Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 03 năm 2024
Khi bắt đầu thực hiện công việc mới, vấn đề xin nghỉ phép đối với nhiều người trở nên khó trong thời gian thử việc, giả dụ bạn đang trong quá trình thử việc và bạn muốn xin nghỉ phép dài ngày thì phải làm thế nào để không làm mất lòng nhà tuyển dụng. Vậy có nên nghỉ phép nhiều trong thời gian thử việc không? Cần lưu ý những gì khi xin nghỉ phép trong thời gian thử việc. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm thấy câu trả lời nhé.
Tuyển dụng việc làm
Câu trả lời là không nên, dù sao bạn cũng là người mới đến làm việc nên nếu xin nghỉ phép nhiều thì sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ đánh giá bạn là một người thiếu trách nhiệm trong công việc, không chịu được áp lực và chỉ biết tìm cách trốn tránh. Thời gian thử việc khá quan trọng vì nó sẽ quyết định việc bạn có được nhận vào làm hay không? Bên cạnh đó, quãng thời gian thử việc là lúc bạn học được rất nhiều thứ để phục vụ cho công việc sau này và thích nghi với môi trường mới, vì vậy nghỉ phép nhiều tức là bạn đang tự cắt bớt quỹ thời gian dành để học hỏi và làm quen với mọi thứ. Người chịu thiệt nhiều nhất vẫn sẽ là bạn.
Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp bất khả kháng, bạn cũng nên lưu ý về cách xin nghỉ phép trong thời gian thử việc sẽ được phân tích ở phần sau.
Nếu bạn là nhân viên làm việc lâu năm cho công ty thì việc bạn xin nghỉ cũng không phải là vấn đề quá nan giải. Còn nếu bạn mới vào làm tại công ty và đang trong quá trình thử việc thì sẽ rất khó thuyết phục cấp trên, tuy nhiên vẫn có những cách giải quyết ổn thỏa việc này.
Hãy thẳng thắn và nói về nguyên nhân nghỉ chính xác ví dụ như gia đình, việc quan trọng không thể không đích thân giải quyết,… hãy chứng tỏ việc bạn nghỉ không ảnh hưởng đến công việc và bạn luôn làm hết sức để có kết quả công việc tốt nhất. Đừng nói chuyện vòng vo, quanh co hay tìm cách nói dối vì điều này là không cần thiết, hãy cứ nói rõ ràng về lý do bạn cần nghỉ phép, thời gian nghỉ phép và cam kết hoàn thành công việc cho dù phải nghỉ dài ngày.
Việc làm nhân viên kinh doanh
Công ty nào cũng có những quy tắc về việc nghỉ phép, bạn cần nhớ rõ ngay từ lúc mới làm việc. Các quy tắc về việc nghỉ phép thường xoay quanh những vấn đề như: thời gian nghỉ tối đa là bao lâu, cách thức xin nghỉ (viết đơn hoặc viết e-mail), người bạn cần xin phép. Bạn cần tuân thủ và làm theo các quy tắc đã được đặt ra, có như vậy thì việc nghỉ phép mới được chấp thuận.
Trừ những trường hợp khẩn cấp hoặc liên quan đến sức khỏe, bạn cần chọn thời điểm mà công việc không quá nhiều, công ty cũng không ở trong khoảng thời gian bận rộn nhất trong năm để xin phép. Việc nghỉ phép trong khoảng thời gian căng thẳng nhất của công ty thực sự không nên vì vô hình chung bạn đã tăng thêm khối lượng công việc cho đồng nghiệp của mình và tạo thêm áp lực cho chính họ.
Nếu nghỉ phép mà không rơi vào tình huống khẩn cấp thì bạn cần vạch ra một kế hoạch cụ thể cho công việc. Bạn cần chỉ rõ thời gian hoàn thành công việc trước khi nghỉ hoặc người sẽ phụ trách công việc của bạn, cách thức liên lạc với công ty để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Những việc này tuy hơi mất thời gian nhưng nó chứng tỏ bạn là một người có tinh thần trách nhiệm với công việc cho dù đang nghỉ phép. Và bạn hãy chủ động tim viec lam tai da nang mới trước khi nghỉ việc tại công ty cũ.
Mặc dù việc nghỉ phép nhiều trong thời gian thử việc là không nên nhưng nếu có lý do chính đáng thì bạn hoàn toàn có thể xin phép với bộ phận nhân sự. Sau đây là những lý do hợp lý để xin nghỉ phép trong thời gian thử việc.
Một số trường hợp phải nghỉ đột xuất có thể bao gồm
- Sức khỏe có vấn đề: Bạn có thể bị cảm cúm, đau bụng, đau đầu,…nên nếu sức khỏe không đảm bảo thì hãy trình bày rõ với quản lý, nếu có thể thì bạn nên đưa ra bằng chứng về việc mình đang không khỏe (ví dụ: giấy khám bệnh, đơn thuốc)
- Xảy ra tai nạn: Tai nạn có thể đến với bạn hoặc người thân trong gia đình và bạn không thể đoán trước được, khi gặp phải tình huống này, bạn có thể xin nghỉ phép và chắc chắn sẽ nhận được sự chấp thuận và thông cảm từ quản lý.
- Gia đình có việc đột xuất (cưới hỏi, đám tang,…): Gia đình bạn thỉnh thoảng sẽ gặp một số tình huống không lường trước được, vì vậy bạn cũng có thể xin phép nghỉ với lý do này.
Điều quan trọng bạn cần lưu ý khi xin nghỉ phép là hãy nói thật như vậy bạn sẽ tạo được sự hài lòng từ cấp trên hơn. Nếu không bạn sẽ làm rạn nứt mối quan hệ của bạn với sếp. Ngoài ra, nếu bạn không nói đúng lý do nghỉ việc sẽ khiến mọi người dần mất đi sự tin tưởng đối với bạn
>> Tham khảo thêm: Khởi nghiệp từ nông thôn mới nếu muốn việc làm ổn định tại Đà Nẵng
Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời như kết hôn, sinh con đều là những khoảnh khắc đáng nhớ. Hãy biết cách giảm áp lực công việc khi điều này xảy ra và thông báo đến cấp trên để có sự đồng ý nghỉ phép.
Dù bạn làm việc được bao lâu thì vấn đề phải nghỉ phép là chắc chắn xảy ra. Hãy cố gắng nói chuyện với cấp trên từ trước đó. Họ sẽ đánh giá cao và thấy bạn là người chủ động và trách nhiệm. Trước khi xin nghỉ phép bạn có thể sắp xếp công việc sao cho ổn thỏa hoặc nhờ bạn bè hỗ trợ giúp để công việc tiến hành bình thường.
Nếu bạn cần bắt buộc phải nghỉ trong quá trình thử việc thì cứ nghỉ. Điều quan trọng và hãy trình bày thành thật với cấp trên lý do nghỉ và đừng để công việc của bạn bị gián đoạn
Việc làm hành chính - văn phòng
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc