Tác giả: Phạm Thu Phương
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 07 năm 2024
Các tỷ số tài chính được thể hiện thông qua những con số nhằm phản ánh quá trình cũng như các tiến độ hoạt động, tình hình tài chính, các khoản nợ, vốn và tài sản, hàng tồn kho,...của một công ty. Bằng cách thực hiện các phép tính toán qua các công thức đã được cụ thể hóa các nhà phân tích tài chính sẽ là người thực hiện công việc phân tích tài chính để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của công ty như vay vốn đầu tư, báo cáo tài chính, kêu gọi đầu tư,...
Để có thể đánh giá được mức độ phát triển và tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì các nhà phân tích tài chính phải thực hiện việc tính toán và làm dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đó chính là lý do cho sự ra đời của 21 chỉ số tài chính, 21 chỉ số này lại được phân chia và nhóm lại thành các nhóm chỉ số khác nhau, phản ánh từng khía cạnh để đánh giá một cách tổng quát cho sự phát triển của một công ty.
6 nhóm chỉ số tài chính đó dùng để phản ánh các khía cạnh như:
- Số tiền nợ và khả năng thanh toán nhanh các số tiền nợ của doanh nghiệp
- Nguồn vốn và tài sản của công ty đó được sử dụng như thế nào?
- Hiệu suất hoạt động kinh doanh trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp
- Lợi nhuận - hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhóm các chỉ số thể hiện sự phân phối lợi nhuận
- Chỉ số phản ánh nhóm giá thị trường
Ghi chép, thống kê, tính toán và tổng hợp lại các con số trong sổ kế toán chi tiết hay còn gọi là sổ cái là công việc của kế toán. Nhưng việc tìm ra các chỉ số và phân tích để thấy được tốc độ phát triển và các vấn đề về tài chính của một doanh nghiệp thì đó lại là nhiệm vụ của nhà phân tích tài chính.
Kết quả của quá trình làm việc của các nhà phân tích tài chính nhằm để phục vụ cho các công ty - đầu tư, ngân hàng - trong việc thực hiện vay vốn của công ty được phân tích các chỉ số tài chính đó.
Các đối tượng có liên quan đến các chỉ số tài chính đó là:
- Nhà phân tích các chỉ số tài chính làm việc tại các công ty/ doanh nghiệp hoặc làm việc tại các ngân hàng
- Các nhà đầu tư cần kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đảm bảo chắc chắn điều kiện phát triển, khả năng tạo ra lợi nhuận và chi trả của công ty đó.
- Các ngân hàng cần kiểm tra tình hình tài chính trước khi cho doanh nghiệp thực hiện các khoản vay vốn đầu tư.
Ý nghĩa của từng nhóm chỉ số tài chính trong việc phân tích và phản ánh các tình hình tài chính của công ty đó là:
Nhóm chỉ số hiện hành - chỉ số phản ánh về khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn. Thông qua chỉ số này sẽ cho thấy được khả năng chi trả của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngoài là cao hay thấp. Đồng thời cho thấy được khả năng quản lý và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp sao cho cân đối để có thể cân bằng giữa khoản tiền đầu tư và khoản tiền nợ ngoài của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ số về nguồn vốn và tài sản của công ty cho thấy được mức độ cân đối và khả năng kiểm soát nguồn vốn và tài sản cho việc kinh doanh - đầu tư của một công ty.
Nhóm chỉ số về hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp nhằm phản ánh nguồn vốn và tài sản cần và đã được sử dụng của doanh nghiệp đối với từng giai đoạn kinh doanh.
Nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh được mức độ tạo lợi nhuận so với vốn đầu tư ban đầu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhóm chỉ số về sự phân phối lợi nhuận dùng để so sánh mức độ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty và mức thu nhập dành cho các cổ đông trong công ty.
Và cuối cùng, nhóm chỉ số phản ánh giá của thị trường nhằm phản ánh giá trị của doanh nghiệp trên thị trường đang đứng ở vị trí và mức độ như thế nào?
Tất cả các loại chỉ số tài chính này được phân tích để chỉ ra từng khía cạnh tạo nên sự phát triển tổng thể của một doanh nghiệp. Và tất nhiên các chỉ số này cũng được đem ra so sánh với nhau nhằm tìm ra một đáp án chính xác nhất cho tình hình tài chính của một doanh nghiệp, liệu rằng các chỉ số đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn mà nhà đầu tư hay ngân hàng đưa ra hay không?
Để có thể hiểu được một cách chính xác nhất về các chỉ số tài chính phần nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn tìm ra được các đáp án chính xác nhất về các công thức và ý nghĩa của việc lập ra các công thức tính toán các chỉ số tài chính đó.
Công thức tính: Chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp = số tài sản ngắn hạn/ số nợ ngắn hạn
Để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn doanh nghiệp cần thực hiện việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để có thể chi trả cho các khoản nợ trên. Tức chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang ở mức nào? Có thể hay đang gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ đó.
Chỉ số khả năng thanh toán quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ rơi vào hai tình huống 1 là gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ vì số tiền nợ cao hơn cả nguồn vốn và tài sản ngắn hạn mà công ty dùng để chi trả cho khoản nợ đó.
Hai là việc sử dụng tài chính về nguồn vốn và tài sản của công ty chưa được sử dụng hợp lý, cân bằng. Số tài sản nằm trong số hàng tồn kho hoặc các khoản đầu tư tài chính khác mà chưa thu hồi được. Như vậy có thể thấy được rằng chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức 2 là phù hợp nhất(tùy từng lĩnh vực hoạt động và các loại mặt hàng kinh doanh)
Công thức: Chỉ số về khả năng thanh toán nhanh của một doanh nghiệp = số tài sản ngắn hạn - số hàng tồn trong kho/ nợ ngắn hạn.
Chỉ số về khả năng thanh toán nhanh của một doanh nghiệp cho thấy số tiền mặt - số tài sản hiện có của doanh nghiệp dùng để thanh toán cho khoản nợ ngắn hạn đó đang ở mức độ nào? Mà không cần tính đến khối lượng tài sản tồn ở trong kho.
Công thức về khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp = Tiền và các tài sản tương đương tiền.
Trong trường hợp khi công ty/ doanh nghiệp cần phải thanh toán gấp các khoản nợ bằng việc xác định số tiền mặt cần chi trả cho các khoản nợ đó, trong khi khối lượng hàng tồn trong kho và các khoản tiền ký quỹ, cho vay nợ chưa kịp thu hồi,...thì chỉ số này sẽ cho thấy được khả năng thanh toán nhanh nhất của doanh nghiệp đó.
Công thức: Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp = Lợi nhuận hay thu nhập trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả.
Trong đó lợi nhuận hay thu nhập trước thuế và lãi vay có nghĩa các khoản lợi nhuận mà công ty thu được đã được, khoản lợi nhuận này đã được trừ đi các khoản chi phí nhưng chưa trừ đi khoản tiền thuế và các khoản tiền trả lãi.
Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay này nhằm so sánh giữa số lợi nhuận và số tiền lãi nợ phải trả của doanh nghiệp. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp cần đảm bảo cao hơn số tiền phải trả thì mới có thể đảm bảo được tính an toàn cho doanh nghiệp. Ngược lại, trường hợp số tiền lãi cao hơn số tiền lợi nhuận thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ lãi.
Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh
Công thức để tính chỉ số về nguồn vốn được thực hiện theo 2 công thức như sau:
Công thức 1: Chỉ số nguồn vốn doanh nghiệp = số tiền nợ phải trả/ tổng nguồn vốn công ty.
Công thức này nhằm so sánh khả năng tài chính của doanh nghiệp giữa số tiền nợ và tổng số vốn công ty. Nếu số tiền nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao thì chắc chắn doanh nghiệp này không thực sự không phải là một nơi đáng tin cậy để có thể đầu tư.
Công thức 2: Chỉ số vốn của chủ sở hữu = vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn.
Trong đó: vốn chủ sở hữu là số tiền vốn của các cổ đông. Công thức này nhằm so sánh số vốn chủ sở hữu so với tổng số vốn của doanh nghiệp đó chiếm bao nhiêu phần trăm.
Cả hai công thức trên nhằm thực hiện để có thể so sánh, kiểm soát được tình hình tài chính của công ty và nhằm đảm bảo sao cho tổng số vốn có thể đảm bảo việc vừa chi trả được số tiền nợ và vừa đảm bảo được các số tiền vốn của chủ sở hữu có tỉ lệ phù hợp.
Thông qua chỉ số về nguồn vốn này doanh nghiệp có thể tự đưa ra được các điều chỉnh về số tiền vốn và kiểm soát số tiền nợ một cách hợp lý để có thể tránh được các rủi ro về mặt tài chính.
Các nhà đầu tư cũng sẽ dựa vào chỉ số này để có thể cân nhắc và đưa ra quyết định có nên đầu tư vào công ty/doanh nghiệp đó hay không? Thông qua việc nhận xét và đánh giá về vùng an toàn và mức độ rủi ro tài chính thông qua chỉ số nguồn vốn của doanh nghiệp này.
Đối với người cho vay/ chủ nợ: Họ cũng sẽ cân nhắc về và dự đoán về độ an toàn của khoản cho vay, liệu khoản vay đó có được trả đúng hạn và đầy đủ hay không? doanh nghiệp đó có đủ khả năng thanh toán số tiền nợ đó hay không? Từ đó chủ nợ sẽ quyết định đến việc có cho vay hay thu hồi nợ đối với doanh nghiệp đó.
Chỉ số về tài sản lại được chia ra thành chỉ số tài sản ngắn hạn và chỉ số tài sản dài hạn. Công thức tính chỉ số tài sản ngắn hạn = Tổng số tài sản ngắn hạn/ tổng số tài sản.
Chỉ số đầu tư tài sản dài hạn = tổng số tài sản dài hạn/tổng số tài sản.
Cả hai chỉ số tài sản ngắn hạn và dài hạn này đều cho thấy mức độ đầu tư của doanh nghiệp đối với các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn được phân chia như thế nào? Chỉ số này cũng phần nào đánh giá được khả năng quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp cho việc đầu tư.
Đó là một số số chỉ số tài chính tiêu biểu trong tổng số 21 chỉ số tài chính mà bạn có thể tham khảo cho quá trình làm việc. Hy vọng các thông tin trong bài viết về các tỷ số tài chính với những công thức và ý nghĩa trên đã giúp bạn hiểu được giá trị cốt lõi của các chỉ số tài chính.
Tài chính kế toán là gì
Để tìm hiểu thêm các thông tin về ngành tài chính kế toán các bạn có thể tham khảo thêm bài viết tài chính kế toán là gì? Ngay sau đây.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc