Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Department là gì? Chỗ đứng nào cho department store tại Việt Nam

Tác giả: Trương Ngọc Diệp

Theo dõi timviec365 tại google new

Department là gì? Có bao giờ bạn thắc mắc sự khác nhau giữa siêu thị phổ thông (super market) và siêu thị hàng hiệu (department store)? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Bên cạnh đó còn mang đến cho bạn bức tranh tổng thể đầy màu sắc của ngành công nghiệp phân phối và bán lẻ.

1. Bạn hiểu department là gì?

department là gì

Department được sử dụng dưới dạng danh từ, được hiểu theo nhiều nhóm nghĩa khác nhau:

- Cục, sở, phòng, ban, khoa: Engineering department (phòng công nghệ, phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng kỹ thuật công trình)

- Gian hàng, khu trưng bày hàng hóa (trong cửa hiệu): A department store (cửa hàng tổng hợp, mậu dịch tổng hợp), the ladies' hats department (gian hàng bán mũ phụ nữ)

- Khu hành chính (tại Pháp)

- Bộ (được sử dụng tại Mỹ): State Department (Quốc vụ viện; Bộ ngoại giao); Department of the Navy (Bộ hải quân).

2. Department store tại Việt Nam – xu hướng mới của ngành công nghiệp phân phối và bán lẻ

Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về từ department song được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất là cụm từ  “department store”. Ngày hôm nay, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể hơn cho bạn đọc về department store và department store tại Việt Nam.

2.1. Bạn đã hiểu department store là gì?

Nhiều câu hỏi được đặt ra giữa sự khác nhau của shop và store, department store và shopping mall. Hiện này chưa có một khái niệm chính xác và rõ ràng về loại cửa hàng này. Vậy department store là gì và trong thời gian qua department store đã làm gì để có chỗ đứng trong ngành công nghiệp phân phối và bán lẻ trên thị trường Việt nam.

Theo từ điển, store nghĩa là cửa hàng, còn department store được hiểu đơn giản chính là cửa hàng bách hóa. Các cửa hàng này trưng bày và bán nhiều loại sản phẩm khác nhau, được sắp xếp thành các khu riêng trong một không gian mua sắm rộng khiến việc mua sắm trở nên dễ kiểm soát và dễ điều hướng hơn. Thông thường các department store thường bán một loạt các sản phẩm từ chỉ một thương hiệu, ví dụ Gucci, Converse, Vans,.. hoặc chỉ một số dòng sản phẩm từ thương hiệu đó. Department store được biết đến như một cửa hàng bán lẻ cao cấp.

Một thương hiệu có thể có nhiều cửa hàng bán lẻ hoặc một chuỗi cửa hàng bán lẻ được phân bố trên một quốc gia hoặc thậm chí trên khắp thế giới. Chuỗi cửa hàng nổi tiếng nhất thế giới được biết đến hiện nay là John Lewis. Hiện nay ở Việt Nam Vinmart hoặc Lotte cũng đã và đang là một chuỗi cửa hàng nổi tiếng có chất lượng sản phẩm tốt và được kiểm duyệt kỹ càng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Mặc dù cụm từ department store mới xuất hiện trong thời gian gần đây song trước khi có trung tâm thương mại thì các cửa hàng bách hóa đã có mặt và hoạt động từ nhiều năm trước. Sự chuyển hóa dân cư từ vùng nông thôn sang thành thị dã thúc đẩy sự phát triển của các department store. Điểm chung cho cửa hàng bách hóa và trung tâm thương mại được mọi người hiểu một cách đơn giản rằng họ có thể tìm và mua tất cả những thứ họ muốn chỉ dưới một mái nhà. Để phục vụ và thỏa mãn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, các cửa hàng bách hóa cung cấp các tiện ích đi kèm cho các thương đế từ cơ bản như nhà vệ sinh, dịch vụ giao hàng tận nhà đến gói quà, tặng quà, hay liên kết với các ngân hàng hỗ trợ khách hàng trả góp tín dụng. Đôi lúc chính các tiện ích đi kèm của department store là điểm thu hút người mua hàng chứ không đơn giản chỉ là sản phẩm của họ. Người ta sẵn sàng chi trả một số tiền đắt hơn giá thị trường cho một sản phẩm để được sự phục vụ chu đáo và các tiện ích đó.

department store  là gì

2.2. Kênh phân phối hiện đại

Liệu Việt Nam có cửa hàng bán lẻ cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng hay không? Thách thức nào cho các tập đoàn phân phối và bán lẻ sản phẩm bình dân trong thời kỳ đổi mới tại Việt Nam? Chuỗi cửa hàng bán lẻ từ các thương hiệu cao cấp chính là cầu nối đưa sản phẩm Việt Nam từng bước vươn ra chinh phục thế giới.

Khái niệm kênh phân phối hiện đại trong những năm vừa qua chính là sự thay đổi trong hệ thống bán lẻ tại Việt Nam. Trong đó, được biết đến nhiều nhất đó là super market (siêu thị), chain store (chuỗi cửa hàng) và horeca (các doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cho các nhà hàng, khách sạn và các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống khác).

Trong những năm gần đây sự bùng nổ của các thương hiệu super market (siêu thị bán lẻ bình dân) trên thị trường Việt Nam tạm gọi là thành công trong hệ thống phân phối sản phẩm bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Trong đó được biết đến nhiều có thể kể đến Intimex, Co-op mart, Fivimart, Citimart ngang hàng với các tên tuổi lớn như Big C, Metro. Một số các chuỗi cửa hàng đến từ các thương hiệu khác mà sự thành công còn đang được đặt trên bàn cân hiện nay đó là  Shop&Go, Hapro-mart, G7-mart. Ngoài ra phải đến đến nỗ lực của Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex với chuỗi siêu thị Vinatex mart trong vài năm gần đây. Trên 50 siêu thị toàn quốc là con số không nhỏ cho sự cố gắng của họ.

Bức tranh tổng thể của ngành phân phối bán lẻ Việt Nam đầy màu sắc nhưng chưa hoàn chỉnh. Bởi vì thiếu đi chuỗi cửa hàng cho department store – Siêu thị bán lẻ cao cấp.

2.3. Đừng nhầm lẫn super market với department store

Sự nhầm lẫn giữa super market với department store không chỉ xảy ra trong giới quản trị mà còn đối với cả những nhà hoạch định chính sách. Trong các văn bản chính thức hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể thế nào là siêu thị bán lẻ, siêu thị bán sỉ, siêu thị cao cấp, chuỗi cửa hàng, chuỗi nhà hàng, chuỗi dịch vụ mà chúng ta chỉ phân biệt dựa trên diện tích, quy mô và sản phẩm mang đến người dùng.

Một câu chuyện từ cách đây 5 năm, Bộ Thương mại ra quyết định cấm các siêu thị sử dụng thương hiệu tiếng nước ngoài. Mới đầu nghe tưởng rằng đây là một quyết định đúng đắn nhưng thực chất đây lại là một sai lầm lớn. Thử nghĩ bây giờ chúng ta muốn bán các sản phẩm từ các thương hiệu nước ngoài thì phải làm sao? Về bản chất, tên thương hiệu đã là một loại ngôn ngữ toàn cầu. Chưa kể đến những lợi ích to lớn khi sử dụng thương hiệu nổi tiếng. Thương hiệu chính là tài sản của doanh nghiệp không chỉ bảo vệ sản phẩm mà còn gây dựng tiếng vang cho doanh nghiệp. Do vậy tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều sẽ phải sử dụng thương hiệu đăng ký toàn cầu của họ khi vào Việt Nam.

Sự nhầm lẫn giữa super market và department store còn thể hiện chúng ta chỉ gọi chung là siêu thị và trung tâm thương mại. Ở các nước phát triển department store còn được biết đến như "brand department store” (hiểu nôm na là siêu thị hàng hiệu) chứ không còn là trung tâm thương mại theo mô hình cửa hàng nhỏ lẻ như ấn tượng còn sót lại của chúng ta từ thời kỳ thương nghiệp bao cấp.

Sự khác nhau giữa department store và super market được thể hiện rõ trên các khía cạnh:

- Mô hình: Super market tổ chức siêu thị theo khu vực ngành hàng sản phẩm, tất cả do siêu thị điều hành. Department store tổ chức siêu thị theo quầy hàng của từng thương hiệu do chủ thương hiệu trực tiếp điều hành.

- Dịch vụ: Ở super market, khách hàng tự phục vụ. Department store cung cấp các dịch vụ chính hàng từ cửa hàng đó.

- Quản lý: Super market sẽ quản lý chung cả siêu thị. Department store thì quản lý từng quầy hàng. Tức là theo nguyên lý không gian, department store chia làm các ô nhỏ và cho các thương hiệu thuê mặt bằng. Các thương hiệu này tự chịu trách nhiệm về sản phẩm mà họ bày bán

- Cơ cấu lợi nhuận: Super market cung cấp các sản phẩm có số lượng lớn, tỷ suất thấp. Department store thì ngược lại, sản lượng thấp nhưng tỷ suất cao. Tức là một bên bán nhiều sản phẩm có giá trị thấp còn một bên bán ít sản phẩm nhưng có giá trị cao.

Một không gian tiêu dùng cao cấp ngày nay mang đến cho người dùng các trải nghiệm, complex (phức hợp mua sắm) như: super market (siêu thị hàng tiêu dùng bình dân), department store ( siêu thị hàng hiệu), foods (khu ẩm thực), games (khu giải trí), gym, spa (khu chăm sóc sức khỏe),..

Với tính chất đặc thù của cơ sở hạ tầng Việt Nam, phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy, không gian mua sắm và hệ thống bán lẻ vẫn mang tính truyền thống nhiều, một phần chạy theo xu hướng mua sắm kiểu xưa của người dân đang tạo lên một sức ỳ lớn trong việc nâng cấp hạ tầng bán lẻ. Giấc mơ theo đuổi mô hình 7-Eleven đã hơn một lần bị dập tắt. Những nỗ lực trong 4 năm gần đây tuy mạnh mẽ những sự thành công vẫn chưa đáng kể. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng cà phê, đồ ăn, nhà hàng lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình hơn vì những lợi ích thiết thực mà chúng mang lại.

Dưới khía cạnh xu hướng thì department store vẫn là một hướng đi tích cực, tuy nhiên phải đi cùng với sự chuyện nghiệp và hiệu quả.

Tuyển dụng nhân viên bán hàng

phân biệt department store với supermarket

2.4. Bài học từ Parkson

Parkson được thành lập từ năm 1987 đến nay chỉ riêng Malaysia đã có hơn 30 department store, tiến sân vào Trung Quốc năm 1994 và tình đến thời điểm hiện tại đã có 28 department store. Xuất hiện ở Việt Nam năm 2005 và đến nay Parkson đã phát triển được 5 department store: Parkson Saigon Tourist; Parkson Hùng Vương; Parkson CT (Hải Phòng) và Parkson Hà Nội.

Chỉ trong 20 năm Parkson đã phát triển được hơn 60 department store và đang là thương hiệu số 1 châu Á trong lĩnh vực bán lẻ hàng hiệu mà ngày nay chúng ta vẫn hay gọi là plaza.

Mấu chốt cho sự thành công của Parkson chính là việc xác lập thương hiệu bán lẻ cao cấp. Các mô hình tương tự đều bị Parkson nuốt chửng mỗi khi chúng xuất hiện. Ví dụ như Parkson ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trước đây do Saigon Tourist xây dựng và đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên nó chỉ sức sự phát triển mạnh khi được sáp nhập vào thương hiệu Parkson.

Sự thành công của Parkson là minh chứng rõ ràng nhất của chiến lược marketing chuyên nghiệp và vai trò của việc định vị thương hiệu trong nền kinh tế hiện đại, mà department store chính là một ví dụ điển hình.

2.5. Điều kiện cần thiết để hình thành một chuỗi department store tại Việt Nam

Một mô hình department store rõ ràng nhất mà Việt Nam có thể tham khảo đó chính là Parkson. Điểm mặt chỉ tên những thương hiệu mà Việt Nam đang xây dựng không giống ai: Giày Việt Plaza về sự thiếu chuyên nghiệp, siêu thị Satra về sự thiếu năng động, hoặc Focomart về tính phiến diện, hoặc là sự thiếu tầm nhìn đối với Vinatex mart.

Với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam đang có xu hướng tập trung vào phân khúc tầm trung và tầm cao đang có cơ hội cạnh tranh, tiềm năng và vị thế rõ rệt so với phân khúc giá rẻ bình dân của Trung Quốc. Mặc dù hiện nay thương hiệu thời trang phân khúc này chưa nhiều nhưng cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ với quy mô hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến những cái tên: Seven AM, Vera, ChicLand,..

Xây dựng thương hiệu cho department store chính là con đường nhanh nhất đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới. Những điều kiện cần thiết để hình thành thương hiệu cho department store tại Việt Nam đó là:

- Xây dựng thương hiệu mang tầm quốc tế cho chính chuỗi cung ứng của mình

- Tạo dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp từ thương hiệu cao cấp

- Hệ thống, quy mô, cách quản lý chuyên nghiệp

- Có chiến lược rõ ràng cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu

- Lựa chọn địa điểm để xây dựng siêu thị cho thuận tiện về giao thông và không gian mua sắm

- Có niềm tin vào một thương hiệu bán lẻ mang đẳng cấp quốc tế.

Một thương hiệu đẳng cấp cho department store cần phải được xây dựng chuyên nghiệp từ chiến lược, ý tưởng đến việc quản trị hệ thống và quan hệ đối tác, khách hàng.

3. Những chiêu thức cụ thể giúp department store Việt Nam thu hút khách hàng

chiêu thức thu hút khách hàng

3.1. Cung cấp dịch vụ cho các “thượng đế” trên cả tuyệt vời

Mỗi cửa hàng sẽ cung cấp chỉ một hoặc nhiều sản phẩm từ một thương hiệu nhất định. Trong khi giá cả đã là một điểm yếu của department store, để thu hút khách hàng đến department store của mình nhiều hơn một lần, nhà bán lẻ cần phải mang đến những dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Department store mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời chính là lý do để họ quay lại đây. Một số department store mang sản phẩm đến cho khách hàng theo một phương thức khác đó là mua hàng trực tuyến. Từ đó họ cung cấp những dịch vụ tiện lợi khác đi kèm đó là: giao hàng tận nơi, trả hàng dễ dàng, thanh toán online, chiết khấu và sản giá khi like, share fanpage, trang web. Trong thời đại 4.0 việc áp dụng công nghệ khoa học là một điểm cộng lớn cho department store của bạn, giúp khách hàng mua sắm chỉ bằng những cú click chuột hoặc vài thao tác đơn giản trên điện thoại.

Bên cạnh đó, các department store cũng cần đảm bảo các yếu tố sau nếu muốn cải thiện lợi nhuận của mình:

- Không gian sạch sẽ, gọn gàng

- Luôn đảm bảo có đủ nhân viên để phục khách hàng nhanh chóng nhất

- Chào mừng khách hàng khi họ bước chân vào department store và cảm ơn khi họ ra về

- Một vài hoạt động giải trí trong thời gian họ chờ thanh toán

- Quy trình thanh toán nhanh chóng và rõ ràng

- Khu vực đỗ xe, bảo vệ trông xe luôn sẵn sàng giúp đỡ cũng chính là lý do quyết định khách hàng có ghé vào department store của bạn không.

Một department store có đầy đủ những yếu tố trên sẽ cho bạn một kết quả đầy hứa hẹn và sự tăng trưởng bền vững.

3.2. Chương trình ưu đãi

Khách hàng luôn muốn được trải nghiệm tất cả các dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Hãy cung cấp cho họ các chương trình khuyến mại. Một chương trình khuyến mại tốt kết hợp với chiến lược quảng bá marketing hiệu quả chắc chắn sẽ tăng doanh thu cho department store của bạn ngay lập tức. Một số chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng đó là:

- Mua 1 tặng 1

- Giảm giá hoặc tặng quà khi khách hàng mua hàng có hóa đơn trên…

- Tích điểm khi khách hàng thanh toán và sử dụng điểm để chiết khấu trong các lần mua hàng tiếp theo

- Bán hàng giảm giá cuối mùa, giải phóng mặt bằng

- Giảm giá từ sản phẩm thứ hai

Chắc chắn những ưu đãi trên của bạn sẽ kích thích sự mua bán từ khách hàng. Họ không thể cưỡng lại mà phải đến department store của bạn để được nhận nhiều ưu đãi hơn.

Việc làm bán hàng tại Hồ Chí Minh

3.3. Dịch vụ cho khách hàng trực tuyến

Theo thống kê, cứ 10 người thì có 9 người sử dụng mạng xã hội facebook thường xuyên. 80% trong số họ rất tích cực ghé thăm các department store. Những con số này đã nói lên tầm quan trọng của phương tiện truyền thông đối với department store.

Đôi khi quá là bất tiện khi khách hàng muốn biết thêm thông tin về sản phẩm hay có thắc mắc về department store lại phải chạy đến tận cửa hàng để hỏi. Do đó, việc chăm sóc khách hàng bằng các dịch vụ trực tuyến là rất cần thiết. Ngoài ra khi khách hàng quan tâm đến một sản phẩm nhưng chưa quyết định mua. Về nhà bạn có thể chăm sóc và gửi đến khách hàng các chương trình khuyến mại liên quan đến sản phẩm đó. Có thể đây là chính là lý do khiến họ ra quyết định mua hàng.

3.4. Tương tác với khách hàng

Khách hàng luôn ưu ái những department store cho họ được cảm giác phục vụ tận tình và kết nối với họ thường xuyên. Bạn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vậy lý do để khách hàng đến với bạn là gì. Để có một chỗ đứng trên thị trường, điều quan trọng là làm cho khách hàng hài lòng từ dịch vụ đến sản phẩm khi khi bạn có cơ hội được tiếp xúc với khách hàng. Những cách để họ cảm thấy department store của bạn thật đặc biệt:

- Thiết lập một kết nối cảm xúc

- Đối xử với khách hàng như đó là một phần nhiệm vụ của bạn

- Tổ chức các sự kiện, mini game để kết nối với khách hàng

- Thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng

 

3.5. Nâng cấp hệ thống công nghệ

Quản lý một cửa hàng chưa bao giờ là đơn giản. Không chỉ cần đến sự chăm chỉ của đội ngũ nhân lực mà còn cần đến sự hỗ trợ của công nghệ.

Hai phần mềm quan trọng nhất để kiểm soát và phát triển hệ thống:

- Máy in hóa đơn: Việc sử dụng hóa đơn viết tay rất dễ xảy ra sai sót. Máy in hóa đơn là công cụ không những giúp nhân viên của bạn dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc thanh toán mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong cách làm việc đối với khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát số lượng sản phẩm, giá trị hóa đơn và phương thức thanh toán trên bill của mình.

- Phần mềm theo dõi hàng tồn: Việc quản lý một department store gồm rất nhiều công việc. Trong quy trình rườm rà này, người quản lý có thể quên số lượng hàng tồn của cửa hàng. Phần mềm theo dõi hàng tồn sẽ cung cấp thông tin về số lượng hàng bán, nhập, điều chuyển mỗi ngày, giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng hàng trong kho.

3.6. Quảng cáo theo vị trí

Quảng cáo luôn luôn là yếu tố quan trọng giúp khẳng định thương hiệu và đem sản phẩm của bạn đến với người tiêu dùng. Khách hàng tiềm năng nhất cho department store của bạn chính là người dân địa phương xung quanh đó. Banner hay standee outside là một ví dụ về quảng cáo theo vị trí giúp thu hút khách hàng đi qua đó. Đây được coi là một trong những chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất cho department store.

Việc làm

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về department và department store của timviec365.vn, những chiến lược cho phát triển department store hi vọng đã mang đến cho bạn đọc bức tranh tổng thể đầy màu sắc của ngành công nghiệp phân phối và bán lẻ, những chiến lược giúp department store Việt Nam thu hút người tiêu dùng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý