
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Tại Việt Nam, tình hình Biển Đông đang vô cùng phức tạp và căng thẳng. Bởi vậy, đây là một trong những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trung Quốc đang “nhăm nhe” tiến hành xâm lược và tập trận quân sự trên các quần đảo của nước ta. Vì vậy, cách để bảo vệ cũng như khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông vô cùng quan trọng, trong đó có việc xác định đường cơ sở. Vậy đường cơ sở là gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu các vấn đề về đường cơ sở trong bài viết sau đây nhé!
Hiện nay, chưa có định nghĩa rõ ràng về việc đường cơ sở là gì, tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào khái niệm nội thủy và lãnh hải, từ đó xác định khái niệm đường cơ sở.
Đường cơ sở (trong tiếng Anh là “The Baseline”) là đường ranh giới nằm bên trong của lãnh hải và nằm bên ngoài vùng nội thủy, do quốc gia quần đảo hoặc quốc gia ven biển dựa theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 để định ra phù hợp, làm cơ sở để xác định được quyền tài phán quốc gia và phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Vai trò của đường cơ sở vô cùng quan trọng, cần xác định được đường cơ sở thì ta mới xác định được vùng tiếp giáp lãnh hải, chiều rộng của lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Quá trình xác định đường cơ sở của quốc gia cũng khiến các vùng biển khác thu hẹp hoặc mở rộng.
Đường cơ sở là cơ sở để tính chiều rộng của các vùng trên biển cụ thể là các vùng như vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp với lãnh hải và thềm lục địa, được xác định nhằm tạo ra ranh giới giữa các quốc gia. Là cơ sở để xác định được vùng nội thủy giáp với đất liền vì vậy việc xác định đường cơ sở cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với những quốc gia tiếp giáp với biển và có biển.
Bởi mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có quy định khác nhau về kinh tế trên biển riêng biệt và cụ thể, chẳng hạn như áp dụng cho các tàu thuyền nước ngoài neo đậu trong bờ biển thuộc phạm vi trên biển của Việt Nam, các tàu thuyền chỉ được đánh bắt thủy hải sản trong nước hoặc không được đánh bắt thủy hải sản, tàu thuyền của nước khác không được đánh bắt thủy hải sản tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luật của mỗi quốc gia có bờ biển sẽ quy định vùng nào tàu thuyền được đi qua, được neo đậu hay chỉ được phép đi qua mà không được dừng lại… Các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lãnh thổ, an ninh biển của mỗi quốc gia, khu vực.
Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng 3 phương pháp khác nhau để xác định đường cơ sở gồm có phương pháp cơ sở đường thẳng, cơ sở thông thường và cơ sở quần đảo.
Đường cơ sở được tính theo phương pháp đường cơ sở thẳng như sau:
- Nếu nơi nào có một chuỗi đảo nằm sát nhau và chạy dọc theo bờ biển hoặc có bờ biển bị lồi lõm hay khoét sâu, phương pháp đường cơ sở thẳng sẽ được áp dụng để gắn liền những điểm phù hợp, sử dụng để tính chiều rộng lãnh hải bằng cách kẻ đường cơ sở giữa các điểm này.
- Nếu nơi nào có một châu thổ hay các đặc điểm về tự nhiên khác khiến bờ biển không ổn định, những điểm xác định đường cơ sở sẽ được lựa chọn dọc theo những dọc theo ngấn nước thủy triều (có dịch chuyển vào phía trong bờ) thấp nhất, các đường cơ sở này sẽ có hiệu lực, trừ khi những quốc gia có bờ biển này thực hiện sửa đổi theo Công ước.
- Khi xác định đường cơ sở, các vùng biển ở trong đường cơ sở cần gắn với đất liền để có thể đạt tới chế độ nội thủy, và tuyến của đường cơ sở không được lệch quá xa với hướng chung của bờ biển.
- Trừ trường hợp vạch ra đường cơ sở ở bãi cạn lúc chìm lúc nổi được thừa nhận chung của quốc tế hoặc những nơi này có các đèn biển hoặc những thiết bị tương tự liên tục hay thường xuyên nhô lên mặt nước, các đường cơ sở thẳng sẽ không được kéo tới hoặc xuất phát từ những bài cạn lúc chìm lúc nổi này.
- Một số trường hợp đã áp dụng phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng thì khi ấn định đoạn đường cơ sở thì tại các khu vực đó có thể tính tới lợi ích kinh tế riêng biệt và nó vô cùng quan trọng khi đã sử dụng trong một quá trình giải có các minh chứng rõ ràng.
- Khi một quốc gia áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng sẽ không làm cho lãnh hải của quốc gia khác bị tách khỏi một vùng đặc quyền kinh tế hay tách khỏi biển cả.
Đường cơ sở thông thường sẽ được tính theo chiều rộng của lãnh hải, trừ khi có quy định trái ngược với Công ước, là ngấn nước triều thấp nhất tính theo dọc bờ biển và được quốc gia ven biển chính thức công nhận cũng như được hiển hiện trên các bản đồ biển có tỷ lệ lớn.
Khi quốc gia ven biển có địa hình cấu trúc thông thường về đường bờ biển thì sẽ áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường để tính đường cơ sở, vô cùng đơn giản và không gặp khó khăn.
Đường cơ sở quần đảo được quy ước theo quy định của đường cơ sở thẳng nối liền với các điểm ngoài cùng của những đảo xa nhất và những bãi đá lúc nổi lúc chìm trong quần đảo, đồng thời cần thỏa mãn những điều kiện dưới đây:
- Các tuyến đường cơ sở này cần bao quanh các đảo trọng yếu và xác lập một khu vực theo tỷ lệ diện tích của quốc gia đó với cả vành đai san hô và đất, đảm bảo ở giữa hai tỷ lệ 9/1 và 1/1.
- Các tuyến đường cơ sở quần đảo sẽ không dài quá 100 hải lý, tuy nhiên nếu đường cơ sở bao quanh một quần đảo lớn hơn thì có thể tối đa 3% tổng số các đường cơ sở này và không được vượt quá 125 hải lý.
- Không được tách quá xa rõ ràng theo đường bao quanh chung trong quần đảo.
- Trừ trường hợp các bãi cạn lúc nổi lúc chìm có xây đặt đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên mặt biển, thì các đường cơ sở không thể kéo dài tới hay xuất phát từ các bãi cạn này, hoặc cũng có thể một phần bãi cạn hay toàn bộ bãi cạn cách hòn đảo gần nhất theo một khoảng cách không dài hơn chiều rộng lãnh hải của quần đảo đó.
- Một quốc gia quần đảo không được phép áp dụng phương pháp kẻ đường cơ sở khiến một quốc gia khác có vùng lãnh hải bị tách rời với vùng đặc quyền kinh tế hay tách rời với biển cả.
- Nếu quốc gia quần đảo có một phần vùng nước ở quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ tại quốc gia kế bên, thì quốc gia kế cận này vẫn được hưởng các thuyền và các lợi ích chính đáng theo truyền thống của các vùng nước này. Các quyền này sinh từ những điều ước đã được hai quốc gia này ký kết sẽ được tôn trọng và vẫn tồn tại.
- Để tính toán tỷ lệ các vùng nước có diện tích thế nào với phần đất liền đã nêu, vùng nước bên trong một phần của nền đại dương có sườn dốc rất đứng, các bãi đá ngầm xung quanh các đảo và vành đai san hô, gần như hoàn toàn hay hoàn toàn do một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi hay chuỗi đảo đá vôi bao quanh thì có thể được coi thành một bộ phận của đất liền.
- Các đường cơ sở được tính theo các điều khoản cần được ghi trên bản đồ biển để có thể xác định vị trí với tỷ lệ thích hợp. Có thể thay thế các bản đồ này bằng bản kê tọa độ địa lý có các điểm ghi rõ ràng trên hệ thống trắc địa.
- Các quốc gia quần đảo cần công bố đường cơ sở theo đúng thủ tục bằng bảng kê tọa độ địa lý hoặc hoàn tất các bản đồ, sau đó gửi một bản tới Tổng thư ký Liên hợp quốc để lưu chiếu.
Theo các phương pháp ở trên, chúng ta có hai phương pháp xác định đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng, ngoài ra còn có một phương pháp xác định đường cơ sở khác nữa là đường cơ sở quần đảo. Căn cứ vào vị trí địa lý và địa hình bờ biển, Việt Nam đã sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để tính và xác định đường cơ sở.
Do các quốc gia đều có địa hình bờ biển khác nhau và khá phức tạp, đồng thời việc xác định đường cơ sở lại do chính những quốc gia ven biển này tự tay tiến hành có thể khiến một vùng biển trở thành lãnh hải hoặc một khu vực lãnh hải trở thành nội thủy, bởi vậy Công ước Luật biển đã đưa ra chi tiết các điều khoản quy định rõ ràng với những nước có biển.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã biết được đường cơ sở là gì và các xác định đường cơ sở. Đường cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa nhất định với các quốc gia có biển. Một quốc gia cũng có thể xác định đường cơ sở theo cả ba phương pháp là đường cơ sở thông thường, đường cơ sở quần đảo và đường cơ sở thẳng. Tuy vậy, việc xác định đường cơ sở là vấn đề nhạy cảm, các quốc gia ven biển cần tính toán cẩn trọng và tuân thủ những phương pháp xác định đường cơ sở được quốc tế thừa nhận.
Bancassurance là gì?
Bancassurance là gì? Bancassurance ưu điểm, nhược điểm và lợi ích thế nào? Click bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về Bancassurance nhé!
Chia sẻ
Bình luận