
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nga Nguyễn
Trong hoạt động của doanh nghiệp thì có rất nhiều loại chi phí phát sinh, một trong số đó loại chi phí được quan tâm nhiều nhất là chi phí trực tiếp. Vậy bản chất chi phí trực tiếp là gì? Đặc điểm của loại chi phí này như thế nào? Hãy cùng khám phá và phân tích chủ đề chi phí trực tiếp là gì qua bài viết dưới đây.
Trước hết, bạn cần phải hiểu chi phí trực tiếp hay direct cost là một loại chi phí phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Chi phi phí trực tiếp là chi phí gắn liền trực tiếp với việc sản xuất ra thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ hay dự án.
Cụ thể, chi phí trực tiếp là chi phí tạo nên các sản phẩm dịch vụ nhất định, nó được xác định và phân bổ vào giá của hàng hóa được sản xuất ra.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì các chi phí phát sinh trực tiếp để tạo ra hàng hóa, thành phẩm được coi là chi phí trực tiếp và từ giá trị chi phí này doanh nghiệp tiến hành xem xét và đưa chi phí đó vào giá của hàng hóa khi xuất xưởng, tung ra thị trường.
Chi phí trực tiếp dễ dàng xác định và phân bổ vào giá của hàng hóa, bên cạnh chi phí này doanh nghiệp cũng phát sinh những chi phí gián tiếp trong quy trình hoạt động của mình.
Chi phí trực tiếp có những đặc điểm riêng biệt và doanh nghiệp thường dựa vào những đặc điểm này để có thể đưa ra các chính sách phân bổ chi phí trực tiếp sao cho hợp lý nhằm đáp ứng được mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
- Đặc điểm thứ nhất, chi phí trực tiếp gắn liền với hàng hóa, nó nằm trong giá trị của hàng hóa và tác động tới giá cả của hàng hóa. Những chi phí có thể được xác định là chi phí trực tiếp bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chính là một trong những chi phí trực tiếp quan trọng trong hoạt động sản xuất. Chi này tạo ra trực tiếp giá trị của hàng hóa, một thành phẩm được tạo ra có thể bao gồm nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Và những vật liệu được sử dụng để trực tiếp tạo ra sản phẩm thì chi phí của những nguyên vật liệu đó được coi là chi phí trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp tạo ra sản phẩm, là chi phí của bộ phận lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí này khác với chi phí lao động chung, chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương trả cho bộ phận sản xuất cụ thể một lô hàng nào đó.
+ Chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp trong hoạt động sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp có thể phân bổ các chi phí sản xuất vào chi phí sản xuất trực tiếp của một lô hàng cụ thể.
+ Chi phí trực tiếp cũng có thể bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đối với doanh nghiệp kinh doanh mua hàng hóa về bán lại thì chi phí vận chuyển được xem là chi phí trực tiếp và gắn vào giá của hàng hóa. Đối với trường hợp này thì chi phí vận chuyển là chi phí trực tiếp.
- Đặc điểm thứ 2 của chi phí trực tiếp đó là có tỉ lệ thuận với sản lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong kỳ hoạt động. Khi số lượng sản xuất hàng hóa gia tăng thì chi phí trực tiếp tăng và ngược lại chi phí trực tiếp tăng thì số lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng tăng trong kỳ.
- Chi phí trực tiếp có thể là chi phí cố định hoặc cũng có thể là chi phí biến đổi. Trong một kỳ sản xuất kinh doanh thì chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể là cố định. Một số trường hợp khác thì chi phí nguyên vật liệu biến đổi, tăng giảm thất thường thì chi phí trực tiếp trong kỳ là biến đổi.
- Cuối cùng, chi phí trực tiếp là chi phí có thể xác định một cách cụ thể. Chi phí trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm có thể thay đổi phụ thuộc vào số lượng hàng hóa được sản xuất.
Hiểu đơn giản sự khác nhau giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được biểu hiện qua:
- Chi phí trực tiếp dễ dàng xác định và phân bổ cho một đối tượng hàng hóa cụ thể, còn chi phí gián tiếp thì không thể tính cho đối tượng hàng hóa cụ thể được.
- Chi phí gián tiếp mang lại lợi ích cho nhiều sản phẩm, dự án, còn chi phí sản xuất trực tiếp thì chỉ phân bổ vào sản phẩm mà nó trực tiếp tạo ra.
- Chi phí gián tiếp thường được gộp vào chi phí chung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các hoạt động làm gia tăng lợi nhuận như chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tồn kho, ...v.v. Còn chi phí trực tiếp thì được xác định cụ thể trong giá trị thành phẩm.
Ví dụ: Chi phí lương của quản đốc kho, giám đốc sản xuất là chi phí gián tiếp còn lương của người lao động làm ra sản phẩm là chi phí trực tiếp. Hoặc chi phí nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa là chi phí trực tiếp còn chi phí điện nước, bảo quản, mua nguyên vật liệu là các chi phí gián tiếp và được phân bổ vào chi phí sản xuất chung.
Đối với lô hàng máy lọc nước, thì chi phí trực tiếp bao gồm chi phí các bộ phận nguyên vật liệu có trong máy, chi phí cho công nhân viên lắp ráp các bộ phận tạo ra máy lọc nước và chi phí lắp đặt máy.
Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể xem xét để cho các chi phí có thể xác định được cụ thể trong quá trình sản xuất một chiếc máy lọc nước và coi đó là chi phí trực tiếp trong hoạt động sản xuất này.
Hoặc đối với một dự án xây dựng thì chi phí trực tiếp bao gồm, chi phí đất, cát, gạch xây dựng hay giá trị các thiết bị lắp ráp trong dự án. Chi phí công nhân xây dựng cũng là chi phí trực tiếp trong trường hợp này.
Xem thêm: Phân tích mô hình định vị thương hiệu của Vinamilk và bài học rút ra
Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc xác định phí trực tiếp sản phẩm rất quan trọng.
Chi phí trực tiếp là cơ sở để xác định giá trị ban đầu của hàng hóa, do đó vào mỗi thời kỳ tiến hành sản xuất doanh nghiệp sẽ xác định được con số cụ thể về chi phí trực tiếp mà mình cần bỏ ra.
Doanh nghiệp tiến hành xác định chi phí trực tiếp, tổng hợp các chi phí phát sinh khác để tính toán tổng chi phí từ đó tính toán doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí trực tiếp cũng là một thước đo giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch, chính sách hoạt động phù hợp để đảm bảo được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.
Doanh nghiệp có thể xem xét để giảm thiểu chi phí trực tiếp mà vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với mục tiêu nguyên vật liệu chất lượng, giá cả phải chăng cũng là yếu tố giúp giảm chi phí trực tiếp.
Doanh nghiệp cũng có thể tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên sản xuất để chuyên môn hóa trong dây chuyền từ đó nâng cao được năng suất, số lượng mà vẫn giảm thiểu được chi phí trực tiếp.
Ứng dụng công nghệ, các dây chuyền sản xuất hiện đại hỗ trợ cho hoạt động của cán bộ, công nhân viên để tạo hiệu quả trong quy trình hoạt động từ đó giảm thiểu được nhiều chi phí, trong đó có chi phí trực tiếp.
Ngoài biện pháp giảm chi phí trực tiếp thì doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác để tăng doanh thu, lợi nhuận. Sử dụng phần mềm quản lý CRM, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng cũng là một phương pháp hay mà nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Qua những tìm hiểu về chi phí trực tiếp là gì, bạn đã có thể hiểu hơn về đặc điểm của loại chi phí này. Cũng qua đó bạn có nhiều thông tin hữu ích trong việc xác định chi phí trực tiếp phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
Capital Expenditure
Tham khảo thêm về đặc điểm của Capital Expenditure, một loại chi phí điển hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chia sẻ
Bình luận