Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cách bố trí phòng làm việc tập thể tăng hiệu quả làm việc

Tác giả: Vũ Thoa

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Cách bố trí phòng làm việc tập thể sẽ giúp cho các cá nhân làm việc tăng tính hiệu quả hơn. Không gian làm việc, cách bố trí phòng làm việc tập thể sao cho hiệu quả, khoa học để đảm bảo cho tinh thần làm việc và hiệu suất của công việc.

1. Tầm quan trọng của việc bố trí văn phòng làm việc tập thể

Văn phòng làm việc tập thể là nơi để các bộ phận, phòng ban, tập thể nhân viên và lãnh đạo trong doanh nghiệp/tổ chức, công ty, doanh nghiệp làm việc, bên cạnh đó văn phòng làm việc chính là một trong những yếu tố để có thể xây dựng thương hiệu riêng của công ty.

Bố trí phòng làm việc tập thể khoa học sẽ tạo ra năng suất làm việc
Bố trí phòng làm việc tập thể khoa học sẽ tạo ra năng suất làm việc, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên

Nếu như trước đây, văn phòng làm việc đơn thuần là một không gian được ngăn cách nhau bởi những bức tường khô khan nhàm chán thì ngày nay, các công ty/tập đoàn đã không ngừng tạo ra những mô hình văn phòng làm việc tập thể đầy sôi động và mang tính nghệ thuật nhằm kích thích sự sáng tạo và hứng thú làm việc cho nhân viên.

Mỗi ngày, chúng ta có thời ít nhất là 7,5 tiếng đồng hồ để ở văn phòng (từ sáng tới tối) khoảng thời gian này khá là dài, do đó văn phòng không chỉ là nơi làm việc mà cũng giống như là ngôi nhà thứ hai của mọi người, thể hiện được sự gắn bó giữa nơi làm việc và môi trường làm việc.

Cách bố trí phòng làm việc tập thể khoa học còn là bộ mặt của doanh nghiệp
Cách bố trí phòng làm việc tập thể khoa học còn là bộ mặt của doanh nghiệp

Cũng bởi vậy mà rất nhiều công ty/tập đoàn lớn đều cố gắng để có thể tạo ra không gian văn phòng làm việc tập thể hoàn hảo cho mọi người, góp phần tạo hứng thú và động lực để phát triển khả năng làm việc. Không chỉ có vậy, văn phòng làm việc cũng là nơi để tiếp đón các đối tượng khách hàng, cho nên cách bố trí văn phòng làm việc khoa học cũng sẽ giúp cho bộ mặt công ty trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt các khách hàng.

Do đó, các văn phòng công ty cần phải có cách bố trí phòng làm việc một cách khoa học, phù hợp với tính chất của công ty để tạo tính hiệu quả cho công việc mỗi ngày.

Xem thêm: việc làm hành chính văn phòng

2. Chuẩn bị bố trí phòng làm việc tập thể

Để tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả cao thì văn phòng làm việc cần phải khoa học và phù hợp với tính chất công việc. Trong đó, những yếu tố xuất hiện trong văn phòng rất quan trọng để tạo nên tổng thể văn phòng chuyên nghiệp, sắp xếp văn phòng hiệu quả là sắp xếp các yếu tố, chi tiết trang thiết bị văn phòng hiệu quả, khoa học.

Những điều cần thiết trong công tác chuẩn bị bố trí phòng làm việc tập thể
Những điều cần thiết trong công tác chuẩn bị bố trí phòng làm việc tập thể

Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn bố trí văn phòng làm việc tập thể hiệu quả cao.

2.1. Ưu tiên sử dụng các thiết bị thông minh trong văn phòng

Ngày nay, những trang thiết bị thông minh đang dần được thay thế cho những thiết bị đơn sơ, rườm rà ra đời trước đây. Hầu hết, các văn phòng trước đây sử dụng bàn ghế gỗ gắn liền với nhau, khến cho việc di chuyển hay thay đổi kết cấu của chỗ ngồi cũng khó khăn. Nhưng hiện nay đã có những bộ bàn ghế di động với rất nhiều hình dáng khác nhau, độ to nhỏ khác nhau phù hợp với các loại không gian văn phòng.

Cùng lúc đó, cái dạng ghế có chân bánh xe giúp cho việc di chuyển của các anh/chị nhân viên trở nên thuận lợi ngay cả khi đã ngồi, góp phần tạo nên không gian tiện lợi nhất có thể.

Bên cạnh đó, thay vì sử dụng hệ thống mạng dây rườm rà, cồng kềnh thì các văn phòng cũng nên sử dụng các thiết bị không dây để tạo ra được những không gian chuyên nghiệp không xuất hiện dây dựa rườm rà mất mĩ quan.

Cách bố trí phòng làm việc tập thể - ưu tiên dùng những thiết bị thông minh
Cách bố trí phòng làm việc tập thể - ưu tiên dùng những thiết bị thông minh

2.2. Ưu tiên để bàn làm việc ở cạnh cửa sổ

Ngày nay, có rất nhiều mẫu bàn ghế làm việc đa dạng để phục vụ cho các không gian văn phòng khác nhau, đối với những văn phòng làm việc tập thể có không gian rộng lớn thì các doanh nghiệp này nên bố trí những bàn làm việc dài, rộng để có thể tạo ra nhiều chỗ ngồi cạnh nhau, cùng với đó thì các bàn ghế cũng nên được đặt gần phía cửa sổ.

Việc sắp xếp bàn làm việc như thế sẽ hỗ trợ tạo điều kiện cho đồng nghiệp trong công ty, bất kỳ bộ phận nào, có thể hợp tác với nhau dễ dàng trong quá trình làm việc, thảo luận công việc một cách thuận lợi. Đặt bàn làm việc gần cửa sổ cũng sẽ giúp người ngồi làm việc hít thở không khí ngoại trời, giúp tạo nguồn cảm hứng sôi động, tránh không gian làm việc u ám, giúp khí thế làm việc của nhân viên không bị chán chường.

Cách bố trí phòng làm việc tập thể - ưu tiên ngồi làm việc gần với cửa sổ
Cách bố trí phòng làm việc tập thể - ưu tiên ngồi làm việc gần với cửa sổ

2.3. Phối hợp màu sắc khoa học

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng có sự tác động tới tâm lý con người, do đó việc kết hợp các màu sắc trong văn phòng làm việc là điều quan trọng để kích thích tư duy, tinh thần làm việc của các nhân viên.

Nên lựa chọn những gam màu hài hòa, không chọn gam màu nóng như màu đỏ, màu da cam... khiến cho văn phòng trở nên ngột ngạt, nếu biết phối màu phù hợp với tính chất công việc và không gian làm việc thì có thể tạo cảm giác nơi làm việc rộng lớn hơn, thoải mái hơn.

Xem thêm: Những cách hay để tạo nên không gian làm việc hiệu quả

2.4. Không thể thiếu cây xanh

Cây xanh hiện đang là xu hướng của văn phòng làm việc, có rất nhiều loại cây để bàn hoặc cây để trong phòng với cỡ lớn với quan niệm về phong thủy làm việc như cây Kim Tiền, cây Lan Ý, cây Kim Ngân, Cau Tiểu Trâm... 

Cách bố trí phòng làm việc tập thể - sử dụng cây xanh trong phòng làm việc
Cách bố trí phòng làm việc tập thể - sử dụng cây xanh trong phòng làm việc

Bên cạnh đó, cây xanh luôn là biểu tượng tươi mới, mát mẻ, mang lại cảm giác dễ chịu cho con người, việc đưa cây xanh trong phòng làm việc tập thể làm một ý tưởng hay và tất nhiền là nên lựa chọn những cây phù hợp để trong nhà, vừa đảm bảo sức khỏe lại vừa có thể tạo cảm giác dễ chịu trong quá trình làm việc.

3. Những cách bố trí phòng làm việc tập thể hiệu quả

Phòng làm việc tập thể có rất nhiều bộ phận khác nhau, trong đó có phòng/vị trí làm việc của cấp trên và vị trí làm việc của nhân viên cấp dưới. Việc bố trí nơi làm việc của sếp và nhân viên rất quan trọng, góp phần tạo ra năng suất và hiệu quả công việc. Hãy cùng tìm hiểu để biết cách bố trí phòng làm việc tập thể sao cho đạt hiệu quả và năng suất làm việc tốt nhất nhé.

3.1. Bố trí phòng làm việc của sếp theo phong thủy

Trong phòng làm việc của sếp sẽ bố trí một chiếc bàn to, rộng và chiếc ghế to, bàn làm việc nên đặt gần cửa sổ để có thể tận hưởng và kết hợp hài hòa giữa không gian làm việc và thiên nhiên. trên bàn cần để một chiếc máy tính bàn để phục vụ sếp làm viêc.

Cách bố trí phòng làm việc tập thể theo phong thủy
Cách bố trí phòng làm việc tập thể theo phong thủy

Bên cạnh đó, trên bàn cũng nên có giá sách nho nhỏ và vật dụng để bút, thước, giấy nhớ, sổ sách... Một số đồ phong thủy có thể đặt trên bàn như: quả cầu thủy tinh, hình tượng Phật/Bồ Tát Quan Âm làm bằng gỗ Trầm hương, tượng ngọc hình con hổ hay báo...

Cùng với đó thì trên bàn làm việc cũng cần bài trí điện thoại bàn cỡ nhỏ để phục vụ cho việc liên hệ với nhân viên, tủ tài liệu phía sau bàn làm việc, trong phòng có thể trang trí và treo các huy chương, bằng khen của công ty, của sếp để tạo được ý nghĩa của công ty.

Bên cạnh đó, trong phòng sếp cũng nên treo bức tranh phong cảnh được đóng trong khung kính, bức tranh có độ to nhỏ vừa phải, treo ở khu vực dễ nhìn và trang nhã. Trong phòng làm việc của sếp mà có không gian thì nên bài trí một bộ bàn ghế nho nhỏ để có thể ngồi tiếp khách, bộ bàn ghế này nên là bộ salon để tạo cảm giác ấm cúng, chuyên nghiệp. Nhưng dù salon hay gỗ thì cũng sẽ tùy thuộc vào sở thích của từng vị sếp nữa nhé.

Xem thêm: CV mẫu đẹp, chuyên nghiệp "đốn gục" nhà tuyển dụng

3.2. Bố trí khu vực làm việc của nhân viên

Nhân viên sẽ có chỗ ngồi làm việc riêng, nếu phòng làm việc của sếp ở bên trong thì phía không gian bên ngoài sẽ là chỗ ngồi của nhân viên, chỗ ngồi được gần cửa sổ không nên sắp xếp giáp với phòng làm việc của sếp, có thể cách ra một khoảng rộng làm lối đi lại, ngăn cách giữa phòng làm việc của sếp với khu vực làm việc của nhân viên.

Cách bố trí phòng làm việc tập thể của nhân viên một cách khoa học
Cách bố trí phòng làm việc tập thể của nhân viên một cách khoa học

Như vậy vừa đảm bảo được không gian làm việc đủ yên tĩnh cho sếp lại thể hiện được sự uy nghiêm giữa nơi làm việc của sếp và nhân viên. Khu vực làm việc của nhân viên nên xếp thành từng khu, từng mảng, ví dụ như cứ một chỗ 4 bàn theo dãy hoặc theo dạng hình vuông và được ngăn cách nhau bởi tấm kính đủ để có không gian riêng của từng người.

Với những gợi ý về cách bố trí phòng làm việc tập thể được Kim Thoa chia sẻ ở trên đây thì hy vọng rằng các bạn sẽ tạo ra được những không gian làm việc hiệu quả, đa dạng, cách bài trí phù hợp với hình thức kinh doanh/hoạt động của công ty để đạt dược năng suất làm việc hiệu quả nhất.

Các hình thức tổ chức bộ máy hành chính văn phòng

Trong mỗi doanh nghiệp có rất nhiều bộ phận khác nhau phối hợp với nhau để tạo nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh và thúc đẩy phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thì, khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc nghiên cứu về cách bố trí phòng làm việc tập thể thì chúng ta còn cần phải nghiên cứu về các hình thức tổ chức bộ máy hành chính văn phòng để có được thể thống nhất đầy chuyên nghiệp của mỗi doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu những thông tin chi tiết bên dưới về các hình thức tổ chức củ bộ máy hành chính văn phòng.

Các hình thức tổ chức bộ máy hành chính văn phòng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;