Tác giả: Nguyễn Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024
Đối với một doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh một loại sản phẩm nào đó sẽ thường có rất nhiều các vấn đề về quan tâm bao gồm loại sản phẩm, chất lượng, đóng gói, cách bán, … và đương nhiên không thể thiếu đó là giá thành của sản phẩm. Trong đó việc xác định giá thành chiếm vai trò khá quan trọng trong việc quyết định khả năng tiêu thụ của sản phẩm đó. Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp khi không có được một giá bán hợp lý đã dẫn đến tình trạng bị thua lỗ. Vậy đâu là phương pháp tính giá thành chính xác? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm không phải ngẫu nhiên mà nó được dựa theo nhiều tiêu chí phân loại. Khi đã đã có chính xác được loại giá thành mà bạn muốn tính khi đó ta mới tính hành lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất. Bản thân giá thành sản phẩm cũng không phải là một con số ngẫu nhiên mà nó được hình thành từ việc tính tổng tổng tiền toàn bộ các chi phí để có được một sản phẩm cuối cùng tính trên một khối lượng/đơn vị sản phẩm nhất định. Từ đó các tệp khách hàng sẽ trả số tiền theo các giá thành này để thực hiện việc mua bán sản phẩm.
Vậy nên trước khi xác định phương pháp tính giá thành, điều mà doanh nghiệp cần làm đó là phân loại giá thành sản phẩm. Điều này không chỉ giúp kế toán có thể quản lý cũng như hạch toán chính xác về giá thành và doanh thu mà còn làm căn cứ để có được hiệu suất bán hàng tốt nhất từ một giá thành tốt nhất (đối với cả thị trường và doanh nghiệp). Tùy thuộc vào các tiêu chí đánh giá mà chúng ta cũng sẽ có những loại giá thành tương ứng.
Giá thành chính là điểm mấu chốt để doanh nghiệp có thể đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả hay không, đồng thời nó cũng sẽ chỉ ra điều hợp lý và bất hợp lý trong quá trình sản xuất hay phân phối sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể vạch ra được biện pháp để xử lý kịp thời các vấn đề khó khăn này.
Như đúng tên gọi, đây là phương pháp có công thức tính khá đơn giản, chủ yếu là để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất loại mặt hàng ít, tổng số lượng sản xuất không quá nhiều và chu kỳ sản xuất ngắn hạn. Những doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp này chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất điện, nước, xăng, dầu, vật liệu khí đốt, … Bên cạnh đó thì phương pháp này cũng được áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất cầu kỳ và nhiều công đoạn hơn. Song nó cũng phải đồng thời áp dụng trong trường hợp là sản phẩm ít loại, ít chi tiết và có khả năng sản xuất đồng loạt với số lượng lớn. Điều này để đảm bảo trong quá trình xác định giá thành không bị bỏ sót chi phí nhỏ lẻ nào và tính chính xác cũng được đảm bảo hơn.
Với phương pháp này, đầu tiên chúng ta sẽ tính tổng giá thành sản xuất bằng cách lấy chi phí sản xuất đầu kỳ cộng với chi phí sản xuất trong kỳ sau đó trù đi chi phí sản xuất cuối kỳ. Sau khi đã có kết quả chúng ta sẽ lấy số liệu tổng bên trên chia cho tổng số lượng sản phẩm đã hoàn thành được kết quả cuối cùng chính là giá thành sản phẩm.
Còn với doanh nghiệp sản xuất có quá trình phức tạp hơn cả về khâu sản xuất lẫn nhiều chủng loại thì sẽ tính giá thành theo định mức. Chủ yếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp này sẽ là sản xuất hàng may mặc, quần áo, dệt kim, phụ kiện, đóng giày, sản xuất hàng gia dụng, phụ tùng, … Vì tính chất phức tạp hơn nên kế toán sẽ phải tập hợp và phân loại các nhóm sản phẩm giống nha để tính. Sau đó dựa vào sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức, từng loại sản phẩm sẽ được xác định giá thành cụ thể nhất. Ở đây các bạn cần lưu ý rằng nhóm sản phẩm cùng loại sẽ là đối tượng tổng hợp chi phí còn nhóm sản phẩm cùng quy cách sản xuất sẽ là đối tượng để tập hợp giá thành.
Với phương pháp này, các bạn sẽ vẫn phải thực hiện tính toán theo 2 khâu là tính tổng giá thành sản xuất sau đó mới tính giá thành từng loại sản phẩm cụ thể. Trong đó tổng giá thành sản xuất sẽ bằng số sản phẩm tiêu chuẩn nhân với giá đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn. Và giá thành thực tế sẽ tính bằng tích của giá thành định mức và giá thành tỉ lệ.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp loại sản phẩm đó trong quá trình sản xuất thu về đồng thời sản phẩm chính lẫn sản phẩm phụ. Điển hình trong đó là những loại sản phẩm như chế biến dầu thô hay sản xuất các vật liệu làm từ gỗ. Với các doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm này, sử dụng 2 phương pháp bên trên có thể không chuẩn xác và làm sót chi phí của sản phẩm phụ, từ đó dẫn đến việc giá thành vì đẩy xuống thấp hơn hẳn so với chi phí sản xuất, gây ra hiện tượng “lỗ”. Vì thế phương pháp loại từ sản phẩm phụ để xác định giá thành sẽ cực kỳ phù hợp trong trường hợp này.
Công thức để tính giá thành bằng phương pháp này như sau: tổng giá thành sản phẩm chính sẽ bao gồm giá trị sản phẩm chính đầu kỳ cộng với tổng chi phí phát sinh trong kỳ và trừ giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính và trừ đi giá trị sản phẩm chính cuối kỳ. Nhìn chung công thức sẽ gần giống với công thức của phương pháp tính đơn giản chỉ thêm một số liệu về sản phẩm phụ trong tính toán.
Tìm việc làm kế toán tại Hồ Chí Minh
Đối với các doanh nghiệp có đơn đặt hàng lớn và thường xuyên, đồng thời loại sản phẩm không cố định giống nhau thì doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này đó là: công ty xây dựng, công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, công ty xuất nhập khẩu, hoặc các công ty cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, … Ở phương pháp này, kế toán tiếp tục xác định đối tượng tập chi phí và đối tượng tính giá thành. Song điều đặc biệt là cả 2 đối tượng này đều là một và đều là từng đơn đặt hàng. Nó bao gồm toàn bộ chi phí từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn thành và giao đến tay khách hàng, thậm chí là cả các chi phí phát sinh.
Để thực hiện phương pháp tính này chúng ta sẽ có công thức như sau. Lấy tổng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cùng với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất cung phát sinh từ đầu đến cuối chu trình, ta sẽ được giá thành của từng đơn đặt hàng.
Đối với phương pháp này, nó được áp dụng trong trường hợp sản xuất cùng chu kỳ, cùng nguyên liệu, cùng số lượng nhân công, song sản phẩm cuối cùng thu về lại nhiều hơn một. Lĩnh vực sản xuất thường là chế biến đồ ăn, sản xuất đóng hộp, … Điểm chung của các loại hình sản xuất này là chi phí không tính riêng cho từng loại sản phẩm mà sẽ chia đều trong cả quá trình sản xuất. Kế toán có thể xác định được giá thành cho từng loại sản phẩm này bằng cách thực hiện phép quy đổi để tất cả các sản phẩm chính khác nhau về cùng hệ số duy nhất. Sản phẩm có hệ số 1 sẽ được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Chú ý ở đây, hệ số quy đổi phải được thống nhất và xây dựng sẵn từ đầu. Đồng thời, đối tượng tính giá thành cuối cùng cũng là sản phẩm chính hoàn toàn kèm theo đó là chi phí sản xuất về phân xưởng và công nghệ được coi là hạch toán chi phí.
Công thức để tính giá thành trong trường hợp này như sau:
Đầu tiên ta sẽ lấy tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm chia cho tổng số sản phẩm gốc được giá thành đơn vị sản phẩm gốc. Sau đó lấy kết quả vừa rồi nhân hệ số quy đổi từng loại ta sẽ được giá thành đơn vị sản phẩm từng loại. Rồi từ đó thực hiện tính tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm theo công thức của phương pháp tính đơn giản.
Phương pháp tính giá thành cuối cùng mà cũng hay được doanh nghiệp sử dụng đó là phân bước. Phương pháp này có thể được coi là “đặc trị” cho những sản phẩm có quy trình sản xuất phức tạp. Những quy trình đó bao gồm nhiều bước, nhiều thành phần, đồng thời cũng có tần suất liên tục cho nên việc áp dụng một trong 5 phương pháp kể trên khó có thể tính được chính xác giá thành cuối cùng. Vật nên bắt buộc kế toán phải chia ra làm nhiều giai đoạn để tính cụ thể. Cách tính như sau:
Giả sử một quy trình sản xuất gồm có 3 giai đoạn chúng ta sẽ tính giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 theo công thức như phương pháp tính đơn giản. Sau đó, đến giai đoạn 2 tiếp tục lấy giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 đó để cộng với tổng giá trị sản phẩm từ đầu đến cuối kỳ của giai đoạn 2. Tiếp tục làm tương tự với giai đoạn 3, ta sẽ được giá thành thành phẩm cuối cùng. Với những quy trình sản xuất nhiều giai đoạn hơn thì các phép tính cũng liên tục và tiếp nối như vậy cho đến hết giai đoạn cuối cùng, chúng ta sẽ nhận được giá thành chính xác.
Đây là phương pháp được áp dụng chủ đạo ở nhiều doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là hàng thời trang, gia dụng, những mặt hàng càng nhiều công năng, hiện đại và thiết kế tinh xảo thì sẽ có càng nhiều đoạn. Và điều ấy cũng là lý do khiến giá thành cũng cao hơn.
Trên đây là toàn bộ các phương pháp tính giá thành phổ biến nhất mà mỗi kế toán và doanh nghiệp nên nằm lòng cho mình. Lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất đối với loại sản phẩm và quy trình sản xuất sẽ giúp cho kết quả giá thành cuối cùng chính xác hơn!
Phương pháp tính giá xuất kho là gì? Cách tính như thế nào?
Ngoài tính giá thành thì đối với doanh nghiệp còn có thêm giá xuất kho. Đây cũng là loại giá trị quan trọng để tính toán và xác định hiệu suất bán hàng cho doanh nghiệp. Vậy phương pháp tính giá xuất kho là gì và cách tích của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc