Tác giả: Hồ Thùy Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 08 năm 2024
Tiền lương làm thêm giờ nhận được sự quan tâm rất lớn bởi nó ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như lợi ích của người lao động. Nhất là trong những cơ quan nhà nước thì tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây đề tìm hiểu cách tính tiền làm thêm giờ của công chức nhé!
Tiền lương giờ được dùng để làm căn cứ tính tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ được xác định bằng tiền lương của một tháng chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn của một tháng đó. Tiền lương của của một tháng bao gồm: các khoản phụ cấp lương, mức hiện hưởng và các hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Cơ quan, đơn vị được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tôi thiểu chung thì tiền lương của một tháng cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo tương ứng.
Bên cạnh đó, số giờ làm việc tiêu chuẩn của một tháng được xác định bằng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày nhân với số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng. Quy định số giờ làm việc trong một ngày là 8 giờ và số ngày làm việc tiêu chuẩn của một tháng là 22 ngày. Trừ những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được liệt kê trong danh mục của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sẽ được rút ngắn thời gian làm việc trong một ngày theo quy định của nhà nước.
Thời gian người lao động làm việc vào ban đêm sẽ được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra cho tới ngoài Bắc; từ 21 giờ ngày hôm trước cho đến 5 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào trong phía Nam. Thời gian làm thêm được thực hiện theo quy định tại nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 27/12/2024 của Chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành môt số điều của Bộ luật lao dộng về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
Tiền lương làm thêm giờ của công chức, viên chức được quy định và tính theo công thức quy định tại điều 55, nghị định 145/2024/NĐ-CP ngày 14/12/2024. Cụ thể, đối với người lao động đang được hưởng lương thro thời gian thì sẽ được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài giờ bình thường do người sử dụng lao động được quy định theo điều 105 của Bộ luật lao động và được tính theo công thức như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150% (hoặc 200% hoặc 300%) x số giờ làm thêm.
Trong đó:
- Tiền lương thực trả của một công việc làm vào ngày bình thường sẽ bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của ngày, tháng hoặc tuần mà người lao động làm thêm giờ (T1) chia cho tổng số giờ làm việc tương ứng với ngày, tháng hoặc tuần người lao động làm thêm giờ (T2). Quy định cụ thể đổi với T1 và T2 như sau:
T1 sẽ không bao gồm số tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi người lao động làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương, ngày nghỉ lễ, tết, theo quy định của bộ luật lao động; tiền thưởng sáng kiến, tiền thưởng theo quy định tại điều 104 của Bộ luật lao động; tiền ăn trưa, tiền hỗ trợ xăng xe, tiền điện thoai, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; trợ cấp khi có người thân bị chết, người lao động có người thân kết hơn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hộ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến công việc hoặc chức danh của người lao động.
T2 sẽ không được quá số ngày làm việc bình thường trong một tháng và số giờ làm việc bình thường trong một ngày, một tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp có thể lựa chọn và không kể số giờ làm thêm.
- Mức ít nhất bằng 150% được so với khoản tiền lương giờ thực trả của công việc người lao động đang làm vào ngày làm việc bình thường và được áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.
- Mức tối thiểu tăng gấp đôi so với tiền lương giờ thực của công việc mà người lao động đang làm trong ngày làm việc bình thường, áp dụng cho giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
- Mức ít nhất bằng 300% được so với khoản tiền lương giờ thực trả của công việc người lao động đang làm vào ngày làm việc bình thường và được áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ có hưởng lương, ngày nghỉ lễ, tết, chưa kể đến tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương, ngày nghỉ lễ, tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đối với trường hợp làm vào ban ngày và nếu được bố trí nghỉ bù những giờ đưởng hưởng tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày được nhà nước quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày (được bố trí nghỉ bù) = tiền lương giờ x 50% (hoặc 100% hoặc 200%) x số giờ thực tế là thêm.
Trong đó:
- Mức 50% được áp dụng đối với các cán bộ, công chức làm thêm vào ngày thường.
- Mức 100% được áp dụng đối với các cán bộ, công chức làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần
- Mức 200% được áp dụng đối với các cán bộ, công chức làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù. Nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hay ngày nghỉ có hưởng lương trong mức 200% đã được bao gồm cả tiền lương trả cho người lao động trong thời gian được hưởng nguyên lương theo quy định tại điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật lao động.
Với các công chức, viên chức tham gia làm thêm giờ vào buổi tối, tiền lương sẽ được tính theo cách sau đây:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = tiền lương làm thêm một giờ vào ban ngày x 130% x số giờ thực tế người lao động làm thêm giờ vào ban đêm.
Trong đó:
Tiền lương làm thêm một giờ vào ban ngày (tùy theo các trường hợp làm thêm vào ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương, ngày nghỉ lễ, tết được bố trí nghỉ bù hay không được bố trí nghỉ bù vào những ngày làm thêm) sẽ được tính theo công thức quy định vụ thể tại tiết a hoặc tiết b điểm 2 của mục IV thông từ này với số giờ thực tế người lao động làm thêm là một giờ.
Trước khi tiến hành ký hợp đồng lao động thì cần bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động yêu cầu giải quyết các quyền lợi về thanh toán tiền lương làm thêm giờ và nghỉ bù sau thời gian làm thêm theo đúng những quy định đưa ra trong bộ luật lao động.
Nếu trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động không thực hiện theo đúng hợp đồng hoặc không thể đi đến thỏa thuận chung thì cần phải có sự can thiệp của chủ thể thứ ba thông qua các thủ tục tòa án, trọng tài để xét xử giải quyết tranh chấp lao động.
Bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân qua phòng Lao động Thương bình và Xã hội để cử hòa giải viên tham gia vào giải quyết tranh chấp lao động. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày yêu cầu hòa giải thì hòa giải lao động phải kết thúc việc hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành hay một trong hai bên không tuân theo thỏa thuận trong biên bản hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về cách tính tiền lương làm thềm giờ của công chức, viên chức. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến chủ đề này thì các bạn hãy bình luận ngay dưới bài viết để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé!
Tìm hiểu cách tính tăng ca đêm ngày chủ nhật và những chú ý
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm dịch vụ đạt mức tiêu thụ của khách hàng, việc làm thêm vào các ngày chủ nhật không còn xa lạ với các doanh nghiệp và người lao động. Click vào bài viết dưới đây để tìm hiểu cách tính tăng ca đêm ngày chủ nhật ngay nhé!
Cách tính tăng ca đêm ngày chủ nhật
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc