Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chiến lược kinh doanh là gì? Những yếu tố nào làm nên thành công?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Với các công ty, doanh nghiệp hiện nay thì chiến lược kinh doanh có thể được xem là một yếu tố mang tính quyết định sống còn. Bởi chiến lược này có thành công thì mới đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, qua đó, tạo được sự yên tâm cho doanh nghiệp để có thể phát triển ổn định. Với ý nghĩa quan trọng như vậy thì bạn hiểu chiến lược kinh doanh là gì? Những yếu tố nào làm nên thành công của chiến lược này? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Đi tìm câu trả lời chiến lược kinh doanh là gì?

Người ta thường ví thương trường như chiến trường. Nếu như ngày xưa, trong mỗi trận chiến, trước khi ra quân thì các tướng sĩ sẽ đề ra các chiến lược tấn công cụ thể để có thể giành được chiến thắng cho mình. Tương tự trên mặt trận kinh doanh cũng vậy. Các công ty, doanh nghiệp cũng cần đề ra cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn hảo để đem lại doanh thu và lợi nhuận.

Vậy, chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là gì?

Thực tế, hiểu một cách đơn giản thì chiến lược kinh doanh là một chương trình, kế hoạch gồm nhiều hành động cụ thể được thực hiện nhằm mục đích đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Hay nói cách khác thì chiến lược kinh doanh chính là việc đề cập đến các phương hướng hành động để đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó. 

Sẽ rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa chiến lược kinh doanh, chiến thuật kinh doanh và kế hoạch kinh doanh. Nghe có vẻ khá giống nhau nhưng thực tế đây là 3 phạm trù với ý nghĩa khác nhau trong hoạt động kinh doanh nói chung. 

Chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm cả chiến thuật và kế hoạch kinh doanh. Chiến thuật sẽ là những cách thức phù hợp được sử dụng trong chiến lược đó. Còn kế hoạch sẽ là những hành động cụ thể được xây dựng nhằm triển khai chiến lược một cách hoàn hảo. Điều này có ý nghĩa là chiến lược là một phạm trù rộng hơn 2 khái niệm mà nó bao hàm và chiến lược kinh doanh thường sẽ mang tính chất định hướng. Do vậy, một khi chiến lược kinh doanh có sự thay đổi thì cả chiến thuật và kế hoạch kinh doanh cũng sẽ thay đổi theo.

Không có tính bất biến
Không có tính bất biến

Chiến lược kinh doanh được biết đến là một yếu tố không có tính bất biến. Bởi việc xây dựng một chiến lược kinh doanh sẽ cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong, các điểm mạnh, điểm yếu,... Vì vậy, chiến lược kinh doanh sẽ có thể được thay đổi để phù hợp hơn với các điều kiện tác động đến nó. 

Hiện nay, trong các công ty, doanh nghiệp sẽ tồn tại 3 cấp chiến lược kinh doanh cơ bản. Các cấp có thể kể đến như: 

- Cấp chiến lược kinh doanh toàn doanh nghiệp: Chiến lược này còn được biết đến là chiến lược phát triển của toàn bộ công ty, doanh nghiệp. Ban Giám đốc sẽ là những người lập ra chiến lược này để định hướng cho toàn bộ hoạt động của công ty nhằm mục đích đạt được các mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn hay mục tiêu dài hạn đã đề ra trước đó.

- Cấp chiến lược kinh doanh đơn vị kinh doanh: Với các công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực thì đây là chiến lược rất cần thiết, bởi mỗi loại hình kinh doanh khác nhau sẽ cần một chiến lược riêng để phù hợp với nó. Tuy nhiên, những chiến lược kinh doanh riêng lẻ này cũng cần phải phù hợp với định hướng của chiến lược kinh doanh toàn công ty.

- Cấp chiến lược kinh doanh chức năng: Là những loại chiến lược nhỏ hơn trong bộ phận kinh doanh để thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động cho chiến lược kinh doanh của sản phẩm đó được thực hiện một cách hiệu quả. Ví dụ như chiến lược marketing, chiến lược tài chính,...

Tuyển dụng giám đốc chiến lược

Các cấp chiến lược kinh doanh
Các cấp chiến lược kinh doanh

2. Chiến lược kinh doanh gồm những yếu tố gì?

Trong một chiến lược kinh doanh cụ thể thì sẽ có các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tác động đến kết quả cuối cùng của chiến lược kinh doanh. Vậy, các yếu tố trong chiến lược kinh doanh gồm những gì?

Các yếu tố trong chiến lược kinh doanh bao gồm: mục tiêu chiến lược, phạm vi, các lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi và các hoạt động chiến lược.

2.1. Yếu tố mục tiêu chiến lược

Với mục tiêu chiến lược, đây chính là cái đích mà một chiến lược kinh doanh cần hướng đến và thực hiện được. Mỗi chiến lược kinh doanh đề ra cần phải xác định được mục tiêu đầu tiên bởi yếu tố này sẽ có vai trò định hướng các hoạt động của chiến lược đó.

Yếu tố trong chiến lược kinh doanh
Yếu tố trong chiến lược kinh doanh

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty khác với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Đây là hai khái niệm mà có sự nhầm lẫn rất cao. Sứ mệnh của công ty chỉ là những lý do mà công ty, doanh nghiệp đó xuất hiện và tồn tại, thường mang tính chất chung chung và khái quát. Còn đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh thì hoàn toàn ngược lại. Đây là yếu tố cần sự chính xác và rõ ràng. 

Lựa chọn mục tiêu chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay. Bởi nó có tính định hướng hoạt động khá mạnh mẽ, nếu như lựa chọn mục tiêu về lợi nhuận cao thì các hoạt động được thực hiện sẽ tập trung chính vào những phân khúc thị trường và nhóm đối tượng khách hàng có tiềm năng đem lại thu nhập hiệu quả. Ngược lại, nếu như lựa chọn mục tiêu về việc tăng trưởng của doanh nghiệp thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hướng đến việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh cũng như có khả năng thu hút được các đối tượng khách hàng khác nhau.

Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược kinh doanh cần phải được đề ra dựa trên các yếu tố thực tế liên quan như ngành nghề kinh doanh và các giai đoạn phát triển cụ thể của mỗi một công ty, doanh nghiệp hiện nay. Các công ty, doanh nghiệp cần lưu ý trong việc lựa chọn mục tiêu cho mình bởi có những trường hợp mục tiêu kinh doanh được đặt ra đã dẫn dắt và điều hướng hoạt động của doanh nghiệp phát triển một cách không bền vững và thiếu tính hiệu quả lâu dài.

2.2. Yếu tố phạm vi chiến lược

Phạm vi chiến lược
Phạm vi chiến lược

Thực tế cho thấy rằng một chiến lược kinh doanh hiệu quả không phải là chiến lược thỏa mãn được tất cả các phân khúc thị trường khác nhau cũng như các đối tượng khách hàng trong thị trường đó. Bởi nếu làm như vậy thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc phân tán các nguồn lực một cách đáng kể, điều này sẽ dẫn đến việc hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đơn vị không đạt được như mong muốn.

Vì thế, yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp chính là việc xác định phạm vi chiến lược kinh doanh cho mình. Các vấn đề cần quan tâm trong phạm vi chiến lược đó là thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, vị trí chiến lược, sản phẩm tiêu thụ và các giá trị cốt lõi,... Đặt ra các giới hạn với các vấn đề này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực một cách hiệu quả để có thể thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng và thị trường. Qua đó thực hiện được mục tiêu chiến lược đề ra. 

Việc đặt ra phạm vi cho chiến lược cần phải được thực hiện dựa trên sự hiểu biết của công ty, doanh nghiệp về nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với các nhu cầu đó. Tốt nhất là doanh nghiệp nên tránh việc cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp khác đã và đang thực hiện tốt điều này tại thị trường mà mình định lựa chọn.

2.3. Yếu tố về giá trị của khách hàng và những lợi thế cạnh tranh

Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh
Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh

Thực tế việc xác định giá trị của khách hàng và các lợi thế cạnh tranh chính là những vấn đề trung tâm của chiến lược.

Các doanh nghiệp thay vì cố gắng tạo nên sự khác biệt cho mình thì tốt nhất hãy xác định rõ những giá trị cốt lõi thực sự mà khách hàng mục tiêu của mình mong muốn là gì. Xác định được điều này sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp có thể định hướng được các hoạt động cụ thể nhằm thỏa mãn và đáp ứng được các nhu cầu đó. Như vậy, khách hàng sẽ sẵn sàng thực hiện việc bỏ tiền của mình ra để mua các sản phẩm đáp ứng được mong muốn của họ.

Sự khác biệt duy nhất mà các doanh nghiệp nên tạo ra đó chính là ở sự kết hợp các yếu tố nhằm mục đích thỏa mãn các khách hàng mục tiêu. Từ đó, những điều này kết hợp lại tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần làm nổi bật lên 2 yếu tố cơ bản để khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm của doanh nghiệp bạn là thứ có thể đáp ứng được họ.

2.4. Yếu tố về hệ thống các hoạt động

Khi đã xác định được những lợi thế cạnh tranh của mình thì một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể đạt được những hiệu quả mà lợi thế kinh doanh đó có thể đem lại? 

Hệ thống các hoạt động
Hệ thống các hoạt động

Đây chính là vấn đề mấu chốt mà doanh nghiệp cần phải xác định để có thể cung cấp được các giá trị của mình tới tay các khách hàng mục tiêu. Muốn thực hiện tốt được điều này thì người quản lý cần phải cung cấp và xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn liên quan đặt ra để nhân viên có thể thực hiện các hành động phù hợp nhằm truyền tải được giá trị đó tới khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Những hành động này cũng cần phải tạo ra được những chuỗi giá trị vượt bậc cho khách hàng mục tiêu để có thêm sự tin tưởng vào sản phẩm hơn. 

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh cũng như các giá trị hướng đến của mỗi doanh nghiệp mà việc xây dựng hệ thống các hành động chiến lược sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, điểm quan trọng trong việc xây dựng hệ thống này mà các doanh nghiệp cần quan tâm đó chính là việc đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động tạo ra giá trị và việc đem lại các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

2.5. Yếu tố về năng lực cốt lõi

Với bất kỳ công ty, doanh nghiệp cụ thể nào thì đều cần phải xác định được năng lực cốt lõi của mình. Bởi đây chính là yếu tố trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được các lợi thế cạnh tranh có tính bền vững cao cho mình. Đồng thời, dựa vào năng lực cốt lõi của mình thì doanh nghiệp dễ dàng triển khai các hoạt động có sự vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình.

Năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi

Bên cạnh đó, với năng lực cốt lõi, doanh nghiệp có thể dễ dàng định hướng phát triển một cách bền vững hơn và có thể đa dạng hóa hơn trong các sản phẩm kinh doanh cũng như tạo nên sự cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. 

Thực tế thì các yếu tố trong một chiến lược kinh doanh không hề tách rời nhau mà chúng có một sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, một chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả chính là chiến lược có các yếu tố kết hợp nhuần nhuyễn và tương thích với nhau.

Việc làm quản trị kinh doanh tại Hà Nội

3. Chiến lược kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Thực tế, việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn hảo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan khác. Có thể là các yếu tố chủ quan, khách quan, yếu tố bên trong hay yếu tố bên ngoài,... Vì thế, những yếu tố này phần nào sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của chiến lược kinh doanh.

Vậy, cụ thể thì các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đó là gì?

- Mặt hàng sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.

- Phương thức marketing và bán hàng mà doanh nghiệp sử dụng.

- Khả năng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược
Yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược

- Năng lực có thể đáp ứng được các nhu cầu và kỳ vọng của doanh nghiệp.

- Các mục tiêu về tăng trưởng và lợi nhuận.

- Cách thức thực hiện việc phân phối hàng hóa, sản phẩm.

- Nền tảng công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng.

- Các nhu cầu của khách hàng và thị trường mục tiêu.

Đây được coi là những yếu tố cơ bản có khả năng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của một chiến lược kinh doanh cụ thể. Nắm bắt được điều này thì trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình các doanh nghiệp có thể xây dựng một cách phù hợp nhất có thể nhằm đảm bảo được các yếu tố đó có thể vận hành, kết hợp một cách hài hòa. 

Việc làm quản trị kinh doanh tại Hồ Chí Minh

4. Những nguyên tắc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh

Nguyên tắc xây dựng
Nguyên tắc xây dựng

Để có thể tạo ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả và hoàn hảo nhất thì việc nắm bắt một cách chính xác các nguyên tắc sẽ giúp bạn có thể thực hiện công việc này dễ dàng hơn rất nhiều.

- Sự vận hành một cách hài hòa

Chiến lược kinh doanh sẽ không thể tạo được những kết quả như mong muốn nếu như các khâu vận hành không được thực hiện một cách hoàn hảo nhất. Khả năng sản xuất sản phẩm cũng như cách thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm cần được tiến hành một cách trơn tru để những hành động còn lại có thể được thực hiện một cách tốt nhất.

- Tập trung vào sự trung thành của khách hàng

Tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ tạo nên những giá trị bền vững nhất mà khách hàng có thể đem đến cho doanh nghiệp. Đó chính là sự trung thành với thương hiệu và sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt việc cung cấp và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng với sản phẩm. 

- Thực hiện việc cung cấp các sản phẩm dẫn đầu thị trường

Cung cấp sản phẩm hàng đầu
Cung cấp sản phẩm hàng đầu

Việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ dẫn đầu thị trường, có sự vượt trội đáng kể so với đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng khả năng việc thương mại hóa. Từ đó, điều này sẽ tạo nên sự phủ sóng rộng rãi của công ty, doanh nghiệp trên thị trường. 

Có thể nói, chiến lược kinh doanh hiện đang là chiến lược đóng vai trò chủ chốt và cố sự ảnh hưởng một cách trực tiếp tới sự phát triển và tồn tại của một công ty, doanh nghiệp. Do vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả đòi hỏi người quản lý cần có một tư duy logic cũng như sự nhạy bén với các thay đổi. 

Tìm việc

Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc đã hiểu được chiến lược kinh doanh là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh. 

Phương thức kinh doanh là gì? Bài học đắt giá cho doanh nghiệp

Kinh doanh hiện nay đang là một hoạt động vô cùng sôi nổi mà con người thực hiện kiếm lời từ những hoạt động kinh doanh. Hiện nay, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì bạn không thể nào bỏ qua những phương thức kinh doanh riêng cho bản thân mình để thành công. Vậy, phương thức kinh doanh là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Phương thức kinh doanh là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;