Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 08 năm 2024
Bên Nhật Bản có rất nhiều thuật ngữ hay, không đơn giản theo nghĩa đen thuần tuý mà còn mang ý nghĩa riêng vô cùng sâu sắc. Hôm nay, timviec365.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu một thuật ngữ đặc biệt đó là kintsugi. Vậy kintsugi là gì? Kintsugi mang những ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Thử tìm hiểu xem sao nhé.
Kintsugi trong tiếng Nhật được hiểu là dùng vàng để hàn gắn những vết rạn nứt, đổ vỡ. Thuật ngữ này đã xuất hiện từ thế kỷ 15 và dành riêng cho nghề thủ công phục hồi gốm. Dần dần, kintsugi trở thành một kỹ thuật truyền thống mang tính nghệ thuật khi biến những đồ gốm sứ không dùng được trở thành kiệt tác từ vàng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống.
Từ đó, thủ công mỹ nghệ đã trở thành một nghề quan trọng mang lại cái đẹp cho đời, khiến cuộc sống ý nghĩa hơn. Vào những dịp đặc biệt như lễ hội, dịp Tết, không chỉ người Nhật mà người dân trên thế giới thường mua những món đồ được làm bằng kỹ thuật kintsugi để trang trí trong nhà. Vì thế, việc làm thời vụ vào những dịp này vô cùng nhộn nhịp khi họ tìm kiếm người làm thêm phụ giúp thợ thủ công sản xuất để đủ hàng hoá cung cấp hàng năm.
Chuyện kể rằng, vào thế kỷ 15, tướng quân Nhật Bản Ashikaga Yoshimasa đã làm vỡ một chiếc bát trà mà Trung Quốc yêu quý nhất. Ông đã sai người mang qua Trung Quốc để hàn gắn lại. Thế nhưng, những nét hàn gắn vô cùng lệch lạc, xấu xí khiến ông không hài lòng. Sau đó, ông đã đưa cho một người thợ thủ công Nhật Bản và anh ta đã hàn gắn lại chiếc bát theo phương pháp mới làm cho tướng quân cảm thấy vô cùng thích thú và ưng ý.
Người thợ đã dùng vàng để hàn gắn những vết nứt vỡ đó để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù chiếc bát không giữ được hình ảnh như ban đầu nhưng ánh sáng phát ra từ vàng đã làm cho nó trở nên sang trọng hơn, thu hút ánh nhìn và có tính thẩm mỹ hơn những chiếc bát trước đây.
Về sau, người ta không chỉ dùng vàng mà còn sử dụng một số kim loại quý tương tự như bạc, kim cương, bạch kim, v.v… để ráp lại những mảnh vỡ gốm sứ. Như vậy, giá trị của bát vỡ không bị giảm đi mà còn được bồi đắp thêm bởi những kim loại đắt tiền.
Không những mang vẻ đẹp của một món đồ gốm được tái tạo vẻ đẹp, kintsugi còn được các nhà triết học suy luận như cuộc sống con người. Chúng là sẽ có nhiều mảnh vỡ cuộc đời, không một ai hoàn hảo và cần đi tìm những nét đẹp trong sự thiếu hoàn hảo đó để toả sáng như những chiếc bát vỡ đã được ghép lại bằng vàng kia.
Phương pháp phục hồi trong kintsugi là dùng các hỗn hợp có thành phần chính là vàng bôi vào các hết bị nứt trên chén hoặc bát hoặc đồ gốm sứ. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những trường hợp bị nứt nhẹ hoặc ít vết nứt thì sẽ đẹp hơn. Nếu mất hoặc gãy các mảnh đồ dùng, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để xử lý tình huống.
Khi món đồ gốm bị mất đi một miếng ghép thì các nghệ nhân sẽ dùng nhựa vàng để gắn vào và tạo hình thành miếng ghép thiếu đó. Phương pháp này sẽ hơi tốn nguyên liệu nên người ta áp dụng dùng nhựa vàng để đỡ tốn chi phí hơn.
Phương pháp cuối cùng chính là ghép lai tức là người ta sẽ sử dụng một mảnh ghép khác có chất liệu tương đồng nhưng màu sắc và hoạ tiết hoa văn khác nhau. Có lẽ đây là phương pháp khó nhất trong ba phương pháp. Bởi vì, người thợ cần có tính tỉ mỉ trong việc lựa chọn một mảnh ghép phù hợp nhất, có vài nét tương đồng với hình thù trên bộ đồ gốm ban đầu. Khi ghép xong, chúng ta sẽ có một tác phẩm độc lạ và mang màu sắc nghệ thuật đáng quý.
Như đã nói, kintsugi không chỉ là ghép lại những mảnh vỡ gốm sứ mà còn mang ý nghĩa được áp dụng trong cuộc sống thực tại. Người Nhật đã vận dụng rất tốt những ý nghĩa đó để có được lối sống văn minh, lành mạnh như ngày nay. Sau đây là một số bài học rút ra từ kintsugi.
Cuộc sống của chúng ta hay tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Nhưng chúng ta đã ghép lại với nhau thành một hệ sinh thái tuyệt vời đang ngày càng phát triển. Vì thế, đừng bao giờ mặc cảm về những thiếu sót của bản thân. Hãy trân trọng những thiếu sót đó của mình và của người khác và luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp đằng sau những thiếu sót đó.
Chúng ta không nên phán xét người khác, cùng không nên so sánh bản thân với người khác rồi tự trách, tự ti hay sân si, đố kỵ mà nên học cách tha thứ, học cách chấp nhận, buông bỏ, quý trọng người khác. Đồng thời, những thứ đơn giản thì càng nên trân trọng, không ham hư vinh, phù phiếm, biết kiềm chế và buông bỏ việc mua sắm không cần thiết.
Kintsugi đã phơi bày những vết sứt mẻ được chắp vá cho mọi người thấy. Nhưng mọi người vẫn đồng cảm và yêu thương chúng dù không còn là hình ảnh ban đầu. Đối với bản thân chúng ta cũng vậy, không nên che giấu những vết thương tinh thần mà hãy sẻ chia để thấy nhẹ lòng hơn và mọi người sẽ giúp bạn chữa lành vết thương đó.
Nếu tích tụ những tổn thương trong lòng quá lâu sẽ sinh bệnh và khiến bạn không còn tìm được niềm vui trong cuộc sống nữa. Hãy coi những vết sẹo cuộc đời là những trải nghiệm mà bạn từng đi qua và lấy đó làm động lực vươn xa, vươn cao hơn nhé.
Cuộc sống là một chuỗi các sự kiện bất ngờ, có niềm vui, có nỗi buồn, có thuận lợi và cũng có khó khăn. Chắc chắn ai cũng sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống tương tự như những chiếc bát vỡ kia. Nhưng nếu bạn biết cách biến đổi chúng thì chúng ta được đứng trên đỉnh vinh quang.
Có lẽ đây là một trong những cách người Nhật sống cùng với thiên tai suốt bao năm qua. Họ chống chọi với tàn khốc của thiên nhiên bằng cách tìm kiếm cơ hội sống, cơ hội vươn lên từ những khó khăn mà thiên tai gây ra.
Nghệ thuật kintsugi được hiểu là tìm kiếm những mảnh ghép để hồi phục lại sự cân bằng vốn có. Điều này có nghĩa là khuyên chúng ta nên sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tập luyện hằng ngày và luôn học hỏi những điều xung quanh để cuộc sống ngày một tốt hơn. Nếu áp dụng tốt những điều này thì bạn có thể làm mọi việc thuận lợi hơn, đạt được những gì bạn muốn.
Khi những mảnh ghép gốm sứ được nghệ nhân sử dụng kỹ thuật kintsugi để hàn gắn thì chúng tạo thành một khối nghệ thuật. Đơn giản là chúng đã kết hợp với nhau để trở nên đẹp đẽ hơn, thể hiện sức mạnh đoàn kết. Cuộc sống thường ngày cũng vậy, bạn cần kết nối và giúp đỡ những người xung quanh, cho đi rồi sẽ nhận lại và mỗi ngày một ý nghĩa hơn khi thức dậy để lao động, kết nối, sẻ chia.
Tóm lại, kintsugi là một nghệ thuật hàn gắn bằng vàng vô cùng nghệ thuật và mang nhiều ý nghĩa sâu xa theo truyền thống của người Nhật. Với những nội dung chi tiết ở trên, timviec365.vn tin rằng bạn đã hiểu cặn kẽ kintsugi là gì. Hy vọng bạn đón nhận những ý nghĩa của kintsugi và áp dụng nó đối với cuộc sống của chính mình để bản thân ngày một tốt hơn nhé.
Khám phá những bí ẩn về búp bê daruma Nhật Bản
Nhật Bản nổi tiếng với búp bê daruma tượng trưng cho ý chí và đem lại may mắn cho người Nhật Bản. Nhưng con búp bê này có nét mặt rất hung tợn và thường được sử dụng trong các bộ phim kinh dị. Vậy ý nghĩa sâu xa của daruma là gì thì để timviec365.vn đi tìm đáp án cho bạn ngay nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc