thể phỏng vấn ứng viên qua điện thoại hoặc gặp mặt trao đổi trực tiếp. Dưới đây là một số câu hỏi hay để nhà tuyển dụng có thể tham khảo và áp dụng nó hiệu quả trong quá trình phỏng vấn.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ sắp xếp kế hoạch và trình tự phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên đa số các cuộc phỏng vấn đều theo một cấu trúc nhất định. Dưới đây là 5 “cánh cửa” mà bạn phải vượt qua trong vòng phỏng vấn:
Cánh cửa số 1: Mở đầu này khá quen thuộc cho mọi vòng phỏng vấn đó là ứng viên sẽ gặp gỡ những người tuyển dụng, tiếp xúc và trò chuyện một vài câu hỏi đơn giản với họ. Ở cửa này nhà tuyển dụng muốn giúp ứng viên có thể thoải mái bình tĩnh hơn trước khi vào phỏng vấn.
Cánh cửa số 2: Những thông tin về công ty và công việc
Ở cánh cửa này quá trình phỏng vấn xin việc sẽ bắt đầu diễn ra thực sự. Nhà tuyển dụng sẽ làm nhiệm vụ giới thiệu về công ty và vị trí đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ giới thiệu sơ qua về những hoạt động công ty đang làm, giá trị của công ty, số lượng nhân viên hoặc một chút về vị trí mà ứng viên sẽ đảm nhận. Dù là những thông tin ứng viên có thể biết trước nhưng để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chính thức nhà tuyển dụng vẫn nên truyền đạt lại trong quá trình phỏng vấn.
Cánh cửa số 3: Ứng viên trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra. Đây là phần quan trọng nhất của một cuộc phỏng vấn bởi nó sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu rõ chi tiết về ứng viên của mình, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm…Và ứng viên sẽ phải thuyết phục nhà tuyển dụng mình là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí doanh nghiệp đang tìm kiếm. Vòng này có thể diễn ra từ nửa tiếng đến 1 tiếng hoặc 1 tiếng rưỡi.
Cánh cửa số 4: Phần câu hỏi đặt ra từ ứng viên
Khi đã có đủ lượng thông tin mình cần nhà tuyển dụng sẽ đề nghị ứng viên đặt ra câu hỏi cho họ. Nếu không có câu hỏi nào buổi phỏng vấn sẽ đi vào kết thúc.
1. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Mặc dù là một câu hỏi không hề mới thế nhưng các doanh nghiệp luôn dùng nó trong các cuộc phỏng vấn bởi trong hàng trăm thí sinh, họ muốn chọn một người gây được ấn tượng đặc biệt, khác với những người còn lại.
2. Hãy nói cho tôi biết điểm mạnh của bạn
3. Hãy cho chúng tôi biết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn nếu bạn được nhận vào làm.
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tầm nhìn và kế hoạch của ứng viên trong tương lai. Nếu một ứng viên xây dựng được cho mình mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cụ thể chi tiết chứng tỏ ứng viên đó có hiểu biết về năng lực bản thân, tập trung vào những thứ cần làm, loại bỏ những yếu tố gây cản trở và không liên quan đến sự nghiệp của mình. Từ đó làm việc hiệu quả và năng suất sẽ cao hơn.
4. Lý do bạn rời công việc cũ là gì?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào thái độ làm việc của ứng viên, sự chăm chỉ, tích cực, sự chuyên nghiệp, đam mê và cả lòng trung thành của ứng viên đó với công việc và doanh nghiệp.
5. Bạn sẽ chọn công việc gì nếu như không phải lo lắng về vấn đề tài chính?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét khả năng chịu áp lực của ứng viên khi làm việc ra sao. Khả năng giải quyết vấn đề và sự tâm huyết với nghề của họ.
6. Một môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn là như thế nào?
Doanh nghiệp ngoài mục đích tạo ra lợi nhuận họ cũng có những vấn đề cần phải quan tâm đó là lắng nghe tâm tư tình cảm, nhu cầu và mong muốn của nhân viên để có thể cải thiện, hỗ trợ hoặc thay đổi những thứ hợp lý và tốt cho nhân viên để họ có thể có được môi trường làm việc sáng tạo, năng suất nhất có thể. Cũng như vậy nhân viên sẽ gắn bó lâu dài hơn, sẵn sàng vượt qua những giai đoạn khó khăn với công ty khi họ được hiểu và chia sẻ.
7. Bạn không thích kiểu đồng nghiệp nào nhất?
Một trong ba yếu tố cơ bản để đánh giá một người ứng viên đó là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó thái độ là yếu tố được coi là quan trọng nhất. Kiến thức hay kinh nghiệm có thể trau dồi nhưng thái độ thì khó mà thay đổi được. Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá thái độ của ứng viên đó với đồng nghiệp ra sao, mối quan hệ với người sếp tích cực hay tiêu cực, sự chuyên nghiệp, không ngại học hỏi những người giỏi hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn hay chỉ biết than phiền, đố kị ghen ghét với người khác.
8. Bạn có biết xu hướng về ngành nghề này trong 5 năm tới không?
Nhà tuyển dụng sẽ nhờ vào câu hỏi này để đánh giá mức độ quan tâm, hiểu biết của ứng viên về ngành nghề này hiện tại và trong tương lai.
9. Bạn đánh giá như thế nào về các đối thủ hiện nay của công ty?
Khi đặt ra câu hỏi này nghĩa là nhà tuyển dụng muốn xem xét sự hiểu biết của ứng viên về công ty, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động và cách đánh giá nhìn nhận điểm mạnh yếu, tiềm năng phát triển của cả công ty mình và công ty đối thủ và sự hiểu biết về thị trường của ứng viên ra sao.
10. Khi công ty trải qua quãng thời gian khủng hoảng, nó có ảnh hưởng gì đến bạn không và bạn phải làm gì trong trường hợp đó?
Đây được xem là một dạng câu hỏi hành vi nhằm đánh giá ứng viên xem liệu họ có làm gì được cho tương lai, có phù hợp với vị trí học cần hay không và dĩ nhiên là cả thái độ, cách giải quyết của bạn khi đối mặt với sự việc đó.
11. Bạn sẽ làm gì khi phải làm việc nhóm với một người có các đính đối lập bạn?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc nhóm, mối quan hệ với cộng đồng và sự phối hợp với người khác trong công việc của ứng viên…
12. Việc khó khăn nhất mà bạn từng làm là gì và cách bạn giải quyết nó
Câu hỏi này xuất hiện khi nhà tuyển dụng muốn tìm người có khả năng quản lý giỏi, xử lý công việc có nhanh chóng và hiệu quả hay không, tư duy logic và có chiến lược của ứng viên…
13. Hãy cho tôi biết về quãng thời gian bạn cố gắng để bắt đầu một thói quen mới?
Nhà tuyển dụng luôn muốn biết động cơ thúc đẩy nhân viên của họ làm việc là gì, sự kiên trì nhẫn nại và khả năng hoàn thành kế hoạch nên cũng sẽ đặt ra câu hỏi này.
14. Bạn đã từng thất bạn trong chuyện gì? Bạn đối mặt với nó như thế nào?
Nhà tuyển dụng nên đưa ra câu hỏi này trong khi phỏng vấn để biết được khả năng đối mặt và học hỏi từ thất bại của ứng viên ra sao. Kèm theo cả thái độ trung thực, có đổ lỗi hay không và suy nghĩ tích cực hay tiêu cực khi gặp thất bại.
15. Hãy kể cho tôi nghe về một dự án bạn đã hoàn thành tốt trong quá khứ?
Câu hỏi này khá đơn giản. Nhà tuyển dụng có thể thu thập được thông tin về những kỹ năng và phẩm chất của ứng viên cũng như khái niệm về sự thành công và việc theo đuổi mục tiêu trong tương lai của ứng viên.
16. Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?
Nếu bạn là nhà tuyển dụng và bạn muốn biết mức độ quan tâm, cách tiếp cận công việc và xem xét mong muốn làm việc của ứng viên với doanh nghiệp ra sao thì hãy sử dụng câu hỏi này.
Trên đây là bộ 16 câu hỏi thú vị gây bất ngờ tuyệt đối cho ứng viên mà nhà tuyển dụng nên dùng trong các cuộc phỏng vấn của mình để lựa chọn những ứng viên xuất sắc nhất trong hàng trăm những ứng viên xin việc. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích được cho nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp. Hãy theo dõi website Timviec365 để đón đọc những thông tin hữu ích nhất nhé!
>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi hoàn hảo để tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Chia sẻ
Bình luận