Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đường đen là đường gì? Những lợi ích của đường đen

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2025

Theo dõi timviec365 tại google new

Đường đen dần đã trở thành một loại gia vị quen thuộc trong tủ bếp của mỗi gia đình sau cơn sốt trà sữa trân châu đường đen bùng nổ. Vậy đường đen là đường gì? Liệu có phải các bà nội trợ chỉ sử dụng đường đen để nấu ra món trà sữa độc lạ hay còn vì những công dụng nào khác. Timviec365.vn sẽ cung cấp những thông tin, tài liệu có cơ sở nghiên cứu để giúp bạn đọc có kiến thức đầy đủ, chính xác về loại đường có tên gọi đặc biệt này.

1. Đường đen là đường gì?

Đường đen, cũng giống với đường cát trắng, đều là đường mía được sản xuất ra từ cây mía. Nhưng nếu đường trắng là loại đường đã trải qua quá trình tinh luyện để tạo nên thành phẩm đường cát có màu trắng thì đường đen lại không được trải qua quá trình này nên có màu nâu đen. Tên gọi đường đen hay đường trắng đơn giản là dựa trên màu sắc của đường để phân biệt, đồng thời cũng thể hiện rằng đường được tạo ra ở công đoạn nào. Nhiều người vốn thường xuyên tiếp xúc và có thói quen sử dụng đường đen vì nó được làm từ mật mía - thứ mà trong rất nhiều gia đình nông thôn xưa nhà ai cũng luôn có một âu mật để trong chạn bếp, cứ hễ hết là lại được đổi lấy bằng gạo bằng thóc lúa. 

Tìm hiểu rõ ràng đường đen là gì
Tìm hiểu rõ ràng đường đen là gì

Do khác về quy trình sản xuất nên vị của đường đen cũng có phần khác với đường trắng. Không ngọt gắt, khé cổ hay dễ gây ngán như đường trắng, vị ngọt của đường đen rất thanh, đó là vị ngọt rất tự nhiên. Việc sử dụng đường đen không chỉ phục vụ cho nhu cầu chế biến các món ăn thức uống có vị ngọt mà còn đem đến nhiều lợi ích cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Tìm hiểu đường đen là đường gì có thể giúp cho bạn thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày một cách lành mạnh hơn. 

Những kiến thức về đường đen giúp bạn tận dụng hiệu quả
Những kiến thức về đường đen giúp bạn tận dụng hiệu quả 

2. Công dụng của đường đen

Do có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên, vị ngọt thanh nên đường đen mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. 

Công dụng của đường đen mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Công dụng của đường đen mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

2.1. Bổ máu

Thành phần của đường đen có chứa rất nhiều sắt. Ai cũng biết khoáng chất này rất quan trọng để sản xuất lượng hồng cầu vì thế đường đen không chỉ được dùng để ngừa mà còn điều trị chứng thiếu máu cực kỳ hiệu quả và hữu ích. Đặc biệt phụ nữ đang mang thai và trẻ em rất nên dùng đường đen sẽ luôn đảm bảo đủ chất sắt cho cơ thể khỏe mạnh.

2.2. Chống lạnh

Đặc tính nổi bật của đường đen là tính ôn và có khả năng làm ấm cho cơ thể. Do đó đường đen còn có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Ngoài ra, đường đen cũng có chứa nhiều các chất chống oxy hóa, đặc biệt là axit glycolic nên còn giúp tăng cường khả năng đào thải độc tố bên trong cơ thể, giúp cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch. 

2.3. Bảo vệ sức khỏe cho gan, dạ dày, lá lách

Công dụng bồi bổ cơ thể của đường đen rất rõ, đặc biệt với vị ngọt thanh tự nhiên nên hầu như ai cũng dễ sử dụng đường đen hàng ngày cho mục đích dưỡng các cơ quan nội tạng bên trong như gan, dạ dày, lá lách, hỗ trợ tăng cường chức năng của các bộ phận này. Loại đường tự nhiên này có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày, có thể ngừa và điều trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả. 

2.4. Công dụng làm đẹp da của đường đen

Đường đen còn được ứng dụng cho mục đích làm đẹp da nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa điển hình như axit glycolic. Khi đưa đường đen vào ứng dụng trong làm đẹp, nó có công dụng tẩy tế bào chết trên da, cấp ẩm và dinh dưỡng để da khỏe và mịn màng. Bạn có thể trộn loại đường này cùng với sữa hay mật ong. dầu dừa sau đó thoa đều lên mặt và matxa nhẹ nhàng, để lưu trên da khoảng 15 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm. Sau mỗi lần bạn sẽ thấy làn da mặt của mình sẽ vô cùng tươi sáng và rất mịn. 

Đường đen giúp làm đẹp da
Đường đen giúp làm đẹp da

Ngoài các công dụng điển hình trên, đường đen còn được sử dụng cho mục đích làm màu thực phẩm và tạo hương cho nhiều món ăn mà không cần phải sử dụng đến các loại bột màu công nghiệp. Bạn hãy sử dụng đường đen để kho thịt, làm màu cho gà quay, làm chè, trà sữa, bánh ngọt, ... dể đảm bảo các món ăn có thêm dưỡng chất tốt hơn cho cơ thể. 

Đường đen có thể dùng cho việc chế biến món ăn, làm thức uống rất tuyệt vời
Đường đen có thể dùng cho việc chế biến món ăn, làm thức uống rất tuyệt vời

3. Phân biệt đường đen với đường nâu

Đường đen và đường nâu - hai loại đường giống nhau nhưng khác biệt
Đường đen và đường nâu - hai loại đường giống nhau nhưng khác biệt

Trong thực tế không ít người nhầm lẫn đường đen và đường nâu bởi thói quen sử dụng đường trắng khá phổ biến nên sự xuất hiện của nhiều loại đường khác khiến chúng ta không quen thuộc. Đặc biệt giữa đường đen và đường nâu có tone màu sắc khá tương đồng nên chỉ cần phân biệt không phải là đường cát trắng thì một số người vẫn đánh đồng đường đen và đường nâu là một. Nhưng bạn cần ghi nhớ rằng hai loại đường này hoàn toàn khác nhau, ở chúng có đặc điểm và công dụng cũng khác biệt. Phân biệt đường đen và đường nâu rõ ràng để có thể mua đúng loại và phục vụ cho đúng mục đích của mình ngay sau đây. 

Phân biệtĐường đenĐường nâu
Nguồn gốc  Nguồn gốc tự nhiên từ cây mía, chưa qua quá trình tinh luyện. Mang màu sắc tự nhiên của mật mía  Tinh luyện từ đường trắng, được thêm mật mía hoặc rỉ đường để tạo ra màu nâu
Đặc điểm

  Màu đặc trưng là màu đen

  Có một vài loại có thể mang màu đỏ hoặc vàng

  Mang màu nâu đặc trưng với độ đậm nhạt khác nhau
Thành phần dinh dưỡng  Nhiều chất dinh dưỡng: khoáng chất, chất xơ, sắt, muối và các chất thuộc nhóm vitamin B  Không chứa nhiều chất dinh dưỡng, lượng calo ít, có chất khoáng, carbohydrat, chất béo, vitamin các loại
Công dụng

• Loại bỏ độc tố, bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng

• Bổ dưỡng cho lá gan, dạ dày và lá lách

• Hỗ trợ giảm cảm lạnh, các chứng ho, hen

• Làm đẹp da, ngừa mụn, tẩy tế bào chết trên da

• Cải thiện tình trạng mệt mỏi, giúp phục hồi cơ thể

• Giúp giảm đau bụng kinh

Đường đen, đường nâu đều là những loại đường sẽ được dùng phổ biến trong lĩnh vực thực phẩm - đồ uống. Người làm đầu bếp tại khách sạn - nhà hàng hay dân chuyên pha chế tại các quán cafe, trà sữa, ... đều rất quen thuộc với chúng tuy nhiên trong đời sống hàng ngày những loại đường này, đặc biệt là đường đen ít được dùng hơn một phần do đường cát trắng đã gắn bó với đời sống gia đình quá nhiều, một phần khác giá thành của đường đen cũng cao hơn đường trắng rất nhiều. Có thể gấp đôi, gấp ba nên chưa được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Tuy vậy, không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của đường đen đối với sức khỏe.

4. Cách bảo quản đường đen dễ dàng

Bảo quản đường đen đúng cách
Bảo quản đường đen đúng cách

Tham khảo một vài cách dễ thực hiện để có thể bảo quản đường đen được lâu hơn, tránh kiến bò hoặc bị biến chất. 

• Bảo quản đường đen ở trong lọ/hũ bằng nhựa hoặc thủy tinh đều được, chú ý trước khi cho đường vào hũ, đảm bảo hũ hoàn toàn khô ráo và sạch sẽ. Đậy kín nắp lại. Nếu cất đường vào túi nilong thì cần buộc thật kín túi, không để hạt đường dính trên miệng túi hoặc miệng của hũ đựng vì có thể dẫn kiến bò vào bên trong. 

• Có thể cất hũ/túi đường ở nơi khô ráo hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh. Không nên để đường ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào hay chỗ ẩm ướt vì sẽ làm cho đường bị biến chất hoặc bị chảy nước không thể sử dụng. 

Thông tin đường đen là đường gì đã được trang blog tin tức của Timviec365.vn chia sẻ chi tiết, đầy đủ. Bạn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng loại đường này để dùng cho chế biến món ăn hàng ngày hay làm nước uống, làm bánh và có thể yên tâm về giá trị bảo vệ sức khỏe của nó. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;