Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Editor là gì? Bật mí cơ hội việc làm Editor hot nhất hiện nay!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Cầm trên tay những tờ báo hay và đắm chìm vào những cuộc chiến với lâm tặc nơi rừng núi hay lắng lòng trải nghiệm những trang phóng sự trên báo giấy hay truyền hình, người ta vẫn nghĩ đến những phóng viên vượt núi băng rừng, những anh quay phim, diễn viên tài năng. Thế nhưng, đằng sau những tác phẩm ấy, có biết bao con người đang cống hiến thầm lặng để làm nên giá trị của kiệt tác thực thụ. Editor là những con người như thế. Nhưng bạn đã hiểu Editor là gì chưa?

1. Bạn đã hiểu editor là gì?

Editor-la-gi
Bạn đã hiểu editor là gì?

Nếu là dân báo như tôi, hẳn, bạn sẽ khó lòng từ chối được sức mê hoặc của những video du lịch “bá đạo” được dàn dựng bởi Sam Kolder - thần tượng của nhiều bạn trẻ mê phim ảnh hay các ấn phẩm truyền thông. Chính những video thần thánh của Sam đã thổi bùng ngọn lửa editor hừng hực trong huyết quản những người đam mê sáng tạo, chỉnh sửa, làm tác phẩm trở nên hoàn hảo. Nhưng không chỉ dừng ở video hay phim, thuật ngữ editor cũng được nhiều dân báo hướng đến như một vị trí cao nhất trong tòa soạn - tổng biên tập, những người chịu trách nhiệm cho số phận của tác phẩm.

 Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, chúng ta vẫn chưa thể có một cái nhìn về editor đầy đủ nhất. Editor theo Cambridge Dictionary được hiểu là “ a person who corrects or changes pieces or text or film before they are printed or shown, or a person who is in charge of a newspaper or magazine”, chúng ta có thể hiểu  là gì được hiểu nôm na là người chỉnh sửa hoặc thay đổi nội dung của những văn bản, những cuốn phim trước khi in ấn hay tung ra ngoài thị trường. Trong tiếng Việt, chúng ta dùng với nghĩa đơn giản hơn là biên tập viên.

Tuy nhiên, editor không đơn thuần thay đổi hay chỉnh sửa theo ý kiến của mình rồi mà phải so sánh đối chiếu với tài liệu chuẩn nhất, cập nhật những thông tin mới nhất.Họ cũng được hiểu là những người chịu trách nhiệm cho những đứa con tinh thần của phóng viên, những người viết truyện, nghiệp dư trở nên chuẩn chỉnh, đảm bảo những yếu tố về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Nếu như nguyên liệu làm ra những tác phẩm của những nhà văn thực thụ là những ý tưởng trinh nguyên và được tự do bay nhảy với gu văn của mình, “bạn đồng hành” của quay phim là máy quay và cuốn phim và thế là...xong. Bạn đồng hành của những editor không phải là những ý tưởng đó là một đống video chưa được chỉnh sửa, là những bài viết chưa qua gọt giũa, và họ chính là người mài những “viên ngọc” thô đó để làm nó sáng và trở nên hấp dẫn hơn so với những phiên bản đầu tiên. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, nhu cầu về giải trí của con người ngày càng tăng lên trong làn sóng xuất bản các ấn phẩm truyền thông rầm rộ đã tạo điều kiện lớn để đưa editor gần hơn với công chúng. Đây không dừng lại ở những cơ hội cho những tín đồ viết lách mà còn là cơ hội “hốt bạc” cho những ai sành công nghệ video, công nghệ phim.

Để có thể xuất bản một bài báo, một tác phẩm video kéo dài khoảng vài phút làm bạn mãn nhãn trên màn ảnh là công sức cả đội ngũ, e kíp. Editor luôn là những người thầm lặng nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng từ bắt đầu lên ý tưởng cho một tác phẩm và đưa tác phẩm ra ngoài ra công chúng. Hiện tại, editor là một trong những lựa chọn hàng đầu cho lớp trẻ đam mê viết lách, làm nghệ thuật với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Vậy cơ hội cụ thể của nghề editor hiện nay như thế nào? Nội dung ngay sau đây sẽ là khám phá thú vị cho bạn. 

2. Công việc của nghề Editor hiện nay như thế nào?

Công việc của nghề Editor hiện nay như thế nào?
Công việc của nghề Editor hiện nay như thế nào?

2.1. Editor cho các loại ấn phẩm soạn thảo

Sự ra đời của ấn phẩm báo chí từ cuối thế kỷ 17 và vai trò của người chủ bút chắc chắn rằng, vị trí tổng biên tập hay còn gọi là editor của tòa soạn đến hiện nay vẫn là vị trí công việc mà nhiều tín  đồ viết lách đang tìm kiếm. Editor trong tòa soạn được chọn lọc bởi những phóng viên từng trải, có nhiều kinh nghiệm viết lách và vốn từ phong phú. Tuy nhiên, vị trí ngành này không chỉ dành cho vị trí cao nhất trong toàn sạn, nếu sở hữu khả năng viết lách, cách hành văn tốt, sáng tạo và tư duy nhạy bén, việc trở thành những biên tập viên trong những tập đoàn hay công ty truyền thông thời điểm hiện tại là cực kỳ dễ dàng.

Trong chuyên mục viết lách, dù bạn làm việc trong môi trường toàn soạn báo, những trang tin, những công ty truyền thông hay trong phòng biên tập của một công ty và chịu trách nhiệm chủ quản cho việc phát hành những ấn phẩm, một số công việc sau đây, bạn nên đọc để “chuẩn bị tâm lý” nếu có ý định theo đuổ nghiệp editor cho những tác phẩm viết lách:

Đọc nội dung và sửa lỗi chính tả, dấu câu và ngữ pháp, thậm chí là viết lại nội dung của bài viết để giúp người đọc tiếp nhận ra dễ dàng nhất. Vị trí sẽ “nhàn hạ” hơn nếu đội ngũ nhân viên hay phóng viên của bạn “dễ bảo” và có khả năng chọn lọc ngôn ngữ và tính chính xác thông tin tốt. Nhưng nếu đặt tình huống ngược lại, nếu là những vị trí thực tập hay chưa hiểu về văn phong hay phng cách trình bày của cơ quan của bạn  khó lòng để editor có thể ngủ yên không chỉ về phần hình thức mà còn bởi nội dung không được phản ánh đúng chủ đề. Trong báo chí, dù là vị trí được cực kỳ nhiều người mong muốn sở hữu và đó vẫn luôn là vị trí “hiểm nguy”nếu thật sự không hội đủ đầy đủ phẩm chất về nghiệp vụ và đạo đức và yêu cầu vô cùng chặt chẽ. Chỉ lăn lộn và kinh nghiệm viết lách, vốn sống và ngôn từ chưa đủ, họ còn phải người nhạy cảm với sự kiện và những xu hướng mới. Khác với các sản phẩm là sản phẩm của trí tưởng tượng hay nghệ thuật “phóng đại” như PR, quảng cáo, báo chí phản ánh sự thật. Một phóng viên với tư cách là những editor cho chính đứa con tinh thần của mình, sau đó mới chuyển lên tổng biên tập. Với trách nhiệm cho nhiều hoạt động của tòa soạn, nhưng trước hết, họ có vai trò là xác minh được chính xác của sự kiện, đánh giá về độ “hot”, tính giá trị của sự kiện sau đó mới đi đến quyết định đến xuất bản. 

editor sách, báo
Editor có thể là chủ bút của nhà sách, báo

Nếu là chủ bút của một nhà sách, nội dung trên giấy sẽ được các editor chọn lọc và kỹ càng sau đó mới đi đến quyết định xuất bản hay không. Nhưng trước đó, editor chính là người phân bổ không gian, hình ảnh minh họa hợp lý cho tác phẩm. Với hiểu biết sâu rộng và khả năng thấu hiểu về tâm lý độc giả, họ là những người có quyền cao nhất việc lên kế hoạch, điều phối và chỉnh sửa tài liệu, họ xem xét những ý tưởng cho câu chuyện hay tác phẩm. Editor là người để lại những nhận xét để cải thiện cho biên tập viên. 

Đối với loại hình soạn thảo như sách, báo hay những ấn phẩm báo mà chữ đóng vai trò quan trọng nhất, Editor có vẻ vất vả hơn nhiều so với các ấn phẩm phát hành online bởi vì chỉ xuất bản chỉ diễn ra chỉ một lần. Một sai lầm rất nhỏ cũng có thể gây ra “ những tiếng vang” lớn đến mức đủ để đánh sập một tòa soạn hay uy tín của của một công ty xuất bản sách có tiếng. Do đó, ngoài những yêu cầu đặc biệt cho nghề, những Editor đóng vai trò chủ chốt của các cơ quan in ấn, thường phải kèm theo nhiều nhân tố quan trọng về tính nhạy cảm với thời cuộc, lập trường chính trị vững vàng và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp với lý tưởng hàng đầu của nghề “ Buôn chữ” - Bút sắc, tâm sáng. 

 2.2. Editor cho các ấn phẩm đa phương tiện

Editor cho các ấn phẩm đa phương tiện
Editor cho các ấn phẩm đa phương tiện

Là ngành yêu cầu lao động sáng tạo không ngừng, có nhiều con đường để tìm đến nghiệp Editor với trẻ. Đó có thể xuất phát giấc mơ trở thành những phóng viên hay biên tập viên cho những tờ báo lớn khi bạn chạm một chân đến cánh cổng trường báo, cũng có thể, Editor nảy ra trong đầu bạn khi xem đọc xong những trang sách của những tác giả ruột. Và cũng đôi khi, ý định trở thành Editor cũng tình cờ đến từ vài lần mở chương trình thời sự lên xem và ngay lập tức bị hút bởi cách dẫn thu hút, phong thái tự tin của các Biên tập viên trên truyền hình. Tuy nhiên, đó chỉ là những khía cạnh rất nhỏ trong cả biển nghề rộng lớn mang tên editor. Với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số, sự lên ngôi của đủ loại hình ấn phẩm truyền thông được xử lý bằng kỹ thuật cao, Editor cũng không đặt ngoài xu hướng đó, Editor trong các cơ quan chuyên sản phẩm đa phương tiện là lựa chọn hấp dẫn... bạn không thể bỏ qua. 

Sự “bung lụa” của ngành kinh tế số đặc biệt là các ấn phẩm giải trí mà biểu hiện là sự ra đời của hàng nghìn studios tạo cơ hội lớn cho nghề editor có nhiều cơ hội để tìm kiếm lĩnh vực yêu thích lẫn với mức lương hấp dẫn bằng sức sáng tạo và am hiểu về công nghệ của mình. Lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo cho bạn thời điểm này khi muốn theo đuổi nghiệp editor, đó là : biên tập video, Film. So với công việc của những Editor trên những văn bản soạn thảo, video/Film editor có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm, các công cụ.

 Song điều này nói lên về một trong những yêu cầu quan trọng nhất của bạn khi xác định theo đuổi con đường trở thành biên tập viên cho các chuỗi hình ảnh chính là khả năng am hiểu và vận dụng công nghệ thay vì khả năng viết lách hay am hiểu ngôn từ. Edit video là công việc mất nhiều thời gian nhưng thoả mãn được niềm thích thú khi được ngồi hàng giờ chỉnh sửa, cắt gọt, chắp nối, thêm những hiệu ứng để tạo ra những đoạn video, đoạn phim theo đúng kịch bản của những tín đồ mê công nghệ hình ảnh.

 Là những người đóng vai trò quan trọng trong đoàn phim, do đó Film hay video editor phải thường xuyên hợp tác quay phim (Cinematographers) hay biên tập viên âm thanh nhằm liên kết hình ảnh với âm thanh cho trùng khớp. Một số công việc bạn cần phải trải qua từ khi bắt đầu đến khi trở thành một Film/video chuyên nghiệp bao gồm:

Đọc kịch bản và làm việc với đạo diễn, trao đổi cụ thể ý kiến để hiểu được ý đồ của đạo diễn với video và bộ phim. Một editor cho Film yêu cầu tính sáng tạo rất cao, song có vẻ như quyền năng của đạo diễn và biên kịch lớn hơn trong việc quyết định nội dung chính của tác phẩm mà họ muốn truyền tải.

Editor cho các ấn phẩm đa phương tiện rất phổ biến hiện nay
 Film editor là người đoán định chuyển những ý đồ đó thông qua việc sử dụng phần mềm và những hiệu ứng

 Film editor là người đoán định chuyển những ý đồ đó thông qua việc sử dụng phần mềm và những hiệu ứng thành những tác phẩm “mắt thấy tai nghe”. Họ phải tham gia các buổi quay để hiểu rõ hơn về từng đoạn phim cần dựng sau đó lựa chọn những cảnh quay tốt nhất vừa đảm bảo khi cắt ghép mượt, không bị lố vừa hợp với ý của biên kịch và đạo diễn. Bạn là người làm chủ công nghệ và sành các phần mềm và có kiến thức về phần mềm chưa hẳn đã cứu vớt những đoạn phim bị cháy sáng hay bạn không thể hiểu được bối cảnh đặt nhân vật vào để sử dụng các hiệu ứng cho phù hợp. Nhưng việc tham gia cùng các thành viên khác trong đoàn phim và xem, chọn kỹ các cảnh quay chỉ là một thao tác trong tổng thể nhiệm vụ của Film, video, công việc quan trọng nhất, đó là gọt dũa các phân cảnh quay với thời điểm cần thiết sau đó sắp xếp chúng theo một trật tự thật logic về âm nhạc, tiếng động, lời nói, hình ảnh và dụng ý của đạo diễn.

Thông một số phần mềm dựng phim chuyên nghiệp hiện nay như Adobe Premiere, Adobe After Effect... không quá khó để một Editor có thể tự tạo dựng cho mình một cơ đồ bởi nhiều công việc khác tại các xưởng phim, các nhà đài hay các công ty truyền thông, quảng cáo...thậm chí Video, Film Editor có thể đầu quân cho phòng truyền thông của hầu hết các doanh nghiệp. Thậm chí với óc sáng tạo, đam mê và khả năng am hiểu công nghệ video, bạn hoàn toàn có thể trở thành những Freelance Editor nhận những dự án và dựng tại nhà.

Hiện nay với sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tận hưởng, giải trí cũng như tiếp thu thêm tri thức cho con người đặc biệt qua các phương tiện nghe nhìn tích hợp chính là mảnh đất màu mỡ để Editor nhiều lĩnh vực có thể bung tỏa tài năng sáng tạo và tìm được cơ hội mới cho mình.

Theo thống kê thì The Salary, mức lương và chế độ đãi ngộ cho vị trí Editor hiện nay thuộc tốp ngành cao nhật tại Mỹ, dao động từ 59,516  đến 78,161 USD/năm chỉ xếp sau các ngành về công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu.

3. Những phẩm chất để trở thành những Editor chuyên nghiệp

phẩm chất theo ngành editor
Những phẩm chất để trở thành những Editor chuyên nghiệp

3.1. Tính cẩn thận và tỷ mỉ

Bạn biết rằng, để có thể gia công một bài viết, editor không dừng lại ở việc đọc và bắt lỗi, họ là người tham gia trực tiếp vào quá trình sửa những lời văn thô ráp, hay cắt gọt những đoạn video dài và thừa thông tin phụ lẫn nhặt những viên sản nhở từ chính tả, ngữ nghĩa đến lọc những tiếng ồn trong phim. Những công việc này lặp đi lặp lại và cực kỳ mất thời gian công sức. Bạn không thể làm việc với tâm trí “treo ngược cành cây” hay sốt ruột và đọc cho có. Đặc biệt trong các cơ quan có tác động đến công chúng mạnh mẽ, là cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà nước, tính chính xác và thông tin sự kiện phải thật sát. Nếu chẳng may vì ẩu mà bở những tiêu chí về đạo đức, trí tuệ...không nhưng mang lại  “cái kết không mấy tốt đẹp” cho bản thân editor mà còn cơ quan của họ và đặc biệt là bộ phận tiếp nhận bởi thường xuyên đọc những thông tin không được kiểm duyệt chặt chẽ.

3.2. Tâm lý, khéo léo và biết cách cư xử

Nắm vai trò trung gian giữa độc giả và tác giả, Editor cần phải đặt vị trí của mình vào những bộ phận này để điều chỉnh cho hợp lý. Mọi sản phẩm mà Editor từ sách, báo hay video hay đồ họa..đều là những công cụ truyền thông hiệu quả. Nhưng đó cũng có thể là con dao hai lưỡi khi Editor chỉ quan tâm đến lợi ích truyền thống và những nguyên tắc mà bỏ qua vai trò của tác giả.

Trước hết, bạn phải đọc qua nội dung của bài để nắm được ý tưởng mà người viết muốn truyền đạt đến sau đó, căn cứ vào những tiêu chí để chỉnh sửa về mặt hình thức và nội dung sao cho diễn đạt được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải một cách dễ hiểu đến công chúng chứ không phải dựa trên quan điểm cá nhân để thay đổi. Trong quá trình chỉnh sửa, gọt dũa tác phẩm hay video, Editor có thể chủ động trao đổi với người sản xuất bài viết, vừa thúc đẩy mối quan hệ vừa giúp họ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn. Tính sáng tạo của Editor là quan trọng, song so với lĩnh vực gốc hay lên ý tưởng cho nội dung thì sáng tạo bị giới hạn trong khuôn khổ bởi vai trò lớn nhất của Editor là làm tác phẩm trở nên hoàn thiện hơn, chứ hiếm khi xóa bỏ hoàn toàn để bắt đầu một tác phẩm mới. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh phẩm chất thứ ba.

3.3. Lý trí

Lý trí
Lý trí: Phẩm chất quan trọng của editor

Để làm tròn được nhiệm vụ một Editor, hiệu khái niệm của nó là chưa đủ, thấu hiếu tâm lý công chúng và tác giả là cực kỳ cần thiết, nhưng điều đó chưa đủ. Bạn cần sự công minh, lý trí, làm việc bởi một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Khách quan, công bằng là cực kỳ quan trọng vì chỉ một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tổng thể tác phẩm hay ấn phẩm đó. Bạn phải luôn giữ cho mình tinh thần vững vàng, tính kỷ luật, biết sàng lọc mọi sai sót để tác giả rút kinh nghiệm. 

3.4. Trách nhiệm với công việc cao

Bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu ở nhân viên trách nhiệm cao, song với nghề “buôn chữ”, “buôn công nghệ” như Editor, trách nhiệm là điều cực kỳ cần thiết. Đặc biệt đối với các ấn phẩm có tác động mạnh đến sự nhận thức của công chúng như báo chí hay truyền thông, đấy cũng thao tác cuối cùng trước khi xuất bản nên Editor phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về số phận của tác phẩm lẫn cơ quan nơi họ làm việc, đồng thời biết tiếp thu ý kiến đa chiều để hoàn thiện tác phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu của độc giả vừa để điều hướng tốt lợi ích các bên: biên tập viên dưới quyền, cơ quan và công chúng.

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây xoay quanh vấn đề tìm  câu trả lời cho Editor là gì và những phẩm chất lẫn cơ hội việc làm cho Editor sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình tìm cho mình một công việc yêu thích. Đừng quên cập nhật những việc làm Editor hot nhất trên địa chỉ uy tín Timviec365.vn nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý