Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 05 năm 2024
Ai cũng nghĩ, lời nói của cấp trên là mệnh lệnh và không bao giờ chúng ta được “cãi” lại. Dù có thích hay không thích thì tuân thủ “mệnh lệnh” cũng sẽ giúp cho chúng ta bảo toàn cho vị trí công việc của chính mình. Thế nhưng, trong một số trường hợp, nếu nhưng bạn không từ chối cấp trên chắc chắn, bạn đang đưa sự nghiệp của mình đi về hướng tối. Vậy nghệ thuật nói không với cấp trên cần thiết như thế nào và khi nào thì chúng ta cần sử dụng nó?
Nếu bạn là nhân viên mới tại một công ty nào đó mà rất khó khăn bạn mới có thể được nhận vào làm việc. Lúc này điều duy nhất diễn ra trong đầu bạn đó là làm sao để làm việc tích cực nhất, làm sao để “lấy lòng” của sếp. Vậy nên hầu hết chọn cho mình một thời gian làm việc khổng lồ và một khối lượng công việc khổng lồ. Khi nhận càng nhiều việc, sếp bạn sẽ đáng giá rằng ,bạn là một nhân viên nhiệt tình, hăng hái. Thế nhưng, thực tế, chúng ta không có đủ sức để làm cùng lúc quá nhiều việc. Để được nhận lời khen nhiệt tình có thể ngay sau đó, bạn phải gánh hậu quả và chịu trách nhiệm cho kết quả công việc không tốt. Cũng như câu nói “ một nghề cho chín còn hơn chín nghề” vậy, bạn chỉ có thể tập trung để làm tốt vào công việc chuyên môn của mình mà thôi, nếu như nhận quá nhiều công việc thì không có bất cứ việc gì có thể được thực hiện một cách chỉnh chu, hoàn thiện.
Vì vậy, bạn nên tự đưa ra từ sớm những giải pháp khác tốt hơn để khắc phục tình trạng này. Không nên từ chối thẳng thắn rằng “tôi không thể làm”. Bởi vì câu nói đó sẽ là lý do để sếp đánh giá thấp năng lực của bạn. Bạn nên khéo léo bằng cách nói với sếp cho mình thời gian để hoàn thành thật tốt công việc đang đảm nhận.
Việc từ chối công việc mà vẫn có thể có được thiện cảm của sếp không quá khó. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng công việc đó không nằm trong phận sự của mình, và công việc không phải là KPI trước mắt của bạn thì bạn hoàn toàn có thể chọn từ chối nhận việc. Đa phần các công việc mà sếp giao thêm chính bản thân họ cũng nhận thức được công việc ấy không phận sự hay quá tải với KPI bình thường của một nhân viên, cho nên khi bạn tỏ ý không thể hoàn thành thì sếp của bạn đã có thể dễ dàng nhận ra. Bạn không cần phải hốt hoảng hay chối từ một cách mạnh mẽ dứt khoát, hãy chọn một cách nhẹ nhàng hơn, theo kiểu để cho sếp tự nhận ra vấn đề của bạn. Ví dụ bạn có thể nói rằng, bạn cần có thời gian để đảm bảo công việc phận sự của mình trong cho nên thời gian bạn sẽ dành toàn tâm trí cho công việc đó. Hay bạn cũng có thể nói rằng, hiện tại bạn đang tập dần làm quen với công việc mới cho nên sợ không đảm bảo được công việc mà sếp giao thêm. Những câu nói này đều là những sự từ chối khéo léo có thể giúp bạn đỡ “mang rơm nặng bụng” mà vẫn không sợ mất lòng sếp.
Đồng nghiệp của bạn đều là những người có điểm mạnh với những kinh nghiệm, kiến thức phù hợp. Vì thế, họ sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho những yêu cầu về công việc của sếp giao. Vì vậy, nếu sếp của bạn nói rằng bạn hãy thực hiện một công việc nào khác công việc ngoài chuyên môn, bạn hãy gợi ý đến một người đồng nghiệp phù hợp. Đây là cách bạn chia sẻ công việc với đồng nghiệp của mình. Cái lợi sẽ đến nhiều hơn. Bạn không những có thời gian tập trung làm tốt việc chuyên môn của mình mà còn tạo ra cơ hội làm cho tình đồng nghiệp tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nhiều biện pháp này. Chỉ sự dụng chúng nếu như bạn thực sự quá bận rộn và không thể thu xếp được công việc nhé. Thứ nhất để tránh làm vuột mất cơ hội tốt, thứ hai tránh khỏi mâu thuẫn đồng nghiệp khi mà người đồng nghiệp của bạn cũng không thể đảm nhận công việc đó.
Khi thực hiện phương pháp “nói không” theo kiểu đề xuất người thực hiện khác như thế này, trước tiên phải cần phải chắc chắn về khả năng thực hiện công việc đó của người kia. Vì khi làm việc với nhau ít nhiều sẽ biết được đồng nghiệp của mình còn có khả năng nào khác, tuy nhiên không phải bất kì khả năng nào trong cùng lĩnh vực đều có thể thực hiện. Ví dụ một người biết chụp ảnh chưa chắc sẽ biết quay phim cho nên bạn phải đào sâu tìm hiểu hoặc hỏi ý kiến của đối phương trước khi đề xuất với sếp. Điều này còn giúp bạn tránh khỏi sự không hài lòng của đồng nghiệp khi họ không làm được còn bị đùn đẩy trách nhiệm sang họ.
Lưu ý tiếp theo đó là việc thường xuyên từ chối và chỉ hướng sang đối tượng khác có thể khiến sếp nghĩ bạn là người vị kỷ và thiếu tinh thần xây dựng. Bạn cần phải xem xét công việc đó bạn có thể có khả năng làm hay không, vì đôi khi một sự cố gắng nho nhỏ có thể giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với sếp và có thể đó là căn cứ để sếp xem xét tăng lương. Học cách nói không khi cần thiết cũng vô cùng quan trọng, cần phải cân nhắc trước khi nói không với sếp.
>>> Xem thêm: Kĩ năng thuyết phục sếp hiệu quả nhất
Việc làm hành chính - văn phòng
Nhận thêm việc làm từ cấp trên chính là một biện pháp tốt để giúp bạn nhanh chóng tiến bộ, phát triển nhiều kỹ năng tốt cho sự thăng tiến. Nhưng nếu như khi xem xét mọi khía cạnh, bạn thấy điều gì là quan trọng hơn : tập trung làm tốt nhất việc hiện tại hay “ôm” nhiều việc cùng lúc, và xác định điều gì là tốt hơn cho bạn thì hãy lựa chọn. Đôi khi nhận thêm việc cũng khiến cho bạn thêm áp lực và hoàn thành mọi thứ một cách dở dang, tác dụng sẽ đi ngược lại những điều tốt đẹp mà bạn mong muốn. Nhất là khi bạn đã xây dựng được những chiến lược cụ thể chi tiết cho kế hoạch công việc chính của mình thì tốt nhất là không nên để bất cứ thứ gì chen ngang gây mất tập trung và ảnh hưởng tinh thần.
Nếu đã quyết định từ chối nhiệm vụ mới, bạn nên có một cuộc họp với cấp trên và trình bày rõ những định hướng và xác định rõ trách nhiệm của bạn đối với công việc hiện tại là ở đâu.Như vậy thì chắc chắn sếp sẽ hiểu, cảm thông cho bạn. Khi đó, bạn nên gợi ý cho sếp những những gương mặt tiêu biểu phù hợp để đảm nhận công việc mà sếp giao.
Bạn cần phải hiểu rằng đâu mới là công việc chính và trách nhiệm của mình. Khi đó bạn sẽ cân nhắc được công việc mà sếp giao thêm đó có cần thiết mình phải làm hay không. Làm được nhiều việc, là một nhân viên đa di năng là tốt tuy nhiên cần tránh làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của mình. Bởi vì việc ôm quá nhiều việc một lúc sẽ làm bạn xao nhãng công việc chính vì đã bị phân tâm cho nhiều việc. Điều này một là làm chất lượng công việc chính giảm sút, hai là làm sức khỏe của bạn giảm sút. Đó chính là lý do mà bạn luôn ghi nhớ nhiệm vụ chính của mình để có thể bản lĩnh từ chối, nói không với sếp khi không cần thiết.
>>> Truy cập ngay tại đây để có được những những thông tin tuyển dụng việc làm quảng cáo tại Đà Nẵngmới nhất cho ứng viên
Đương nhiên lúc này bạn có thể từ chối một cách thẳng thắn với sếp. Bởi vì tính không hợp lý của công việc. Bạn không thể làm được và càng không làm tốt một công việc nào đó không thuộc phạm vi chuyên môn của bạn. Chẳng hạn như nghiệp vụ của bạn là kế toán, đương nhiên bạn không thể làm được công việc giảng dạy thì sự giao việc bất hợp lý của sếp tương tự như vậy đấy. Đây là một điều thường thấy ở các doanh nghiệp tư nhân hiện nay, khi người làm chủ đều mong muốn một nhân viên có thể làm được nhiều việc nhưng mức lương và cũng như khả năng cho phép họ chỉ làm được duy nhất một việc mà thôi. Chính vì vậy để tránh những hậu quả như không đảm bảo được công việc giao thêm, tạo thêm vất vả cho chính bản thân mình, bạn nên chọn cách từ chối một cách tế nhị. Tất nhiên bạn phải chấp nhận rằng sếp sẽ tiếp tục thuyết phục bạn để bạn đồng ý làm, tuy nhiên chỉ cần phải bày tỏ rõ quan điểm của mình thì sẽ có thể “đàm phán” thành công với sếp.
Từ chối công việc nằm ngoài phạm vi chuyên môn rất đơn giản. Bạn chỉ cần phân tích những nhược điểm khi giao việc này cho bạn cho sếp hiểu, người lãnh đạo sẽ nhận ra được hệ lụy xấu nếu giao sai việc cho sai đối tượng mà rút lui. Thế nhưng khi trình bày nhược điểm bạn không nên để sếp nghĩ rằng bạn là người không có khả năng gì, điều này có thể sẽ là con dao hai lưỡi giúp hình ảnh của bạn trong mắt sếp xấu đi. Vì vậy, chọn cách thẳng thắn về khó khăn của việc làm không đúng chuyên môn sẽ tốt hơn so với việc bạn nói về những nhược điểm của bản thân khi làm những công việc ấy.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm nói không với cấp trên mà không sợ bị phật ý. Việc nói không đúng lúc này vừa giúp cho chính bản thân bạn cũng vừa giúp cho chính doanh nghiệp khi mắc phải sai lầm giao việc quá sức cho nhân viên khiến hiệu suất công việc không những không tăng lên mà còn giảm sút.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc