Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024
Một mặt hàng không phải thích bán với giá nào thì bán mà hầu hết giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ được quy định theo các điều khoản cụ thể. Bên cạnh đó là việc tính toán tỉ mì của kế toán tại mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo giá bán phù hợp theo quy định đồng thời mang lại lợi nhuận cho công ty, đặc biệt là những mặt hàng tồn kho. Vậy, phương pháp tính giá xuất kho được hiểu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Phương pháp tính giá xuất kho chính là phương thức tìm ra cách giải quyết các mặt hàng còn tồn đọng nhằm mục đích vừa bán được các mặt hàng đó, vừa có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp, tránh việc gây lỗ vốn do không xuất được các mặt hàng đó.
Hàng tồn kho của các doanh nghiệp chính là các mặt hàng, nguyên liệu, tài sản được mua vào nhằm mục đích dùng để sản xuất các mặt hàng chủ lực hay bán trong thời kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường. Các mặt hàng đó có thể kể đến như:
- Nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ hoặc các công cụ
- Hàng hóa được mua lúc đi trên đường
- Hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp
- Sản phẩm, hàng hóa gửi bán
- Sản phẩm dở dang
Hầu hết, các mặt hàng này đều cần phải được thanh lý, bán ra ngoài vào cuối giai đoạn sản xuất, kinh doanh hàng hóa hay còn gọi là cuối mùa vụ. Nếu tích trữ trong thời gian các sản phẩm này rất dễ bị hỏng, giảm chất lượng và có khả năng phải bỏ đi, không sử dụng được nữa. Điều này vừa gây lãng phí vừa có thể gây nên tổn thất cho doanh nghiệp.
Do đó, để khắc phục được tình trạng này, các doanh nghiệp phải đưa ra những phương pháp vừa để giải quyết các mặt hàng tồn kho vừa có thể đem lại lợi nhuận.
Xem thêm: Mẫu bảng kê chứng từ thanh toán và cách xây dựng nội dung
Hiện nay, các phương pháp tính giá xuất kho đã được đưa ra qua Thông tư 200/2024/TT-BTC và Thông tư 133/2024/TT-BTC. Theo như hai Thông tư này thì hiện tại có 3 phương pháp tính giá xuất kho chính là:
- Phương pháp bình quân gia truyền
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
Mỗi phương pháp tính giá xuất kho sẽ có những ưu, nhược điểm và tính chất riêng. Vì thế, tùy vào từng mặt hàng, tính chất của doanh nghiệp mà kế toán sẽ đưa ra và lựa chọn phương thức phù hợp với công ty mình.
Mức độ chính xác của mỗi phương pháp sẽ phụ thuộc vào trình độ, năng lực nghiệp vụ cũng như khả năng của công cụ tính toán và phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, yếu tố về sự biến động của vật tư và hàng hóa ở doanh nghiệp đó.
Với phương pháp này thì giá trị của từng loại hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ đó. Giá trị trung bình này có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về. Điều này sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như cách làm việc của mỗi doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, nhân viên kế toán phụ trách của mỗi doanh nghiệp sẽ phải tính ra được đơn giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hàng hoặc ở tại thời điểm cuối kỳ đó. Khi đã tính được đơn giá bình quân thì ta lấy kết quả đó nhân với số lượng xuất kho.
Giá thực tế từng loại xuất kho = Giá đơn vị bình quân x Số lượng từng loại xuất kho
Ở phương pháp này, giá đơn vị bình quân có thể được tính theo 2 cách.
Cách thứ nhất: Phương pháp tính bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Giá trị của đơn giá xuất kho bình quân sẽ được tính vào cuối kỳ kế toán nếu như tính theo phương pháp này. Tùy vào từng kỳ dự trữ của doanh nghiệp đã áp dụng mà kế toán phụ trách sẽ lựa hàng hóa tồn kho căn cứ vào giá nhập, số lượng hàng tồn kho đầu kỳ và đã nhập trong kỳ để tính được giá đơn vị bình quân.
Lúc đó, ta có công thức:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ
+ Giá trị hàng nhập trong kỳ)/(Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
Cách tính này có ưu điểm lớn nhất chính là đơn giản, dễ thực hiện và chỉ cần tính một lần duy nhất vào cuối kỳ.
Nhược điểm của nó chính là độ chính xác không cao do để đến tận cuối kỳ mới thực hiện, gây ảnh hưởng đến việc quyết toán chung cũng như ảnh hưởng đến các thành phần hàng hóa khác. Thêm vào đó, với phương pháp này, sẽ chưa thể đáp ứng được kịp thời về yêu cầu của thông tin kế toán trong ngay tại thời điểm phát sinh những nghiệp vụ.
Ví dụ: Công ty CP TM DV ABC
- Nguyên liệu M tồn kho đầu kỳ là 2000kg với đơn giá 2000đ/kg
- Tổng nhập trong kỳ của nguyên liệu M là 8000 kg với tổng giá trị là 14.400.000đ
- Tổng xuất trong kỳ của nguyên liệu M là 5000kg
Tính giá trị xuất kho 5000kg nguyên liệu M như sau:
Giá bình quân 1kg nguyên liệu M trong kỳ = [(2000kg x 2000đ)+14.400.000]/(2000kg + 8000kg) = 1.840đ
Giá thực tế của nguyên liệu M xuất kho trong kỳ = 1840đ x 5000kg = 9.200.000đ
Cách thứ hai: Phương pháp tính bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Ở phương pháp này, kế toán sẽ phải xác định được đơn giá bình quân của hàng hóa, sản phẩm sau mỗi lần nhập vào. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu, công cụ, sản phẩm xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để kế toán có thể xác định giá thực tế của các mặt hàng xuất kho.
Ta có công thức tính như sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập/Lượng thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập
Ưu điểm của phương pháp này chính là đã khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán lại trở nên phức tạp hơn rất nhiều và tốn nhiều công sức hơn do phải tính toán nhiều lần. Vì thế, với những doanh nghiệp có ít loại hàng hóa tồn kho họ sẽ thường sử dụng phương pháp này.
Ví dụ: Công ty TNHH MNP
- Ngày 10/6: nguyên liệu A tồn kho đầu kỳ 2000kg, đơn giá 2000đ/kg, tổng giá trị là 4.000.000đ
- Ngày 13/6: nhập kho nguyên liệu A là 8000kg, đơn giá 1800đ/kg, tổng giá trị là 14.400.000đ
Tại ngày 13/6 xác định giá đơn vị bình quân 1kg nguyên liệu A là:
Giá bình quân 1kg nguyên liệu A ngày 13/6 = [(2000kg x 2000đ) + (8000kg x 1800đ)]/(2000kg + 8000kg) = 1840đ
- Ngày 14/6 xuất kho nguyên liệu A là 4000kg
Xác định giá trị 4000kg nguyên liệu A xuất kho ngày 14/6:
1840 x 4000kg = 7.360.000đ
- Giá trị nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 14/6:
4.000.000 + 14.400.000 - 7.360.000 = 11.040.000đ
- Số lượng nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 14/6:
2000kg + 8000kg - 4000kg = 6000kg
Đây là phương pháp được áp dụng dựa trên việc nhận biết giá trị thực tế của từng loại hàng hóa đã mua vào, từng thứ sản phẩm đã sản xuất ra nên sẽ chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít mặt hàng, sản phẩm hoặc các mặt hàng có sự ổn định và khả năng nhận diện được.
Với phương pháp này, những sản phẩm, hàng hóa xuất kho ở lô hàng nhập vào nào thì sẽ lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính toán. Đây được coi là phương án có tính tối ưu và tốt nhất. Nó đã tuân thủ được nguyên tắc phù hợp của kế toán và thể hiện được chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Phương pháp này cũng thể hiện được giá trị của hàng xuất kho đã bán phù hợp với doanh thu, lợi nhuận mà nó tạo ra. Hơn nữa, qua phương pháp này ta có thể thấy giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng với giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này thì doanh nghiệp cần thỏa mãn những điều kiện khắt khe. Đó là chỉ những doanh nghiệp kinh doanh mà có số lượng ít loại mặt hàng hay các mặt hàng tồn kho có giá trị lớn và loại hàng có tính ổn định, khả năng nhận diện được. Những doanh nghiệp như vậy mới có thể áp dụng, sử dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp mà có nhiều và đa dạng mặt hàng thì sẽ không thể sử dụng được.
Ví dụ: Công ty TNHH MTV
Hàng tồn đầu tháng 4/2024:
- Nguyên liệu A: 1000kg x 11.000đ/kg
- Nguyên liệu B: 500kg x 15.000đ/kg
Ngày 1/4/2024: Nhập kho nguyên liệu A 3000kg, đơn giá 12.000đ/kg
Ngày 8/4/2024:
Nhập kho nguyên liệu B: 2000kg, đơn giá 16.000đ/kg
Xuất kho nguyên liệu A: 2000kg
Ngày 13/4/2024: Xuất kho nguyên liệu B 2000kg
Ngày 23/4/2024: Xuất kho nguyên liệu A 1000kg
Ta sẽ tính được giá trị xuất trong tháng 4/2024:
Ngày 1/4/2024 xuất kho nguyên liệu A: 2024 x 12.000 = 24.000.000đ
Ngày 13/4/2024 xuất kho nguyên liệu B: 2024 x 16.000 = 32.000.000đ
Ngày 23/4/2024 xuất kho nguyên liệu A: 1000 x 12.000 = 12.000.000đ
Phương pháp này có ưu điểm chính là phương có tính tối ưu cũng như tốt nhất. Đặc biệt, nó tuân thủ được các nguyên tắc phù hợp của kế toán và phản ánh được đúng giá trị thực tế.
Nhược điểm chính là chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có ít mặt hàng. Với những doanh nghiệp có nhiều mặt hàng thì không thể áp dụng phương pháp này.
Xem thêm: Overhead Cost là gì? Cách công ty quản lý Overhead Cost hiệu quả
Phương pháp này được viết tắt là FIFO. Nếu tính theo phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì sẽ được xuất trước và tính theo giá của lô hàng nhập ở đầu kỳ. Còn giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất sau sẽ được tính là giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ và cũng sẽ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Nói đơn giản thì phương pháp này có nghĩa là hàng hóa nào nhập trước thì sẽ xuất trước. Sau khi đã xuất hết số nhập trước đó rồi thì mới đến số nhập sau và sẽ tính theo giá thực tế của mỗi lần nhập. Vì thế, hàng hóa tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp này sẽ thích hợp nếu thị trường có giá cả ổn định hoặc đang có xu hướng giảm. Các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp này chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh về mỹ phẩm, thuốc,...
Ví dụ: Công ty TNHH MTV
Tình hình xuất nhập hàng hóa T2/2024:
Đầu T2/2024 tồn kho 5 nguyên liệu A, đơn giá 100.000
Ngày 1/2/2024 nhập mua 20 nguyên liệu A, đơn giá 110.000đ/chiếc
Ngày 8/2/2024:
- Nhập: 10 nguyên liệu A, đơn giá 120.000d/chiếc
- Xuất: 15 nguyên liệu A
Ngày 22/2/2024 xuất 15 nguyên liệu A.
Ta tính nhập trước, xuất trước:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
Ngày 8/2/2024 xuất: 5 x 100.000 + 10 x 110.000 = 1.600.000đ
Ngày 22/2/2024 xuất: 10 x 110.000 + 5 x 120.000 = 1.700.000đ
Phương pháp này có ưu điểm chính là sau mỗi lần xuất hàng ta có thể tính được ngay giá trị vốn hàng xuất kho đó. Vì thế đã đảm bảo được việc cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán. Từ đó tiện cho việc ghi chép các khâu tiếp theo cũng như quản lý số liệu và các mặt hàng còn lại. Bên cạnh đó, phương pháp này cho ta thấy được giá trị vốn của hàng tồn kho sau khi tính được sẽ có những kết quả tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì thế mà các chỉ tiêu hàng tồn kho có trên báo cáo của kế toán sẽ có ý nghĩa thực tế hơn rất nhiều.
Nhược điểm của phương pháp này là khiến cho doanh thu tính được ở hiện tại sẽ không phù hợp với những khoản chi phí tính ra ngay thời điểm đó. Với cách tính như này thì ta có thể nhận thấy rằng doanh thu hiện tại đã được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, hàng hóa mà ta có được cách đó từ rất lâu. Thêm vào đó, nếu số lượng và chủng loại mặt hàng nhiều, đa dạng sẽ phát sinh nhập xuất một cách liên tục. Điều này đã dẫn đến việc phát sinh những chi phí cho việc hạch toán cũng như khiến khối lượng công việc của kế toán sẽ tăng lên rất nhiều.
Những phương pháp tính toán được coi là các phương pháp thông dụng. Xét trên thực tế thì tất cả các loại hàng tồn kho đều có thể áp dụng được 3 phương pháp trên. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp sẽ có tính chất và quy mô khác nhau. Do đó, kế toán sẽ phải lựa chọn phương án phù hợp với các mặt hàng của doanh nghiệp mình cũng như tính chất, nhu cầu của doanh nghiệp.
Đặc biệt, còn một phương pháp nữa là phương pháp giá bán lẻ, được áp dụng đối với các ngành hàng bán lẻ và các doanh nghiệp tập trung cho dịch vụ bán lẻ của mình.
Nhìn chung, các phương pháp tính giá xuất kho đều sẽ có những đặc điểm và ưu thế riêng. Người kế toán của từng doanh nghiệp cần hiểu rõ từng phương pháp để có thể áp dụng phù hợp với sản phẩm và tính chất của doanh nghiệp mình.
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn độc giả hiểu rõ hơn về phương pháp tính giá xuất kho cũng như cách tính của các phương pháp này. Qua đó có thể trang bị thêm kiến thức trong ngành kế toán nói riêng cho mình. nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm công việc ngành kế toán thì Timviec365.vn là một gợi ý lý tưởng cho bạn. Bạn có thể tạo cv trực tiếp cũng như tham khảo các form cv sẵn có cv kế toán trưởng, cv kế toán tổng hợp hay cv kế toán bằng tiếng Anh,... và đọc thêm về các bài viết lĩnh vực kế toán để lựa chọn đúng ngành nghề: Kế toán nội bộ, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương,...
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Nên hay không học văn bằng 2 kế toán và câu trả lời chuẩn nhất
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc