Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 08 năm 2024
Trong các doanh sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư là một trong những quy trình thiết yếu nhất. Hoạch định nhu cầu vật tư nằm trong quy trình quản lý hàng tồn kho, vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy bạn hiểu như thế nào về quy trình hoạch định nhu cầu vật tư? Cùng tìm hiểu về quy trình này trong bài viết hôm nay nhé!
Hoạch định nhu cầu vật tư, hay Material Requirements Planning – MRP, là một trong những quy trình quản lý hàng tồn kho. Quy trình MRP là một trong những quy trình quản lý hàng tồn kho computer-based được ra đời và áp dụng sớm nhất.
MRP được thiết kế để cải thiện năng suất cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư để ước tính số lượng nguyên liệu thô và lên lịch giao hàng.
Quy trình MRP căn cứ trên dữ liệu từ kế hoạch sản xuất hàng hóa thành phẩm để đưa ra những yêu cầu về hàng tồn kho đối với các thành phần và nguyên liệu thô. Ưu điểm của quy trình này đó là giúp đảm bảo rằng các vật liệu và thành phần sẽ có sẵn khi cần; giảm thiểu mức tồn kho; giảm thời gian giao hàng cho khách hàng; tối ưu hóa công tác quản lý hàng tồn kho và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
Tuy vây, quy trình MRP cũng có nhược điểm đó là phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của dữ liệu đầu vào, chi phí thực hiện cao và thiếu đi tính linh hoạt khi nói đến lịch trình sản xuất.
Một phương pháp được lập kế hoạch để đáp ứng ba câu hỏi sau:
- Cần những gì?
- Cần bao nhiêu?
- Khi nào là cần thiết?
Quy trình hoạch định nhu cầu vật tư hoạt động dựa trên nguồn dữ liệu từ kế hoạch sản xuất hàng hóa đã hoàn thành. Kế hoạch sản xuất hàng hóa được chuyển thành danh sách các yêu cầu đối với các cụm lắp ráp phụ, các bộ phận cấu thành và nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Sau đó, người chịu trách nhiệm cho công việc này sẽ căn cứ trên danh sách yêu cầu đó để hoạch định nhu cầu vật tư.
Bằng cách phân tích dữ liệu thô (chẳng hạn như vận đơn và thời hạn sử dụng của nguyên vật liệu được lưu trữ). Quy trình MRP cung cấp cho các nhà quản lý thông tin chính xác về nhu cầu lao động và vật tư của họ.
Quy trình MRP có thể được chia thành bốn bước cơ bản.
Bước đầu tiên của quy trình MRP là xác định nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu về vật tư để đáp ứng nhu cầu đó.
Bằng cách sử dụng bảng kê nguyên vật liệu (hiểu một cách đơn giản là danh sách các nguyên liệu thô, cụm lắp ráp và các thành phần cần thiết để sản xuất một sản phẩm cuối cùng) quy trình MRP sẽ giúp chia nhỏ nhu cầu thành các nguyên liệu thô và thành phần cụ thể.
Công đoạn này liên quan đến việc kiểm tra nhu cầu về vật tư cần thiết sử dụng trong quá trình sản xuất và so sánh với những gì bạn đã có trong kho.
MRP sau đó sẽ phân phối các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất cho phù hợp. Để nói một cách đơn giản hơn, hệ thống MRP phân phối hàng tồn kho vào các bước sản xuất khác nhau để tránh tình trạng dừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu.
Bước tiếp theo của quy trình hoạch định nhu cầu vật tư chỉ đơn giản là tính toán lượng thời gian và sức lao động cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất.
Tất nhiên là người chịu trách nhiệm hoạch định nhu cầu vật tư cũng sẽ đặt ra deadline cụ thể cho từng hoạt động.
Bước cuối cùng của quy trình chỉ đơn giản là theo dõi và kiểm tra lại để kịp thời đưa ra phương án xử lý bất kỳ vấn đề nào phát sinh. MRP có thể tự động cảnh báo cho các nhà quản lý về bất kỳ sự chậm trễ nào và thậm chí đề xuất các kế hoạch dự phòng để đáp ứng thời hạn với khách hàng.
Một yếu tố đầu vào quan trọng để hoạch định nhu cầu vật tư đó là định mức nguyên vật liệu (BOM). Định mức nguyên vật liệu là một danh sách liệt kê các nguyên liệu, thành phần và cụm lắp ráp cần thiết để xây dựng, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ.
BOM chỉ rõ mối quan hệ giữa sản phẩm cuối cùng (nhu cầu độc lập) và các thành phần (nhu cầu phụ thuộc). Nhu cầu độc lập bắt nguồn từ bên ngoài nhà máy hoặc hệ thống sản xuất, và nhu cầu phụ thuộc đề cập đến các thành phần.
Các công ty cần quản lý các loại và số lượng nguyên vật liệu mà họ mua một cách có kế hoạch; dự định sản xuất sản phẩm nào và số lượng bao nhiêu; và đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai với chi phí thấp nhất có thể.
MRP giúp các công ty duy trì mức tồn kho thấp. Đưa ra một quyết định tồi trong bất kỳ lĩnh vực nào của chu kỳ sản xuất sẽ khiến công ty thua lỗ. Bằng cách duy trì mức tồn kho thích hợp, các nhà sản xuất có thể điều chỉnh tốt hơn việc sản xuất của họ.
Có một số lưu điểm của quy trình hoạch định nhu cầu vật tư trong doanh nghiệp.
- Đảm bảo rằng các vật liệu và thành phần sẽ có sẵn khi cần thiết
- Góp phần giảm thiểu mức tồn kho và các chi phí liên quan
- Tối ưu hóa thao tác quản lý hàng tồn kho
- Giảm thời gian dẫn khách hàng
- Tăng hiệu quả sản xuất
- Tăng năng suất lao động
- Tăng cường sự hài lòng của khách hàng
Tất nhiên, quy trình hoạch định nhu cầu vật tư cũng có những nhược điểm nhất định:
- Phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của dữ liệu đầu vào
- Hệ thống MRP thường khó và tốn kém để triển khai
- Thiếu linh hoạt khi nói đến lịch trình sản xuất
- Rất dễ dẫn đến thực trạng lưu trữ nhiều hàng tồn kho hơn mức cần thiết
Xem thêm: MTS là gì? Tìm hiểu về chiến lược sản xuất để lưu kho
Quy trình hoạch định nhu cầu vật tư là một trong những ứng dụng đầu tiên trong phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất kinh tế, tích hợp nhằm mục đích cải thiện năng suất cho các doanh nghiệp thông qua việc sử dụng máy tính và công nghệ phần mềm. Ngày nay có nhiều phần mềm cũng hỗ trợ quy trình này, chẳng hạn như phần mềm quản lý sản phẩm, phần mềm quản lý sản xuất 365.
Hệ thống quản lý hàng tồn kho MRP đầu tiên đã phát triển vào những năm 1940 và 1950. Khi ấy các doanh nghiệp sử dụng máy tính lớn để ngoại suy thông tin từ hóa đơn nguyên vật liệu cho một thành phẩm cụ thể thành kế hoạch sản xuất và mua hàng. Ngay sau đó, các hệ thống MRP đã mở rộng hơn và tích hợp thêm vào các vòng phản hồi thông tin để nhà quản lý sản xuất có thể thay đổi và cập nhật các thông tin đầu vào của hệ thống khi cần thiết.
Thế hệ tiếp theo của MRP, lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRP II), cũng kết hợp các khía cạnh tiếp thị, tài chính, kế toán, kỹ thuật và nguồn nhân lực vào quá trình lập kế hoạch.
Một khái niệm nữa liên quan mở rộng trên MRP là lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), sử dụng công nghệ máy tính để liên kết các khu vực chức năng khác nhau trong toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh. Khi công nghệ và phân tích dữ liệu ngày càng tinh vi hơn, các hệ thống toàn diện hơn đã được phát triển để tích hợp MRP với các khía cạnh khác của quá trình sản xuất.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc có một góc nhìn cụ thể hơn về quy trình hoạch định nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất. Đây là quy trình bắt buộc phải được thực hiện trong các doanh nghiệp để tối ưu hóa sản xuất trong doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm cũ, chúc bạn đọc có một năm mới vui vẻ và gặp nhiều thành công hơn!
Kiểm soát chất lượng là gì?
Kiểm soát chất lượng là gì? Tìm hiểu những lợi ích của việc kiểm soát chất lượng và những phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm qua bài viết sau đây!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc