Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Kế toán Logistics là gì? Định khoản cơ bản và hạch toán của vị trí này

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Logistics tuy chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng là ngành được các doanh nghiệp vô cùng quan tâm và lựa chọn. Khi nhu cầu doanh nghiệp tăng cao, đòi hỏi cần có người hạch toán, định khoản thu chi, sổ sách cho doanh nghiệp và vị trí này không ai khác chính là kế toán. Vậy kế toán Logistics là gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu các thông tin về kế toán Logistics nhé!

1. Kế toán Logistics là gì?

Kế toán Logistics là gì?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Kế toán Logistics là những người hạch toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho những quá trình liên quan đến chuỗi cung ứng Logistics như vận chuyển, đóng gói, lưu kho và bảo quản hàng hóa tới khi hàng hóa đó được giao tới tay người tiêu dùng.

Kế toán Logistics thực hiện công việc kế toán trong doanh nghiệp Logistic
Kế toán Logistics thực hiện công việc kế toán trong doanh nghiệp Logistic

Lĩnh vực Logistics đang phát triển mạnh mẽ, mang đến nhiều cơ hội cho những ai muốn tìm kiếm vị trí làm kế toán trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp hiện nay cũng rất quan tâm tới các chiến lược để Logistics có thể phát triển phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, do đó việc quản lý các nghiệp vụ, định khoản, hạch toán trong Logistics giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và thực hiện được chiến lược phù hợp.

Vị trí kế toán Logistics được doanh nghiệp đánh giá vô cùng cao, là thành phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp hoạt động trong Logistics.

2. Nghiệp vụ và định khoản cơ bản của kế toán Logistics

2.1. Tìm hiểu nghiệp vụ của kế toán ngành Logistics

Ngoài việc thực hiện những công việc kế toán tương tự giống các doanh nghiệp khác, kế toán Logistics có điểm khác biệt lớn nhất đó là thêm kế toán đối ngoại ở loại hình dịch vụ trong doanh nghiệp Logistics. Các công việc của kế toán thực hiện trong công ty Logistics thường liên quan tới việc dùng nhiều ngoại tệ và các doanh nghiệp Logistics cũng sẽ phát sinh thêm nhiều nghiệp vụ khác như thuế xuất khẩu, nhập khẩu, khoản chi hộ, thu hồ cùng với các cơ quan trong hải quan.

Tìm hiểu nghiệp vụ của kế toán ngành Logistics
Tìm hiểu nghiệp vụ của kế toán ngành Logistics

Trong ngành Logistics và chuỗi quản lý cung ứng, công việc chính của kế toán Logistics cần thực hiện bao gồm: Lập báo cáo tài chính, thu hộ, chi hộ, làm sổ chính xác bằng phần mềm kế toán hay phần mềm quản lý tài chính kế toán (như phần mềm quản lý tài chính kế toán 365), báo cáo quyết toán, báo cáo thuế, xuất hóa đơn,...

2.2. Đặc thù của doanh nghiệp và định khoản cơ bản của kế toán Logistics

Trong ngành Logistics, kế toán cần nắm được các đặc thù của doanh nghiệp, công ty Logistics và các định khoản cơ bản trong kế toán Logistics là gì.

2.2.1. Doanh nghiệp Logistics sử dụng những tài khoản nào?

Để theo dõi các khoản phải trả, phải thu, gồm có cả những khoản chi hộ, thu hộ, kế toán Logistics cần sử dụng tài khoản 331 và 131. Khi theo dõi các khoản chi hộ, kế toán có thể sử dụng các tài khoản như 338 và 138.

Về tài khoản 511 chi tiết gồm có tính doanh thu cước là 551131 và doanh thu cung cấp nội địa là 511132. Các chi phí này gồm những phí tổn nội địa (local charge) như: Chi phí Seal, Phí xếp dỡ container THC, phí làm điện giao hàng telex và phí chứng từ bill).

Với những tài khoản dịch vụ mua ngoài, gồm các mục chi tiết như chi phí dịch vụ mua ngoài là 62772 và chi phí cước là 62771.

Tài khoản trong doanh nghiệp Logistics
Tài khoản trong doanh nghiệp Logistics

2.2.2. Trong doanh nghiệp Logistics có những định khoản nào?

Những định khoản trong doanh nghiệp Logistics gồm những nội dung như sau:

- Khi thực hiện cung cấp các dịch vụ gồm các mục như: Có TK 51131, 51132; Nợ TK 131; Có TK 33311.

- Với chi phí mua vào các dịch vụ gồm những mục như :Nợ  TK 1331; Nợ TK 62771, 62772; Có TK 331.

- Với chi phí cho các nhân viên quản lý và nhân viên dịch vụ gồm các mục như: Có  TK 334; Nợ TK 622, 642.

- Với các khoản trích theo lương, định khoản gồm các mục: Có TK 334; Nợ TK 622, 642.

- Với những định khoản tập hơn giá thành dịch vụ gồm có những mục sau: Có TK 627, 622; Nợ TK 154.

- Khi hạch toán giá vốn dịch vụ gồm những mục như sau: Có TK 154; Nợ TK 632.

- Trong quá trình theo dõi các khoản như chi hộ, thu hộ, một số định khoản cần thực hiện khi nhận được các debit note do khách hàng đưa ra về các khoản thu hộ phí, thu hộ cước, ENS hay seat container, gồm những định khoản sau: Nợ TK 138 (thu hộ); Có TK 331; Nợ TK 133.

- Trong quá trình xuất hóa đơn cho khách hàng cần các mục như sau: Nợ TK 131; Có TK 338 (chi hộ); Có TK 3331.

Định khoản của kế toán trong doanh nghiệp Logistic
Định khoản của kế toán trong doanh nghiệp Logistic

3. Quy trình hạch toán kế toán Logistics trong xuất khẩu hàng hóa

3.1. Hạch toán dựa vào bộ chứng từ xuất khẩu

Khi thực hiện hạch toán dựa vào các bộ chứng từ xuất khẩu như hóa đơn thương mại, hóa đơn giá trị gia tăng, hợp đồng, đơn đặt hàng, tờ khai, đơn giao hàng, giấy tờ chứng minh hàng hóa đủ điều kiện để xuất khẩu,... Kế toán hạch toán như sau:

- Khi ghi nhận doanh thu: Nợ TK 112 (Nếu khách trả tiền ngay, với tiền gửi ngân hàng); Có TK 511 (Tính doanh thu); Nợ TK 131 (Nếu khách chưa thanh toán, hạch toán tiền phải thu khách hàng); Có TK 333 (Số thuế cần nộp và chi tiết những loại thuế xuất khẩu doanh nghiệp cần nộp nếu có).

Khi ghi nhận giá vốn: Phải ghi nợ vào tài khoản 632 (Với giá vốn hàng bán); Phải ghi có vào tài khoản 156, 158 (Với hàng kho và hàng hóa bảo thuế).

Lưu ý rằng, nếu doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì chỉ cần hóa đơn thương mại Commercial invoice mà không cần xuất hóa đơn GTGT. Khi thực hiện hạch toán, kế toán cần hạch toán và theo dõi đúng với loại ngoại tệ ứng với những giao dịch phát sinh đã thực hiện và khi quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ được Thông tư 200/2024/TT-BTC quy định.

Hạch toán dựa vào bộ chứng từ xuất khẩu
Hạch toán dựa vào bộ chứng từ xuất khẩu

3.2. Hạch toán dựa vào hóa đơn Logistics của công ty và đại lý Logistic

Quá trình hạch toán dựa vào hóa đơn, chi phí gồm có: Chi phí vận chuyển, chi phí làm hàng, chi phí mở tờ khai,... tính từ thời gian hàng hóa được đem ra khỏi kho và giao đến tay khách hàng, thực hiện như sau: Với chi phí bán hàng là Nợ TK 641 và phải trả cho người bán là Có TK 331.

Nếu doanh nghiệp có các chứng từ nộp thuế xuất khẩu, thực hiện hạch toán như sau: Có TK 111, 112 (với các khoản tiền gửi ngân hàng hay tiền mặt); Nợ TK 333 (với các thuế xuất cần phải nộp NSNN, cần ghi rõ loại thuế xuất khẩu cần nộp).

3.3. Hạch toán dựa vào các chứng từ thanh toán

Khi kế toán thực hiện hạch toán vào các chứng từ thanh toán tiền cho đại lý, công ty Logistics, cần thực hiện hạch toán như sau: Nợ TK 331(Với số tiền phải trả người bán); Có TK 111, 112 (Với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng).

3.4. Hạch toán căn cứ vào chứng từ thu tiền bán hàng

Khi căn cứ theo các chứng từ thu tiền bán hàng hoặc giấy báo có của ngân hàng, kế toán Logistic cần hạch toán như sau: Nợ TK 112 (Với tiền gửi ngân hàng) và Có TK 131 (với số tiền phải thu khách hàng).

Hạch toán căn cứ vào chứng từ thu tiền bán hàng
Hạch toán căn cứ vào chứng từ thu tiền bán hàng

Khi thanh toán, kế toán cần ghi nhận các chênh lệch tỷ giá phát sinh, bởi hàng xuất khẩu thường được thanh toán bằng các ngoại tệ, không phải Việt Nam đồng. Kế toán hạch toán vào tài khoản 515 khi lãi phát sinh chênh lệch các tỷ giá; kế toán hạch toán vào tài khoản 635 khi phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá.

Kế toán cần tiến hành đánh giá lại các tỷ giá hối đoái bảo cuối năm tài chính, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, của những khoản mục tiền tệ ứng với số dư bên nợ trong TK 131. Tương tự, kế toán hạch toán vào 515 khi phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá và hạch toán vào tài khoản 635 khi phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kế toán Logistics là gì và các phương pháp định khoản, hạch toán trong doanh nghiệp Logistics. Kế toán Logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong doanh nghiệp Logistics, giúp doanh nghiệp hạch toán, định khoản và tính toán những chi phí, thu chi cần thiết. Các kế toán Logistics cũng cần nắm được các nghiệp vụ, hạch toán để đảm bảo thực hiện công việc của mình trơn tru, chính xác.

Nguồn lực tài chính là gì?

Nguồn lực tài chính là gì? Nguồn lực tài chính có vai trò thế nào trong doanh nghiệp? Phân loại ra sao? Khám phá các thông tin về nguồn lực tài chính trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn lực tài chính là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;