Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giấc mơ Mỹ là gì và cái giá đắt của hành trình đi tìm giấc mơ Mỹ

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Ra đời năm 1886 là món quà của nhân dân Pháp tặng Mỹ. Hơn 1 thế kỷ trường tồn cùng thời gian, giờ đây tượng nữ thần tự do là biểu tượng cho giấc mơ Mỹ của hàng triệu người dân trên thế giới về cơ hội đặt chân đến xứ sở cờ hoa để thay đổi cuộc đời. Vậy bạn hiểu giấc mơ Mỹ là gì? Thuật ngữ giấc mơ Mỹ đã thay đổi như thế nào theo bước chuyển mình của thời gian? Dù cho bạn không phải Fan của American Dream thì những khám phá dưới đây trong bài viết của timviec365.vn chắc chắn sẽ thú vị với bạn. 

Tìm kiếm việc làm

1.  Bạn đã hiểu chính xác giấc mơ Mỹ là gì?

Giâc mơ Mỹ là gì
Giấc mơ Mỹ là gì

Bạn còn nhớ một trong diễn văn Gettysburg năm 1963, bản tuyên ngôn đầu tiên của thế giới ra đời, khi người dân Mỹ vùng lên đánh bại thực dân Anh ra khỏi bờ cõi Hoa Kỳ và mở ra kỷ nguyên về độc lập, tự do, bình đẳng, Abraham LinColn phát biểu thế này “ Tạo hóa đã bạn cho một số quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay lập tức, tuyên bố đó trở thành động lực to lớn để hàng triệu người trên thế giới ấp ủ giấc mơ Mỹ. 

 Dù vài thế kỷ đã trôi qua, chính trị và kinh tế Mỹ đã thay đổi nhiều dưới bước chuyển mình mạnh mẽ của thời gian và sự vươn lên mạnh các cường quốc, thì giấc mơ Mỹ với họ hãy còn nóng bỏng. Với nhiều người chưa từng đến Mỹ, mơ ước được đặt chân đến thế giới dân chủ, cường quốc hàng đầu thế giới chưa bao giờ dừng lại. Mỗi người đến Mỹ với nhiều mục đích khác nhau, không chỉ ở mục tiêu là tự do và bình đẳng, nhiều người đến xứ sở cờ hoa để kinh doanh, nhiều người khác đến cường quốc hàng đầu thế giới để đầu tư cho học tập và vài người khác chỉ đơn giản là trải nghiệm cảm giác được đi dọc phố Wall thăm không gian cổ kính, chụp ảnh cùng tượng nữ thần tự do hay thưởng thức không gian Hawaii đẹp mê hồn...Tất cả những dư vị ấy tạo nên cách hiểu giấc mơ Mỹ là gì đa dạng và hoành tráng hơn nhiều so định nghĩa nguyên thủy của nó.

Thực ra, khái niệm giấc mơ Mỹ là gì chính thức trình làng thế giới vào năm 1931 trong một tác phẩm có tựa đề “ Epic of America” ( tạm dịch là thiên hùng ca Mỹ) được viết bởi nhà văn kiêm sử gia James Truslow Adams.

Trong đó, chính tác giả cuốn sách đã lý giải đầy đủ về giấc mơ Mỹ. Với ông, Giấc mơ mỹ được hiểu là giấc mơ của một vùng đất mà ở đó cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho tất cả mọi người. Ở đó, mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của bản thân. Và đó là giấc mơ cho tầng lớp thượng lưu Châu Âu, được phát huy đầy đủ năng lực của chính mình để theo đuổi những mục tiêu mà mình đặt ra và không bị giới hạn, ngăn cấm bởi một ai hay điều gì khác. Nói cách khác, giấc mơ Mỹ là thuật ngữ để chúng ta được đề cao những ước mơ cá nhân, để sống là chính mình. 

Thuật ngữ nguyên thủy này có thể đi ngược lại với cách hiểu của nhiều  người về một thế giới có thể mang lại cho họ nhiều tiền lương cao, các loại xe hơi xịn, những đùi cừu nướng mỡ màng, ướt sượt trên phim ảnh...Giấc mơ mỹ đầu tiên được cha đẻ của nó định nghĩa đơn giản là giấc mơ về  trật tự xã hội mà đó không có một sự phân biệt về đàn ông và phụ nữ, người giàu và người nghèo, nơi cho phép mọi tầng lớp có thể bình đẳng để vươn lên phát triển bản thân vươn đến những đỉnh cao được mọi người công nhận. 

Trong thế kỷ XIX, nhà sử học người Pháp Alexis de Tocqueville đồng thời là chuyên gia nghiên cứu xã hội Mỹ , từng có lợi nhận xét về giấc mơ Mỹ trong cuốn sách “ Democracy in America” ( Dân chủ Mỹ) rằng Giấc mơ Mỹ là sự quyến rũ khi đạt đến thành công như mong đợi”. Nhận xét đó, vô tình mở ra viễn cảnh xuất ngoại huy hoàng cho nhiều người dân trên thế giới đến Hoa Kỳ mang theo những giấc mơ đổi đời, tương lai tươi sáng. Dĩ nhiên, những viễn cảnh ở xứ sở tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi và tung hô về sự bình đẳng, bác ái, giàu mạnh như Mỹ, chúng ta sẽ không còn không gian để suy nghĩ về những khó khăn xảy ra, những nỗi bất hạnh hay thống khổ như từng chứng kiến tại chính quốc. Cho nên ngoài ý nghĩa là biểu tượng cho tương lai tươi sáng tại xứ sở Mỹ, giấc mơ Mỹ còn đại diện cho giấc mơ được xuất ngoại đến những thiên đường  bên ngoài biên giới để xây dựng cuộc sống mới, kiếm tiền, kinh doanh dễ dàng hơn chính quốc.

2. Thuật ngữ giấc mơ Mỹ đã thay đổi như thế nào?

Thuật ngữ giấc mơ Mỹ đã thay đổi như thế nào?

Nhắc đến những yếu tố tạo nên giấc mơ Mỹ, nhà xã hội học Emily Rosenberg gọi tên 5 nhân tố quan trọng nhất. Chìa khóa quan trọng đầu tiên cho giấc mơ Mỹ đó là  niềm tin - niềm tin rằng, nền kinh tế thị trường tự do là số một và các quốc gia khác nên học hỏi theo mô hình phát triển của Mỹ. Điều này, đồng nghĩa với việc công nhận Mỹ đang bá chủ thế giới và là người anh cả đủ quyền để định hướng và thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta không thể dừng lại hay phủ nhận sự đi lên mạnh mẽ của đế chế kinh tế Mỹ, điều này là dễ hiệu Mỹ nhận được đa số sự ủng hộ các hiệp định thương mại điện tự do và nhận được nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Điều này làm nên lý do thứ hai trong nhận định giâc mơ Mỹ của Emily. Nhưng điều quan trọng nhất mà nhà xã hội học này muốn nhấn mạnh, đó là kinh tế. Sự chấp nhận bảo hộ của chính phụ đối với các doanh nghiệp kinh tế tư nhân biểu hiện bởi thế lực đứng đầu đế chế hùng mạnh nhất thế giới về kinh tế đều là những doanh nhân thành đạt, ông chủ của các tập đoàn kinh tế, công nghiệp, thương mại. 

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, giấc mơ mỹ được hiện thực hóa bởi chính quyền thông qua chính sách tự do thông tin và văn hóa. Có lẽ chưa một quốc gia nào trên thế giới có tỷ lệ nhập cư cao và đa dạng sắc tộc như Mỹ. Và có lẽ, lý do hướng nhiều người đến đây ngoài kinh tế, chắc chắn sự thoải mái về từ do thông tin, văn hóa là một trong những điểm nhấn. Tại Mỹ, những bữa tiệc siêu xe, kinh đô điện ảnh ánh sáng người ta cũng nhắc đến những đế chế kinh tế là cơ quan ngôn luận cho từng vùng, thậm chí từng doanh nghiệp.

 Lẽ vì thế, thế giới có thể thoải mái tận hưởng bữa tiệc thông tin nhiều màu sắc đến từ nhiều thể loại, nguồn khác nhau với đủ tính: giật gân, hút khách, nghiêm túc, rẻ tiền...mà không bị kiểm duyệt quá sâu bởi chính trị. Dù vẫn còn giữ nguyên những giá trị và cất giữ biết bao hoài bão của người dân thế giới, tuy nhiên, từ ngày đầu ra đời, cụm từ Giấc mơ Mỹ đã trải qua nhiều lần thay da đổi thịt và mỗi lần thay đó bên cạnh phản ánh những kỳ vọng về tương lai mà còn tiềm ẩn những hiểm họa mà cả một thế hệ người dân Mỹ đang đối mặt. 

Từ sau 1931 đên khi kết thúc khủng hoảng thừa 1933, dù tư tưởng của Adams vẫn còn gieo vào đầu óc người dân Mỹ sự tự hào về sự hùng mạnh của đất nước Mỹ nó dần dần trở nên “lý tưởng” hóa. Dự luật GI lại làm bùng lên sức mạnh của giấc mơ Mỹ khi trong năm 1944, hàng triệu cựu chiến binh được cấp nhà cửa và quyền đi học hậu chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm này, giấc mơ Mỹ về sự tự do hay bình đẳng được thay đổi dần theo nghĩa là giấc mơ về kinh tế. Nói chính xác, là họ đang chạy theo chủ nghĩa vật chất khi trong phát ngôn của nhà kinh tế học  John Kenneth Galbraith còn ngầm cảnh báo về các giá trị Mỹ bị lung lay.

Trong bài phát biểu nổi tiếng “ Tôi có một giấc mơ” vào giấc mơ năm 1963, định nghĩa về giấc mơ Mỹ nguyên thủy được Luther King mang trở lại với ý nghĩa cho giấc mơ bình đẳng, sự giải phóng tự do cho hàng triệu nô lệ. Trong bài phát biểu đó, Martin đã đề cập đến Ước mơ của Mỹ, khi nêu bật Ước mơ của người da đen về sự tự do. Đặt trong bối cảnh vài năm trước đó, “Giấc mơ Mỹ bị vật chất hóa, ông nhận định “ Có thể lắm, người da đen chính là phương tiện chú dùng để cứu rỗi linh hồn nước Mỹ”. 

Thế nhưng, khoảng 7 năm sau, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế Mỹ, đặc biệt là xu hướng quảng cáo, PR thương hiệu, các doanh nghiệp có xu hướng cắt xén và sử dụng thuật ngữ Giấc mơ Mỹ nhằm vào mục đích thu hút khách hàng để thu về lợi nhuận.Trong giai đoạn này, hầu hết các ý tưởng để phát triển lĩnh vực bất động sản khi trong những quảng cáo, họ có đề cập rằng bạn chỉ có thể vươn tới giấc mơ Mỹ khi bạn có đủ của cải vật chất và một không gian để sống. Đặc biệt là khi, cựu tổng thống Mỹ Geoge W.bush, ký sắc lệnh “trợ giá giấc mơ Mỹ” để nhằm thúc đẩy người người dân mua nhà.

Trong năm 2024, dường như  đây là thời điểm mà thuật ngữ giấc mơ Mỹ “sa cơ” nhất. Trái lại với một tương lai Mỹ tươi sáng mà nhiều người hằng ngày, tạp chí Forbes tung ra ra cái gọi là giấc mơ Mỹ” nhưng dựa trên những nhân tố hàng hoàn toàn khác với tinh thần giấc mơ Mỹ ban đầu. Đó là số vụ phá sản, số giấy phép xây dựng, số doanh nghiệp , số lượng nhân viên bị sa thải hay thất nghiệp. Tuy nhiên, dường như thông tin công bố khá sốc của một tạp chí không đủ để làm sụp đổ sự thống trị khái niệm giấc mơ Mỹ tươi đẹp. Thậm chí, tại nhiều quốc gia ý tưởng thiên đường cuộc sống còn được từ “Giấc mơ Mỹ” còn được mượn bản quyền. Chắc bạn đã nghe đâu đó về giấc mơ Australia hay giấc mộng Trung Hoa. Thực tế, đây chỉ là những phiên bản khác của tinh thần Giấc mơ Mỹ để nhấn mạnh về sự phát triển, độc lập, tự lực, tự cường quốc gia. 

Việc làm marketing - pr

3. Nhọc nhằn hành trình đi tìm giấc mơ Mỹ 

Sự thật phũ phàng đằng sau giấc mơ Mỹ
Sự thật đằng sau giấc mơ Mỹ

Có thể bạn nghe nhiều trang web về du học quảng cáo về giấc mơ Mỹ, nghe nhiều Vlogger ghi lại hình ảnh vui vẻ, đông đúc và cuộc sống xa hoa của người dân Mỹ trong những thước phim và điều đó đang làm bạn phấn khích? Thế có lẽ, đã đến lúc chúng ta thừa nhận một sự thật rằng, giấc mơ Mỹ chỉ phù hợp với một vài người.  Đó có thể là hàng nghìn trường THPT và đại học với mức phí khoảng vài trăm triệu, Mỹ có thể là quốc gia rộng lớn và giá bất động sản thấp, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang giảm sâu và thời điểm hiện tại đang dừng ở con số 5.3%. Điều đó có nghĩa là kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng và không quá khó để tìm thấy công việc yêu thích. Nhưng bạn không biết rằng, đằng sau bức tranh nước Mỹ giành cho những người có điều kiện đó, thế giới cũng đang chứng kiến những sự thật khó không mấy tươi sáng của những người đang nhọc nhằn tìm giấc mơ Mỹ. 

Có lẽ bạn sẽ sốc nếu thả lòng mình vào những tác phẩm của “Beat Down , worked” được ghi lại bởi Steven Greenhouse - phóng viên lao động của The New Yorks. Khác với cuộc sống như mơ của phần lớn nhiều người chưa lần nào đến Mỹ, mới đây tác phẩm của Steven Greenhouse đã phơi bày toàn cảnh đời sống đầy biến động của người lao động Mỹ trên xứ sở cờ hoa, thiên đường lương cao, việc làm của thế giới. Tác giả Greenhouse nói rằng, chưa 7% người lao động trong khối tư nhân Mỹ tham gia vào các tổ chức công đoàn, thậm chí bạn có thể tìm tại đây, sự hờ hững của các lãnh đạo doanh nghiệp vơi các tổ chức này bởi việc sử dụng nhiều cách bất chấp pháp luật để ngăn chặn sự phát triển của công đoàn bằng việc có các nhân viên mới xem nội dung chống công đoàn.  

Chưa dừng ở đó, mức lương cho các  nhân viên làm việc trong những chi nhánh cửa hàng đang được tung hô về doanh thu khủng như Domino, Burger King hay KFC chỉ là 7.25 USD/h sau 10 năm trong chế độ làm việc ngặt nghèo. Họ được trả số lương ít ỏi, làm việc sau với những vết bỏng chi chít ở tay hay bị sa thải chỉ sau khi ăn một miếng gà. Họ đã đấu tranh cho chiến dịch tăng lương “Fight for 15 USD” kéo dài theo nhiều cuộc biểu tình trước các cửa hàng ăn trên khắp nước Mỹ. Điều đó đã vấp phải sự phản đối từ các tập đoàn lớn đến mức, họ chủ động bỏ tiền ra để vận động các nhà lập pháp không chấp nhận đề nghị này với lý do vô lý rằng, nếu tăng lượng sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ sụp đổ và dẫn đến thảm họa kinh tế. May mắn rằng, cuối cùng chiến lược này vẫn thắng lợi. 

Tại Mỹ,nơi người vẫn nghĩ cơ hội sở hữu việc làm ưng ý dễ với cả người trong nước và người nước ngoài trong suốt cả thế kỷ qua, nhưng bạn có biết trong những năm 1970, có gần 300 cuộc đình công lớn mỗi năm với sự tham gia của ít nhất 1000 công nhân Mỹ. Giai đoạn từ 2024 - 2024, còn số các cuộc đình công tại Mỹ là 13. Cũng ở giấc mơ Mỹ với những tòa nhà chọc trời, các tập đoàn lớn, thiên đường mua sắm, xứ sở của bình yên và tự do, đằng sau đó là lịch sử đấu tranh thăng trầm của lực lượng lao động Mỹ. Sau khi thuật ngữ Mỹ chính thức ra đời khoảng 5 năm, cuộc đình công “ngồi không”của nhà máy General Motors. Cuộc đình công ấy lan rộng ra nhiều ngành, cuối cùng cũng thành công sau không phải từ nhiên mà chịu cảnh bị cảnh sát dùng hơi cay nhắm thẳng vào những người đình công. Năm 1981, cuộc biểu tình 

của nhân viên không lưu nổ ra để yêu cầu tăng lương và điều kiện làm việc nhưng thất bại khi tổng thống Ronald Reagan đã sa thải tất cả.

Tại Mỹ, sự thống trị của các phương tiện truyền thông được bảo hộ bởi những tập đoàn lớn.  Họ thậm chí mua lại những phương tiện truyền thông để phục vụ hoạt động của họ. 2 năm trước, hãng Boeing đã chạy tổng cộng 485 quảng cáo trên truyền hình để nhắm vào lên án khoảng 3000 công nhân trong bối cảnh những người này cố gắng phát mạnh hoạt động của công đoàn nơi họ làm việc. Đồng thời, họ đi đến giải pháp, sa thải dần những người ủng hộ công đoàn. Tất cả những điều đó, chứng minh rằng, sự tưởng tượng của bạn về giấc mơ Mỹ với những công việc tay chân lương khủng và được bảo vệ về quyền lợi đầy đủ thì có thể “sai sai” với sự thật đang diễn ra.

 Mới đây, trên sóng truyền hình Mexico, dù đã vài tháng trôi qua, nhưng người ta vẫn nói đến giấc mơ Mỹ đến cuộc vượt biên chết chóc ám ảnh của 2 cha con Martinez ở biên giới Mỹ  - Mexico lạnh lẽo.

Sự kiện đó, đang nói đến những nguy hiểm rình rập người di cư từ Trung Mỹ sang Mỹ với tỵ nạn tại Mỹ. Song bạn có biết, chính sách nhập cư ngặt nghèo của Mỹ đam làm giảm đáng kể những người di cư từ hàng chục người xuống vài trường hợp mỗi ngày. Văn phòng di trú Mỹ, nơi hai cha con người Mexico, Martinez có định tới phỏng vấn chỉ đồng ý khoảng 40- 50 trường hợp trên tuần trong khi số lượng người đăng ký lên đến con số hàng nghìn. Chính tổng thống Mexico đã đau xót về điều này, khi ông để lại bình luận trên bức ảnh của hai cha con xấu số rằng “ Rất đáng tiếc khi điều này xảy ra, khi mà Mỹ càng siết chặt chính sách nhập cư thì ngày càng nhiều người thiệt mạng trên các sa mạc hoặc bỏ mạng trên những dòng sông”. Nhưng trường hợp này chỉ là một trong số ít, những vụ đau lòng ở Mexico vượt biên để hoàn thành bước đệm để thực hiện giấc mơ Mỹ. Thực tế, báo chí đã đăng tải nhiều trường hợp khác bị bắt cóc và sát hại bởi các băng đảng khét tiếng tại địa phương.

Không những thế, thuật ngữ giấc mơ Mỹ cũng được sao chép phiên bản bởi nhiều khác khi họ ấp ủ giấc mơ xuất ngoại đến trời Tây để thay đổi cuộc đời. Tuy nhiên, việc thực hiện ước mơ trên những con đường phi pháp hay xin tị nạn hay thông qua môi giới để nhập cư trái phép, hiểm nguy có xu hướng bùng nổ. Sự việc đau lòng của 39 công dân Việt Nam sẵn sàng nhập cư chui và thiệt mạng container trên đường đi tìm giấc nước Anh vào ngày 22/10 vừa là một trong những nỗi hãi hùng nhất khi người ta nhắc đến sự thật đằng sau những giấc mơ xuất ngoại.

Đến đây, chắc chắn bạn đã hiểu rõ giấc mơ Mỹ là gì cũng như cái giá, sự thật đằng sau giấc mơ mỹ rồi chứ.

Hi vọng rằng, những thông tin này thực sự hữu ích với bạn, đặc biệt là khi bạn đang đi tìm định nghĩa cho giấc mơ Mỹ là gì. Hãy tìm hiểu thật kỹ để hiểu rõ về nó trước khi thực hiện các bạn nhé.

Việc làm hành chính - văn phòng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;