Tác giả: Trương Hồng Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 07 năm 2024
Trong các công ty cổ phần, vốn điều lệ thường được chia thành nhiều phần, và cổ đông chiến lược được hiểu đơn giản là người nắm giữ cổ phần. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính, bạn có thể tìm hiểu về cổ đông chiến lược là gì hay lợi ích của cổ đông chiến lược mà timviec365.vn đưa ra bên dưới đây nhé!
Theo như quy định Pháp luật, có thể lý giải đơn giản về cổ đông chiến lược như sau. Cổ đông chiến lược có thể là những người đầu tư trong nước hoặc thậm chí là nước ngoài. Họ là những người có khả năng về tài chính, được hợp thức hóa bằng văn bản giấy tờ, là người có trách nghiệm hỗ trợ công ty về các khía cạnh khác nhau. Ví dụ về quản trị nhân sự doanh nghiệp, chuyển giao các công nghệ mới, đáp ứng nguồn cung vật liệu và có thể cả về phát triển đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Đi sâu hơn về mặt pháp lý, mỗi công ty hay doanh nghiệp sẽ tối đa là 3 cổ đông, và mỗi cổ đông này phải ký cam kết khả năng giữ cổ phần là trên 5 năm, kể từ ngày bắt đầu hợp đồng có hiệu lực. Nếu một cổ đông muốn nhượng lại hay bán cổ phần trước thời hạn, thì phải được Đại hội đồng cùng thống nhất đưa ra quyết định.
Thêm một vài quy định về việc bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược được quy định. Cụ thể như sau:
+ Nếu các nhà đầu tư thực hiện việc mua trước khi đấu giá cổ phần: lúc này mức giá bán cổ phần phải thấp hơn mức giá khởi điểm phê duyệt
+ Nếu các nhà đầu tư thực hiện việc mua sau khi đấu giá cổ phần: lúc này mức giá bán cổ phần phải thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai này.
Xem ngay: Tư duy chiến lược là gì? Xây dựng tư duy chiến lược thành công!
Nếu nói, mỗi công ty hoặc doanh nghiệp đều có thể mua lại cổ phần của một công ty hoặc doanh nghiệp khác để trở thành cổ đông nhưng vẫn chưa đủ. Ngoài việc đầu tư thêm vốn thì cũng song song tồn tại những yêu cầu tiên quyết mang tính bắt buộc mà các nhà đầu tư cần đạt được để trở thành cổ đông chiến lược.
Hơn nữa, những yêu cầu này còn được chia ra làm 2 đối tượng riêng biệt, đó là cổ đông chiến lược trong nước và cổ đông chiến lược nước ngoài. Cụ thể như sau:
Những yêu cầu về cổ đông trong nước thường khắt khe hơn một chút. Để đáp ứng được điều kiện, thì một nhà đầu tư cần phải:
+ Đây phải là một doanh nghiệp, và đặc biệt doanh nghiệp này phải có năng lực quản trị tốt (sẽ được kiểm định trước khi quyết định).
+ Yêu cầu về tổng tài sản của doanh nghiệp, đạt đủ 3.000 tỷ đồng. Mức tài sản này phải đạt được vào năm trước năm đăng ký vào làm cổ đông.
+ Tiêu chí về tài sản để đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn vốn góp.
+ Không được có nợ xấu hay tham gia vào làm cổ đông của bất kỳ một doanh nghiệp tín dụng nào tại Việt Nam vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu cổ đông đăng ký đó là một doanh nghiệp tín dụng thì phải đáp ứng được tiêu chí: tỷ lệ nợ xấu của năm trước đó dưới 2%, có tỷ lệ hoàn vốn trên 10%, và đặc biệt tổ chức tín dụng này không được mua cổ phần của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa mà ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa là cổ đông.
+ Tất cả những văn bản đều được ký kết trên sự đồng ý của cả 2 bên, và bên nhà cổ đông chiến lược phải đảm bảo thời gian thực hiện tối thiểu đạt được là 5 năm từ ngày ký quyết định.
Đọc ngay: Sách lược là gì? Vai trò của sách lược với nhà Quản lý điều hành
Về cơ bản, những quy định về thời gian thực hiện cam kết là giống nhau, tuy nhiên với cổ đông nước ngoài sẽ có một vài quy định khác nữa mà bạn - người quan tâm đến lĩnh vực này cần phải biết.
+ Tổng tài sản của doanh nghiệp nước ngoài này sẽ được tính trên đồng tiền tệ quy đổi là đô la Mỹ (USD). Mốc tổng tài sản này phải đạt được con số trên 20 tỷ USD tính đến năm trước năm đăng ký trở thành cổ đông.
+ Đã có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trên 5 năm tính trên giấy tờ hợp pháp.
+ Không phải là cổ đông tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam.
+ Có xếp hạng về mức tín nhiệm độc lập quốc tế được các tổ chức, đảm bảo có đủ khả năng để đáp ứng được các hoạt động tài chính, thậm chí là theo chiều hướng bất lợi nhất.
+ Vẫn hợp thức hóa bằng văn bản và tối thiểu 5 năm theo quy định.
Trên đây là những quy định chung nhất về điều kiện để được trở thành một cổ đông chiến lược bạn nên tham khảo.
Khám phá: Chiến lược sản phẩm là gì? Vai trò của chiến lược sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp đều chọn lựa cổ đông rất khắt khe, để đem lại sự đảm bảo tốt nhất cho mình. Vậy bạn có biết những lợi ích mà một cổ đông chiến lược có thể đem lại là gì không? Nếu chưa biết, hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé!
+ Yêu cầu trên hết về một cổ đông chiến lược là khả năng quản trị. Đồng nghĩa với đó là, khi có cổ đông, mức độ và năng lực điều hành của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn.
+ Cùng hợp tác phát triển, trong trường hợp xuất hiện rủi ro, phía bên doanh nghiệp cũng đỡ tổn thất hơn.
+ Có khả năng tiếp thu hay chuyển giao được những công nghệ mới, đẩy mạnh phát triển.
+ Khi tham gia ký kết hợp đồng, tức là cả 2 bên đã hợp thức hóa về những lợi ích, trách nghiệm, lợi nhuận,... một cách minh bạch. Và nhiệm vụ của cả 2 bên là phải thực hiện nghiêm túc những điều lệ ký kết đó.
+ Không chỉ có trách nghiệm hỗ trợ về các công nghệ kỹ thuật (nếu có), các cổ đông còn có thể trở thành những cố vấn cho doanh nghiệp, là bên đảm bảo về đầu ra cho sản phẩm cũng như thị trường cung ứng.
Một cổ đông có thể mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn nếu biết lựa chọn một cách phù hợp, để đạt được điều đó cần dựa vào các tiêu chí cơ bản như về lĩnh vực hoạt động, thị trường hoạt động, các mạng lưới phân phối,....
Tham khảo: Chiến lược kinh doanh là gì
Bất kỳ một việc gì đó luôn tồn tại hai mặt riêng biệt là những lợi ích và hạn chế. Vì vậy, cổ đông chiến lược cũng tiềm tàng những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi hợp tác.
+ Khi có cổ đông chiến lược, đồng nghĩa với việc quyền hạn của doanh nghiệp sẽ không còn như trước đây. Có thể nói, khi có nhà đầu tư chiến lược, mọi quyết định mà doanh nghiệp đưa ra đều phải được sự đồng ý của cả đôi bên. Từ đó mọi quyết định sẽ không được linh hoạt như trước được nữa.
+ Trong một vài trường hợp còn có thể mất quyền quản lyd doanh nghiệp của chính mình hay những dự án của doanh nghiệp đó.
+ Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị chậm lại do cần phải có sự can thiệp cũng như là xin cố vấn từ đối tác chiến lược đó.
+ Đặc biệt như bạn biết, truyền thông nội bộ doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nếu có thêm cổ đông chiến lược, công việc này sẽ khó khăn thêm một chút.
Trên đây, timviec365.vn đã đưa ra những thông tin cần thiết để lý giải về cổ đông chiến lược là gì, những điều kiện trở thành cũng như những mặt lợi ích và hạn chế của cổ đông chiến lược. Hy vọng những thông tin trên là đầy đủ và có thể giúp ích cho bạn trong công việc.Sách lược là gì? Vai trò của sách lược với nhà Quản lý điều hành
Chính sách tín dụng là gì? Nội dung trong chính sách tín dụng
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì có một thuật ngữ mà bạn không thể không biết đến đó chính là chính sách tín dụng. Để tìm hiểu về chủ đề này hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc