Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đừng bỏ lỡ bí quyết viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Nếu bạn học ngành Kỹ thuật điện – Điện tử và đang muốn tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp thì CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử sẽ là hành trang không thể thiếu. Các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào CV của ứng viên để đánh giá xem người đó có phù hợp với vị trí công việc họ đang tuyển dụng hay không. Một ứng viên thông minh sẽ biết cách xác định những thông tin mình nên đưa vào trong CV xin việc. Hãy cùng tìm hiểu về cách viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử trong bài viết sau đây nhé!

1. Hướng dẫn viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử

Trước khi bắt đầu viết, hãy nhớ rằng CV xin việc chủ yếu cần làm nổi bật lên chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng bạn sở hữu để phục vụ cho công việc. Điều quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là bạn cần phải tìm ra cách để tạo sự liên hệ giữa chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bản thân với vị trí công việc đang ứng tuyển.

CV xin việc là hành trang thiết yếu của các ứng viên
CV xin việc là hành trang thiết yếu của các ứng viên

1.1. Những nội dung quan trọng trong CV xin việc ngành Điện tử

Sau đây là hướng dẫn hoàn thành những nội dung chính bạn cần đặc biệt quan tâm trong khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử.

1.1.1. Personal details – Thông tin cá nhân

Để làm nổi bật thông tin về bản thân, cũng như giúp nhà tuyển dụng dễ dàng phân loại CV hơn, hãy bắt đầu CV xin việc bằng tên của bạn cùng với vị trí ứng tuyển được ghi ở hai dòng đầu tiên.

Sau đó hãy thêm vào những thông tin liên lạc cơ bản như số điện thoại và địa chỉ email để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn trong những trường hợp cần thiết. Độ tuổi và địa chỉ liên lạc là những thông tin tùy chọn thêm nếu bạn cảm thấy cần thiết.

1.1.2. Mục tiêu nghề nghiệp – Career objective

Đây là một thông tin tham khảo khá quan trọng khi nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá ứng viên. Người có bản lĩnh là người sẽ xác định cho mình con đường và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Đồng thời người đó cũng biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để xây dựng cho mình một lộ trình phát triển bản thân đúng đắn.

Hãy khéo léo cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm nổi bật nhất trong kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bạn để họ thấy được giá trị ban đầu của bạn. Một mục tiêu nghề nghiệp phù hợp có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và thuyết phục họ lên lịch phỏng vấn với bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp là thông tin tham khảo quan trọng
Mục tiêu nghề nghiệp là thông tin tham khảo quan trọng

Chẳng hạn:

“Accomplished electronic technician with 7+ years of experience. Skilled in installation and repair. Seeking to raise the bar on build, test, troubleshoot, and repair work at ABC Group. At ABC Group, exceeded company standards by sustaining a 95% performance-to-goals rating across all KPIs. Chosen from a pool of 15 competing technicians to work as new staff trainer.”

(Kỹ thuật viên điện tử với hơn 7 năm kinh nghiệm. Có tay nghề tốt trong việc lắp đặt và sửa chữa. Tìm cách nâng cao tiêu chuẩn trong công việc xây dựng, kiểm tra, khắc phục sự cố và sửa chữa tại Tập đoàn ABC. Vượt qua tiêu chuẩn của công ty khi duy trì xếp hạng 95% từ hiệu suất đến mục tiêu trên tất cả các đầu việc được giao. Được chọn từ nhóm 15 kỹ thuật viên xuất sắc nhất để làm huấn luyện viên nhân viên mới.)

1.1.3. Trình độ học vấn – Education

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có xu hướng ưu tiên những ứng viên đã qua trường lớp đào tạo bài bản và cos bằng cấp, chứng chỉ. Hãy liệt kê bằng cấp cao nhất của bạn để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có một nền tảng tốt.

Nếu bạn đã theo học những khóa học chuyên sâu hay nâng cao tay nghề thì cũng nên liệt kê luôn trong phần này. Đó cũng sẽ là những điểm cộng lớn dành cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

Nếu bạn mới tốt nghiệp, hãy liệt kê cả GPA của bạn trong trường hợp GPA của bạn ở mức cao. Nếu bạn đã đi làm một thời gian thì không cần thiết đề cập đến GPA nữa.

Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến trình độ học vấn của ứng viên
Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến trình độ học vấn của ứng viên

1.1.4. Kinh nghiệm làm việc –Work Experience

Đây là nội dung có giá trị nhất trong CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử. Trên thực tế thì chỉ nêu ra bằng cấp và nền tảng chuyên môn tốt là chưa thực sự đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng.

Hãy liệt kê ra những kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn trong ngành Điện tử theo trình tự thời gian, trong đó ưu tiên công việc bạn làm gần đây nhất lên đầu tiên.

Bạn có thể sử dụng các gạch đầu dòng để liệt kê những nội dung công việc bạn đã làm. Điều này sẽ giúp CV xin việc của bạn trông khoa học và dễ đọc hơn rất  nhiều.

Tuy vậy một người ứng viên thông minh sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Nhà tuyển dụng có chuyên môn trong ngành vì vậy họ biết nhiệm vụ của bạn đối với mỗi chức vụ mà bạn đã từng đảm nhiệm. Điều mà họ muốn nhìn thấy trong phần mô tả kinh nghiệm làm việc của một ứng viên tiềm năng đó là những gì mà người ứng viên đó đã làm được chứ không phải những gì mà người ứng viên đó phải làm.

Bạn nên khéo léo chèn vào trong kinh nghiệm làm việc những thành tích nổi bật bạn đã đạt được. Điều này giúp nhà tuyển dụng có sự hình dung rõ ràng hơn về giá trị của bạn và những gì bạn có thể cống hiến cho công ty nếu họ quyết định lựa chọn bạn. Sử dụng những con số để định lượng kinh nghiệm làm việc và giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về những gì bạn có thể làm.

Khéo léo đưa thành tích vào trong kinh nghiệm làm việc
Khéo léo đưa thành tích vào trong kinh nghiệm làm việc

Ví dụ:

Oversaw the development of a new interface to enhance customer satisfaction by 15%

Mentored a group of 12 electronics technicians”

(Giám sát việc phát triển giao diện mới để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lên 15%.

Cố vấn một nhóm gồm 12 kỹ thuật viên điện tử.)

Hãy cố gắng khiến cho phần kinh nghiệm làm việc trở thành thế mạnh của bản thân và chứng tỏ mình là ứng cử viên sáng giá nhất cho công việc.

1.1.5. Kỹ năng cá nhân

Kỹ năng trong công việc cũng rất được các nhà tuyển dụng quan tâm, đặc biệt là trong một ngành đặt nặng yếu tố kỹ thuật như ngành Điện tử. Việc bạn có nền tảng tốt chưa hẳn đã chứng tỏ bạn có thể làm tốt công việc. Một ứng viên tiềm năng sẽ là người giàu kinh nghiệm là việc và có kỹ năng cá nhân tốt.

Hãy tự tin liệt kê những kỹ năng chuyên môn mà bạn cho là có giá trị nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng và chứng minh bạn có thể làm tốt công việc.

Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm cũng không kém phần quan trọng. Một số kỹ năng mềm rất có giá trị mà bạn nên đưa vào trong CV xin việc của mình như sau:

- Thinking and finding solutions for problems (Suy nghĩ và tìm giải pháp cho vấn đề)

- Verbal communication (Kỹ năng giao tiếp tốt)

- Time management (Kỹ năng quản lý thời gian)

- Creativity (Tư duy sáng tạo)

Kỹ năng cá nhân đặc biệt quan trọng trong ngành Điện tử
Kỹ năng cá nhân đặc biệt quan trọng trong ngành Điện tử

1.2. Những mẹo để có CV xin việc tiếng Anh ngành Điện tử ấn tượng

1.2.1. Tùy chỉnh CV của bạn phù hợp với công việc

Nếu bạn đang ứng tuyển cho một hay một vài công việc, thì với mỗi vị trí ứng tuyển hãy tùy chỉnh CV của mình cho phù hợp. Nhà tuyển dụng có rất nhiều kinh nghiệm và nhìn vào CV họ có thể nhận biết ngay bạn thực sự quan tâm tới công việc hay là đang đi rải CV.

Hãy thay đổi kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng sao cho phù hợp với vị trí công việc và những gì mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ở một ứng viên tiềm năng. Để làm được điều này, hãy nghiên cứu kỹ bản tin tuyển dụng để đoán tìm hiểu yêu cầu và nội dung công việc cũng như những ẩn ý của nhà tuyển dụng nếu có.

1.2.2. Ghi chính xác những ngày tháng trong CV

Bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc một công việc đã từng làm, ngày nhận bằng cấp, chứng chỉ hay hoàn thành một khóa học nào đó. Các nhà tuyển dụng sẽ theo dõi dòng thời gian trong CV của bạn để đánh giá sự phát triển về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc. Các mốc thời gian cho phép nhà tuyển dụng đánh giá và tìm hiểu cách bạn đã sử dụng thời gian để phát triển bản thân cũng như sự nghiệp của mình. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng có thể dự đoán khả năng phát triển và đóng góp cho công ty nếu họ lựa chọn bạn.

Nhà tuyển dụng tinh ý sẽ theo dõi kỹ dòng thời gian trong CV
Nhà tuyển dụng cẩn thận sẽ chăm sóc kỹ dòng thời gian trong CV

1.2.3. Đọc lại và chỉnh sửa CV xin việc

Trước khi bạn gửi CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử đến nhà tuyển dụng, hãy đọc kỹ lại nhiều lần để kiểm tra lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt. Bạn cũng nên nhờ bạn bè kiểm tra giúp để chắc chắn rằng không còn tồn tại bất kỳ lỗi chính tả và diễn đạt nào trong CV của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các cấu trúc câu ngắn gọn, dễ hiểu để hạn chế tối đa những lỗi sai có thể xuất hiện trong CV.

2. Tạo CV xin việc online trên timviec365.vn

Rõ ràng CV xin việc rất quan trọng khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ một vị trí công việc nào trong ngành Điện tử. Cách trình bày CV, những nội dung trong CV và những từ ngữ hay cấu trúc tiếng Anh nào cho hợp lý nhất luôn là những khó khăn dễ hiểu mà các ứng viên có thể gặp phải trong quá trình tạo CV xin việc.
Tuy nhiên, giờ đây bạn sẽ không còn phải lo lắng về những điều này nữa khi sử dụng tính năng tạo CV xin việc online trên timviec365.vn. Chỉ cần đăng ký tài khoản thành viên trên trang chủ là bạn có thể tiếp cận với kho CV đa dạng, phong phú và được thiết kế đẹp mắt trên timviec365.vn. Đặc biệt là trang web còn hỗ trợ người dùng tạo CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử hoàn toàn miễn phí.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành Điện tử. Bên cạnh nội dung và hình thức CV xin việc, bạn cũng nên chú ý tới cách mà CV của bạn xuất hiện trước mắt nhà tuyển dụng. Hãy sử dụng định dạng PDF để gửi CV cho nhà tuyển dụng, để chắc chắn rằng CV của bạn sẽ được giữ nguyên layout và không bị bất cứ lỗi trình bày nào khi gửi và nhận giữa các thiết bị.

Mẫu sơ yếu lí lịch xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thị trường lao động Nhật Bản hiện đang là “miền đất hứa” đối với rất nhiều người lao động. Với nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực từ phía Nhật, mỗi năm có hàng nghìn người lao động Việt Nam lên đường sang Nhật. Để có thể thuận lợi sang Nhật thì mẫu sơ yếu lí lịch xuất khẩu lao động Nhật là yếu tố không thể thiếu. Cùng tìm hiểu về mẫu giấy tờ này tỏng bài viết dưới đây nhé!

Mẫu sơ yếu lí lịch xuất khẩu lao động Nhật Bản

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;