Tác giả: Hạ Linh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 07 năm 2024
Google Alert - một trong những dịch vụ của Google, cho phép bạn thông qua Email có thể theo dõi kết quả tìm kiếm của một số từ khóa liên quan. Mặc dù với người thường, Google Alert không được biết đến quá rộng rãi. Tuy nhiên, chúng lại là một công cụ hỗ trợ thiết yếu cho những SEOer hay các chuyên gia Marketing. Vậy Google Alert là gì? Sử dụng Google Alert mang lại công dụng và lợi ích gì? Và làm sao để sử dụng? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được lý giải thông qua bài viết dưới đây!
Là một dịch vụ của Google, Google Alert là công cụ cho phép người dùng thông qua Email có thể theo dõi, hoặc cập nhật kết quả tìm kiếm liên quan đến một từ khóa nào đó. Bằng cách sử dụng Google Alert, người dùng sẽ thuận lợi hơn trong quá trình giám sát đối thủ của mình thông qua một keywords. Đồng thời, người dùng cũng có thể nhận thức được họ đã nỗ lực và có những biện pháp nào để tối ưu keywords của mình.
Về cơ bản, so sánh với các dịch vụ khác của Google, như Google Trends, Google Analytics, Gmail,... thì Google Alert không quá khác biệt. Do đó, nếu bạn biết cách sử dụng Google Alert hợp lý, với những thủ thuật đơn giản thì công cụ này sẽ là một trợ thủ khá đắc lực, đặc biệt là với những người đang “ngụp lặn” ở thế giới Marketing điện tử, cụ thể hơn là các SEOer.
Sau khi xác định được Google Alert là gì? Hãy tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của chúng. Với người dùng bình thường, và hơn hết là các tổ chức doanh nghiệp, Google Alert đều phát huy công dụng rõ ràng. Dưới đây là một số công dụng điển hình bạn có thể xem xét:
Trên đây chỉ là một số công dụng điển hình và rõ ràng nhất mà Google Alert mang lại. Còn có rất nhiều các lợi ích khác mà chỉ có người dùng mới có thể khám phá, vì bản chất cách mà bạn sử dụng Google Alert sẽ quyết định chúng có vai trò gì đối với bạn.
Việc làm marketing - pr tại hồ chí minh
Nếu bạn chưa rõ cơ chế hoạt động và cách sử dụng Google Alert như thế nào, nội dung dưới đây sẽ giúp bạn.
Google Alert về cơ bản, hiện nay có khoảng 6 định dạng, bao gồm:
Theo đó, chỉ riêng định dạng Comprehensive cho người dùng một Email cung cấp các kết quả tìm kiếm khác nhau, từ nhiều nguồn đa dạng. Còn các định dạng Video, News, Blogs là theo cơ chế tự giải thích. Trong tổng cộng 50 kết quả từ Google định dạng Groups, website nhóm Alerts sẽ được cung cấp từ các kết quả mới. Hai định dạng này sẽ cho kết quả mới tương đương với 20 kết quả tìm kiếm thuộc hệ thống tìm kiếm của Google. Nếu như các dịch vụ Google Drive, Google ads,... người dùng cần trả phí thì với Google Alert hoàn toàn ngược lại. Mặc dù không cần chi phí để sử dụng, nhưng rõ ràng, với người sử dụng, Google Alert là một dịch vụ vô cùng tiện lợi.
Giao diện của dịch vụ Google Alert tương đối đơn giản. Chỉ cần bạn hiểu những thuật ngữ bên trong những gì Google Alert thể hiện. Chẳng hạn như khi bắt đầu truy cập vào công cụ này, người dùng sẽ nhìn thấy ngay một biểu mẫu điện tử có những giá trị cần nhập liệu như sau:
- Mục Search Query: Để theo dõi một tìm kiếm nhất định, bạn có thể nhập truy vấn tìm kiếm ngay ô Search Query bằng cách sử dụng các lệnh nâng cao về tìm kiếm của Google. Như vậy có thể thấy, truy vấn tìm kiếm của bạn tại Search Query sẽ là yếu tố quyết định những gì mà Google Alert có thể mang lại cho bạn.
- Mục Result Type: Trong ô Result Type, người dùng thực hiện chọn một nội dung tìm kiếm theo chủ đề nhất định. Đó có thể là hình ảnh, tin tức, video,...
- Mục How often: Đơn giản, How often nghĩa là bao lâu. Ở Google Alert, How often chính là nơi để người dùng chủ động chọn một thời điểm cụ thể về thời gian mong muốn kết quả tìm kiếm được thông báo về. Bạn có thể tùy chọn nhận thông báo ngay lập tức, hoặc có thể nhận thông báo sau vài ngày tùy vào nhu cầu của bạn.
- Mục How many: Ngược lại với How often, How many có nghĩa là bao nhiêu. Trong Google Alert, How many là nơi người dùng chủ động chọn số lượng kết quả thông báo được gửi về Email của bạn. Bạn có thể chọn giữa việc nhận toàn bộ kết quả có liên quan đến keywords truy vấn, hoặc chọn nhận kết quả chất lượng nhất theo Google Alert đánh giá.
- Mục Deliver to: Nghĩa là truyền kết quả đi đâu? Tại đây, người dùng sẽ nhập địa chỉ Email muốn Google Alert thông báo kết quả tìm kiếm.
Sau khi đã biết những thủ thuật và định dạng của Google Alert, hãy cùng Hạ Linh đi vào phần chính của bài viết này. Đó chính là phần hướng dẫn sử dụng công cụ siêu thông minh trên.
https://www.google.com/alerts là đường link chính thức mà bạn cần để bắt đầu hành trình sử dụng Google Alert. Nhìn chung, không cần sử dụng đến tài khoản Gmail, bạn vẫn có thể thiết lập các thông báo trong Google Alert. Mặc dù vậy, tốt nhất để quá trình cài đặt diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng hơn, người dùng nên có một tài khoản Google. Giao diện chính của Google Alert sẽ bắt đầu hiển thị sau khi người dùng đã hoàn tất việc thiết lập và đăng nhập tài khoản thành công.
Lúc này, sau khi đăng nhập vào hệ thống, giao diện còn khá đơn giản. Trường hợp bạn muốn truy vấn tìm kiếm với một keywords nhất định, bạn có thể tiến hành nhập keywords đó vào thanh công cụ. Một loạt kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên màn hình, hệ thống sẽ hỏi địa chỉ Email mà người dùng muốn nhận thông báo về kết quả theo dõi keywords.
Lúc này sẽ xuất hiện hai lệnh cho bạn lựa chọn, một là “Create Alert” và hai là “Show options”. Hãy nhấp vào thẻ “Create Alert”, lúc này thông báo sẽ được truyền về địa chỉ Email mà người dùng đã chọn. Khác với “Create Alert”, người dùng sẽ có nhiều lựa chọn tùy chỉnh hơn khi bấm vào “Show options”. Đó chính là hệ thống bao gồm các tùy chọn về: how often, sources, language, region, how many và deliver to.
Các tùy chọn này đều đã được “auto” điền mặc định. Người dùng có thể chủ động thay đổi chúng, chẳng hạn như ngôn ngữ, khu vực,... Nhìn chung, những thiết lập “auto mặc định” đa phần được đánh giá là đã đủ để người dùng sử dụng. Mặc dù vậy, nếu bạn có những nhu cầu truy vấn theo thiết lập riêng, bạn cũng có thể chủ động thay đổi sao cho hợp lý.
Hệ thống sẽ điều hướng người dùng về lại trang tạo Alert sau khi đã thiết lập xong phần này. Tại đây, dưới mục My Alert, người dùng có thể trải nghiệm nút tạo mới. Để thay đổi hay chỉnh sửa Alert của mình, bạn có thể nhấn vào mục Edit Alert, còn nếu muốn xóa đi, bạn có thể click vào biểu tượng thùng rác. Nhìn chung, những hệ thống thẻ lệnh trong giao diện Google Alert khá dễ hiểu và dễ sử dụng.
Google Alert không giới hạn người dùng trong việc tạo Alert, nghĩa là bạn tạo bao nhiêu cũng được. Bạn sẽ nhận được thông báo về địa chỉ Email đã đăng ký về việc tạo xong Alert, thông báo này cũng gắn đường dẫn để sửa Alert nếu cần.
Như vậy, với những hướng dẫn trên, người mới biết Google Alert là gì cũng có thể nhanh chóng trải nghiệm việc thiết lập công cụ này để phục vụ cho công việc. Nhưng sử dụng Google Alert sao cho hiệu quả? Tại phần nội dung cuối này, mình sẽ tổng hợp cho bạn một vài cách cơ bản hay chính xác là những câu lệnh để việc tìm hiểu và cài đặt truy vấn của bạn được tối ưu nhất có thể nhé.
- Thứ nhất, lọc thông tin theo keywords: Tại ô tìm kiếm của Google Alert, người dùng chỉ cần nhập “keywords” mà bạn muốn truy vấn để nhận thông tin. Chẳng hạn như “Marketing”, hệ thống của Google Alert sẽ tìm kiếm và lọc toàn bộ thông tin có liên quan đến keywords “Marketing” và thông báo về cho người dùng tương ứng với những tùy chỉnh và người dùng đã thiết lập.
- Thứ hai, trong tùy chọn ở mục “Show options”, bạn nên sử dụng lệnh “chỉ kết quả tốt nhất” thay vì sử dụng lệnh “tất cả các kết quả”. Lúc này hệ thống sẽ chủ động đánh giá và thông báo về cho bạn những thông tin liên quan tốt nhất ở thời điểm hiện tại về keywords mà bạn truy vấn. Nếu muốn tự mình đánh giá và không phải bỏ sót những truy vấn chất lượng, bạn cũng có thể chọn lệnh “tất cả các kết quả”, lúc này Google Alert sẽ gửi về cho bạn toàn bộ thông tin liên quan đến keywords “Marketing”.
- Thứ ba, sử dụng lệnh OR hay |. Lệnh này có nghĩa là điều kiện chọn hai hoặc một nội dung có trong thông báo tìm kiếm liên quan của keywords. Ví dụ, người dùng tìm kiếm với keywords “khóa học Digital Marketing” OR “đào tạo Digital Marketing” thì Google Alert có thể trả về những kết quả theo dạng “đào tạo Digital Marketing ở đâu chất lượng nhất” hay “khóa học Digital Marketing chất lượng”,...
Nhìn chung, khi đã hiểu đúng bản chất Google Alert là gì? Người dùng có thể thấy được công dụng mà dịch vụ này mang lại, ngoài những công dụng điển hình như phục vụ xây dựng liên kết, hay làm SEO,... Rất nhiều trường hợp khác, Google Alert được sử dụng để theo dõi và giám sát đối thủ cạnh tranh thông qua mức độ truyền thông của họ. Mặc dù thế giới hỗ trợ cho Marketing công nghệ số có muôn vàn những cái tên về công cụ, phần mềm, dịch vụ,... mới mẻ và tân thời. Tuy nhiên, với một công cụ miễn phí và uy tín như Google Alert, hẳn đó là một điều đáng mừng đối với người làm SEO.
Phương pháp tăng xếp hạng trên Google
Trong SEO, có lẽ gia tăng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm Google là một trong những mục đích quan trọng nhất. Mặc dù vậy, công cuộc này khá khó khăn bởi Google luôn tìm cách thay đổi những thuật toán. Cùng tham khảo bài viết sau để học một số phương pháp tăng xếp hạng trên Google nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc