
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Trần Thùy Linh
Doanh thu biên được những người chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư sử dụng như một căn cứ để đánh giá doanh thu của một doanh nghiệp. Doanh thu biên có được từ việc bán thêm một số lượng sản phẩm đang cung cấp trên thị trường hoặc sản phẩm mới. Doanh thu biên cũng có vai trò thiết yếu trong việc phân tích nhu cầu của người tiêu dùng, định giá sản phẩm và điều chỉnh lịch trình sản xuất. Vậy doanh thu biên là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Doanh thu biên là doanh thu ghi nhận được khi doanh nghiệp bán thêm một hoặc nhiều đơn vị sản phẩm. Doanh thu biên thường được so sánh với chi phí biên.
Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh được tính toán bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp thường tính toán doanh thu biên, từ đó cân đối sản lượng sản xuất và chi phí.
Đặc điểm của doanh thu biên đó là tuân theo quy luật lợi suất giảm dần: Khi liên tục sản xuất thêm các đơn vị sản phẩm để bán thêm thì đến một lúc nào đó mức tăng sản lượng sẽ giảm xuống. Chính vì vậy mà khi sản lượng sản xuất tăng lên đồng nghĩa với việc doanh thu biên sẽ giảm đi đi nhanh chóng.
Nhìn chung, doanh thu biên có được khi doanh nghiệp sản xuất thêm sản phẩm để bán ra thị trường. Đồng thời, trong quá trình sản xuất thêm sản phẩm phụ cũng sẽ phát sinh chi phí biên.
Về mặt lý thuyết, điều kiện cần để doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tối ưu hóa được lợi nhuận chính là cân bằng chi phí biên và doanh thu biên. Cũng theo đó, nếu chi phí biên vượt quá doanh thu biên thì doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc ngừng sản xuất thêm.
Tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, việc tối đa hóa lợi nhuận cũng chính là bước đệm để doanh nghiệp chứng minh tiềm năng trước các nhà đầu tư.
Chính vì vậy mà doanh nghiệp sẽ luôn hướng tới sự tăng trưởng ổn định trong doanh thu từ việc bán hàng. Doanh thu biên có thể giúp doanh nghiệp xác định được thời điểm tối đa hóa lợi nhuận nên luôn trở thành đối tượng được theo dõi sát sao.
Để tìm hiểu lý do tại sao mọi doanh nghiệp đều cần quan tâm tới doanh thu biên, chúng ta sẽ bắt đầu từ vai trò của doanh thu biên nhé!
Việc sản xuất và bán thêm một hay nhiều đơn vị sản phẩm liên quan đến khá nhiều chi phí và doanh thu, chẳng hạn như: Doanh thu biên, tổng doanh thu, lợi nhuận và chi phí biên. Về bản chất, doanh thu biên giúp doanh nghiệp xác nhận mức doanh thu từ việc bán thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ.
Như đã đề cập đến ở trên, doanh thu biên tuân theo quy luật giá trị giảm dần. Cho đến thời điểm doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên thì đây là dấu hiệu cho thấy sản phẩm bán ra thị trường đã đạt đến giới hạn tối ưu. Lúc này doanh nghiệp cần ngừng việc sản xuất và bán thêm sản phẩm bởi hoạt động này chẳng mang lại ý nghĩa gì cả.
Doanh thu biên, như đã nói ở trên, biểu thị sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên, nghĩa là với mức giá như vậy, sản phẩm vẫn sẽ mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là có và doanh nghiệp không cần điều chỉnh lại giá bán cũng như là kế hoạch sản xuất.
Ngược lại, nếu doanh thu biên thấp hơn chi phí biên thì doanh nghiệp nên điều chỉnh kế hoạch sản xuất và định hướng tung ra sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh cao hơn. Đồng thời, doanh nghiệp bắt buộc phải giảm giá thành sản phẩm để thúc đẩy doanh số bán hàng. Trong trường hợp tệ nhất, doanh thu biên có thể giảm xuống đến mức âm.
Lợi nhuận có được khi doanh thu lớn hơn chi phí. Lúc này doanh nghiệp bán được càng nhiều sản phẩm thì lợi nhuận càng lớn. Doanh thu biên cho phép doanh nghiệp xác định được điểm tối đa hóa lợi nhuận, tức là thời điểm mà doanh thu biên bằng với chi phí biên. Đến thời điểm đó, hoạt động bán hàng không thể tạo ra thêm lợi nhuận nữa và phương án tốt nhất là ngừng sản xuất dòng sản phẩm hiện tại.
Doanh thu biên được tính toán bằng cách lấy con số thay đổi về doanh thu chia cho con số thay đổi về số lượng. Trong đó, con số thay đổi về doanh thu có thể tính toán rất đơn giản bằng cách lấy tồn doanh thu cuối cùng (tính cả doanh thu khi bán các sản phẩm sản xuất thêm) trừ đi doanh thu trước khi mở bán thêm sản phẩm.
Doanh thu biên thường được áp dụng để tính toán xem việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào. Bởi vậy mà trong điều kiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc sản phẩm trên thị trường ở mức tốt thì doanh thu biên chính bằng giá bán của một đơn vị sản phẩm được sản xuất thêm.
Điều này chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đang có sức cạnh tranh tốt trên thị trường mà không cần bất cứ sự điều chỉnh vào về giá bán. Điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được sẽ xấp xỉ dự tính ban đầu của chuyên gia tài chính trong doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu doanh thu biên nhỏ hơn giá bán sản phẩm thì lúc này sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là không cao. Lúc này giải pháp duy nhất đó là doanh nghiệp bắt buộc phải giảm giá thành sản phẩm để “bán tháo”. Kết quả là giá bán sản phẩm cạnh tranh hơn nhưng lợi nhuận thì giảm xuống rõ rệt.
Các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới tự động hóa và chuyển đổi số. Phần mềm quản lý tài chính kế toán 365 cung cấp giải pháp quản lý doanh thu và chi phí nhằm giúp doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu cho những quyết định thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất.
Như vậy, qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết bạn đã hiểu được doanh thu biên là gì và lý do vì sao mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất bán hàng đều cần quan tâm đến doanh thu biên. Vai trò quan trọng nhất của doanh thu biên đó là giúp doanh nghiệp xác định được điểm tối ưu hóa lợi nhuận để lên kế hoạch ngừng sản xuất dòng sản phẩm hiện tại và tung ra thị trường dòng sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao hơn.
Quản lý nguồn vốn là gì?
Quản lý nguồn vốn là gì? Vì sao cần quản lý nguồn vốn đầu tư? Tìm hiểu những nguyên tắc và phương pháp quản lý nguồn vốn hiệu quả qua bài viết sau đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận