Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Kỹ sư nông nghiệp thi khối nào và những vấn đề xoay quanh

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Kỹ sư nông nghiệp thi khối nào? Cơ hội việc làm của kỹ sư nông nghiệp hiện nay như thế nào? là những câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh trước mỗi mùa thi đại học. Cùng Lại Trang giải đáp ngay trong bài viết sau nhé.

Đã hơn 30 năm kể từ ngày kinh tế đất nước vực dậy khỏi những khủng hoảng trầm trọng trong chiến tranh và bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, được đánh dấu bởi những chính sách có tính chiến lược của đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986. Chúng ta đã và đang chứng kiến những sự thay đổi to lớn của Việt Nam trên tất cả các mặt trận đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ cũng như đời sống của người dân được nâng cao đáng kể. Tuy thế, Đảng và chính phủ ta luôn xác định, nông nghiệp vẫn là mặt trận kinh tế hàng đầu trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có có lượng gạo xuất khẩu đứng số 1 trên thị trường thế giới. Thành tựu đó không chỉ được gây dựng nên từ sự nỗ lực của riêng những chính sách đúng đắn hay sự cần cù, tăng gia sản xuất của người dân mà là sự học tập, nghiên cứu không ngừng của lực lượng kỹ sư nông nghiệp – Những con người đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nghiên cứu các loại cây trồng mới, là những chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là lựa chọn viec lam tai ca mau hấp dẫn bởi nhiều thí sinh và phụ huynh trước kì thi đại học. Vậy, trước khi tìm hiểu cụ thể về cơ hội việc làm của kỹ sư nông nghiệp hiện nay như thế nào thì hãy cùng Lại Trang khám phá Kỹ sư nông nghiệp thi khối nào trước đã nhé.

1. Kỹ sư nông nghiệp là gì?

Kỹ sư nông nghiệp là gì

Trước khi giải đáp câu hỏi “Kỹ sư nông nghiệp thi khối gì”, thì hẳn là đối với những ai đã và đang theo học ngành kỹ sư nông nghiệp hoặc đã từng gieo ước mơ trở thành một kỹ sư nông nghiệp trong quá khứ, đã hơn một lần lấy tấm gương của người anh hùng lao động Lương Định Của – tác giả của nhiều giống cây trồng mới, trong câu chuyện “những hạt thóc giống” ngày còn học tiểu học để nuôi dưỡng ước mơ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực cây trồng và vật nuôi. Cùng với sự tiến bộ của ngành kinh tế, đặc biệt là những thành tựu lớn của khoa học hiện đại, chinh phục khoa học, những công nghệ mới của thế giới và trực tiếp đưa thành quả đó vào cuộc sống, gia tăng chất lượng mùa màng, giảm đi gánh nặng nhọc nhằn cho những người nông dân Việt Nam “chân cứng, đá mềm”, đó chính là niềm kiêu hãnh của những người lao động có tên gọi: kỹ sư nông nghiệp. 

Họ không chỉ là những người bạn thân thiết của nhà nông, là tác giả của nhiều sản phẩm cây trồng và con giống mới, kỹ sư nông nghiệp còn góp phần đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người trong mọi thời đại – nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Những người mà sau những nghiên cứu, kiểm nghiệm ý tưởng có tính đột phá trong nông nghiệp hay ứng dụng những công nghệ để cải tạo những giống cây, con vật cho phù hợp với môi trường, khí hậu đang có sự thay đổi mạnh như ở Việt Nam hiện tại, có thể mang lại cho người nông dân tương lai khởi sắc và sự phát triển bền vững của nông nghiệp đất nước.

Nếu bạn đang nuôi ước mơ trở thành một kỹ sư nông nghiệp, tùy vào sở thích cụ thể của bạn, bạn có thể lựa chọn trở thành kỹ sư trồng trọt hoặc kỹ sư chăn nuôi. Nếu như, kỹ sư trồng trọt được hiểu là những chuyên gia luôn làm việc với các loại cây trồng, chuyên đi nghiên cứu về các loại cây trồng, vòng đời, sự phát triển của cây trồng đủ các điều kiện ngoại cảnh từ ánh sáng, nhiệt độ hay những mầm bệnh, côn trùng đến các yếu tố dưới tác động của của bàn tay con người như phân bón, chế độ nước...thì kỹ sư chăn nuôi lại hướng đến những đối tượng khác. Đó là những loài vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm. Nhiệm vụ của kỹ sư nông nghiệp - chăn nuôi chính là nghiên cứu, tìm ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng và phối giống các loài vật nuôi sao cho mang lại năng suất. Với tiềm năng phát triển cao, hiện tại, kỹ sư nông nghiệp là một trong những ngành thuộc tốp khát nhân lực bậc nhất, không chỉ bởi đây là những “hạt giống tiên phong” cho công tác đổi mới ngành kinh tế chủ đạo mà còn bởi số lượng kỹ sư có chuyên môn cao làm việc tại các trung tâm nghiên cứu chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

2. Kỹ sư nông nghiệp thi khối nào?

Kỹ sư nông nghiệp thi khối nào?

Bên cạnh những công hỏi về đầu ra của kỹ sư nông nghiệp hay những câu hỏi về việc làm cụ thể của kỹ sư nông nghiệp thì , một thắc mắc xoay quanh nghề này đến từ nhiều bậc phụ huynh và học sinh muốn gắn bó sự nghiệp của mình với danh hiệu “Chuyên gia nông nghiệp” – Kỹ sư nông nghiệp thi khối gì thu hút được nhiều sự quan tâm trước mỗi kỳ thi đại học, THPT quốc gia.  Trên thế giới, trong bối cảnh những mối lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu ngày càng nới rộng, yêu cầu về đào tạo kỹ sư nông nghiệp ngày càng bức thiết. Tại Việt Nam, để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của thị trường tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp, hiện tại trên phạm vi cả nước có 13 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về nông nghiệp. Với sự mở rộng của chính sách đào tạo, sự tích hợp các  khối ngành đa dạng, hiện tại, không chỉ khối đặc thù cho các ngành liên quan đến sinh học mới có thể ứng tuyển ngành đào tạo kỹ sư nông nghiệp. Đối với những bạn có đam mê về công tác nghiên cứu, tìm hiểu về con vật và cây trồng những không thật sự xuất sắc bộ môn sinh học ở Trung học phổ thông thì cơ hội thi vào ngành này vẫn chào đón các bạn ở các khối đa di năng còn lại. Đó chính là khối A00 (Gồm Toán, Vật Lý và Hóa Học) và A1( Toán, Lý, Anh) bên cạnh khối B gồm các bộ môn : Toán, Hóa  và Sinh học truyền thống. Đặc biệt, là trong xu hướng công nghệ toàn cầu luôn được ứng dụng không ngừng trên mọi lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp và sự liên kết hợp tác với nước ngoài, những thí sinh có ngoại ngữ khối A1 sẽ được ưu tiên tuyển sinh hơn và cơ hội việc làm lẫn cơ hội việc làm cực cao. Các trường đại học nổi bật đào tạo các kỹ sư nông nghiệp tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo và theo học bao gồm: như Học viện Nông nghiệp, Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ.

Không chỉ các nước có nền nông nghiệp nổi bật như Việt Nam chuyên đào tạo kỹ sư nông nghiệp, nếu có nguyện vọng phát triển, nuôi dưỡng ước mơ Kỹ sư nông nghiệp tại môi trường chuyên nghiệp ngoài nước, những gợi ý hot cho bạn, đó là xứ sở “chuột túi”- Úc. Bạn biết đấy, Úc không những được biết đến là quốc gia có nền giáo dục bậc nhất Thế giới mà đây còn có thế mạnh trong đào tạo ngành nông nghiệp. Úc cũng là đối tác quan trọng về nông nghiệp của Việt Nam khi hỗ trợ nước ta hàng trăm những dự án về nông nghiệp. Do đó, ngay trước thềm thi đại học, đừng quá mải mê tập trung quá vào câu hỏi kỹ sư nông nghiệp thi khối gì? mà nên tham khảo thêm một số môi trường đại học phù hợp cho ngành của mình. Đại học Queensland, Đại học Western Sydney…những “cái nôi” về đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp tại xứ sở Kangaroo ắt sẽ là trải nghiệm thú vị cho bạn.

3. Cơ hội việc làm cho kỹ sư nông nghiệp như thế nào?

Cơ hội việc làm cho Kỹ sư nông nghiệp

Theo thống kê của các chuyên gia trên dantri.vn, dự báo rằng, khi bình minh của các cuộc công nghiệp mới sau năm 2024, thì khoảng trên 50% chuyên gia nông nghiệp tại xứ sở Kangaroo sẽ cập tuổi nghỉ hưu. Trong khi đó, trưởng khoa nông nghiệp ở Úc, giáo sư Jim Pratley, thì cho rằng, phương án tuyển dụng lao động nước ngoài là những kỹ sư nông nghiệp sẽ là một trong những giải pháp hàng đầu để đưa nền nông nghiệp của nước này vượt qua cơn khủng hoảng về khát nhân lực. 

Ở Mỹ, cách đây 9 năm về trước, Cục thống kê lao động Mỹ đã đưa ra mức lương cho kỹ sư nông nghiệp tại đất nước này rơi vào khoảng trên 71.090 USD/tháng. Cũng theo tổ chức này, tỷ lệ việc làm nông nghiệp vị trí kỹ sư ở quốc gia hàng đầu thế giới này sẽ tăng lên khoảng 9% vào những năm 2024. Điều này cho thấy rằng có nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư nông nghiệp ở thị trường quốc tế.

Là một trong những ngành quan trọng xếp số 1 trong danh sách khát nhân lực của nước nhà không chỉ bởi Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới để hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu mà nông nghiệp được đánh giá là bước đệm quan trọng bởi số lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng hiện nay chưa thể đảm bảo được nhu cầu phát triển của đất nước.

Ngược lại với thực trạng đầu ra “cháy hàng”, đẩu vào kỹ sư nông nghiệp tại nước ta đang đứng trước nhiều thách thức to lớn khi bên cạnh một bộ phận xác định gắn bó nghề nghiệp với những công việc gắn với sự phát triển trọng tâm của đất nước thì không ít thí sinh viên hờ hững với ngành nông nghiệp. Biểu hiện trong số đó chính là tỷ lệ rất thấp các trường có thể tuyển sinh đủ số lượng sinh viên vì sự nhận thức chưa chính xác về ngành học kỹ sư nông nghiệp. Với định kiến cho rằng, đây là ngành học vất vả, nhàm chán như gặp gỡ bà con nông dân hay xuống bùn, lội ruộng ở nông thôn, thậm chí, việc giữ chân những sinh viên ở những năm đầu tại các trường đại học những năm đâu là công việc “khó hơn cả lên trời”. Phần lớn các em bỏ học chỉ vì muốn chạy theo những ngành khác “nhàn hơn” và hot hơn như khối ngành kỹ thuật hay dịch vụ. Thế nhưng, thực tế, kỹ sư nông nghiệp được giới trẻ phương Tây đánh giá cao. Đây không những là ngành mang lại thu nhập cao mà còn có nhiều cơ hội phát triển lớn. Bất kỳ ngành học nào, nghề gì, lý thuyết và thực hành phải luôn song song với nhau. Đối với những ngành thuộc khối kỹ thuật hay dịch vụ chiếm được cảm tình của phần đông sinh viên, đối mặt với các khó khăn với nghề là điều không tránh khỏi. Bên cạnh, việc lựa chọn hay đặt ra những câu hỏi rằng kỹ sư nông nghiệp học khối gì? Học trường gì, quan trọng hơn hết hãy tìm hiểu thật kỹ những cơ hội của ngành thật kỹ và thế mạnh của bạn thân để theo đuổi những cơ hội việc cho hợp lý. 

Như đã nhấn mạnh, nhu cầu tuyển dụng của số lượng kỹ sư nông nghiệp tại các công ty, xí nghiệp nước ngoài, các trung tâm nghiên cứu quốc gia và địa phương…được đăng tuyển trên nhiều website tuyển dụng nổi bật như Timviec365.vn. Đặc biệt những mức lương mới ra trường của sinh viên ngành này dao động khoảng 4- 6 triệu đồng. Hơn thế, nhiều công ty còn trực tiếp đến tận trường để đặt hàng sinh viên về đầu quân. Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là những nỗ lực ngày càng lớn của các doanh nghiệp như Công ty giống cây trồng miền Nam , Công ty cao su Miền Nam, Công ty Bông lúa vàng…gần như đi đến tuyệt vọng khi lượng thí sinh được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng uy tín trên địa bàn cả nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Đối với thị trường việc làm nước ngoài, bên cạnh, xứ sở cờ hoa và vùng đất của những chú Kangaroo đã nhắc ở trên, nhiều nước khác, cũng có nhu cầu tuyển dụng của ngành này rất cao, có thể kể đến như là: Nhật Bản với mức lương cho một kỹ sư nông nghiệp chuyên nghiệp rơi vào khoảng 20- 25 Man/tháng ( Khoảng 44- 55 triệu đồng/tháng), Các nước Trung Đông, mức lương cho ngành kỹ sư nông nghiệp rơi vào khoảng 30-34 triệu đồng/tháng…Ngay cả nước bạn Lào sẵn sàng chấp nhận lao động là những kỹ sư nông nghiệp Việt Nam với mức lương cao ngất ngưỡng lên tới 18-23 triệu đồng. Tất cả những điều đó, nói lên cơ hội việc làm to lớn của ngành kỹ sư nông nghiệp. Thiết nghĩ, để có thể đảm bảo được một thí sinh có thể lựa chọn được ngành nghề đúng đắn, việc dừng lại tư duy bắt “trend” của thị trường việc làm thế giới và tập trung vào tìm hiểu thật kỹ về những việc làm cụ thể của ngành mà mình theo đuổi, cơ hội của việc làm đó tại thời điểm hiện tại và khi ra trường trên thế giới và nước nhà là cực kỳ quan trọng. Thực tế, nhiều ngành chỉ hót trong một thời điểm rồi bị dập tắt bởi sự thay thế của những ngành khác hot hơn hay xu hướng chọn ngành của người thân, bạn bè, trào lưu...đang làm cho định hướng có việc làm ngay sau khi ra trường với mức thu nhập cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn hợp phù hợp với khả năng trở nên thiếu chính xác. Nhiều trường hợp, những câu hỏi dạng như kỹ sư nông nghiệp thi khối gì? Hay trường gì đào tạo kỹ sư nông nghiệp ở Việt Nam được thí sinh quan tâm hơn khả năng thích nghi với việc làm sau này trở thành “vấn nạn” bỏ học thậm chí thất nghiệp của sinh viên nông nghiệp hiện nay lại càng tô đậm thêm định kiến việc làm kỹ sư nông nghiệp là vất vả, kém thú vị trong xã hội hiện nay của nhiều bạn trẻ. Muốn thấu được điều đó, bạn nên dành một chút thời gian để tìm hiểu những việc làm Lào Cai cụ thể của một kỹ sư nông nghiệp sau đây để đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp cũng như lựa chọn ngành nghề cho chính xác nhé.

Tại Việt Nam, một thị trường đang rất cần những kỹ sư nông nghiệp có trình độ chuyên môn trong ngành đó chính là tìm việc làm tại Kon Tum với nhu cầu tuyển dụng rất cao bởi người dân nơi đây chủ yếu phát triển kinh tế dựa vào nghề nông.

4. Học kỹ sư nông nghiệp ra làm gì? 

Học kỹ sư nông nghiệp ra làm gì?

Bên cạnh chuyên môn về ngành đào tạo, niềm đam mê với khoa học, đặc biệt là sự ứng dụng của khoa học sinh học vào nông nghiệp: cây trồng và vật nuôi là một trong những nhân tố quan trọng của một kỹ sư nông nghiệp. Bên cạnh đó, sở thích gắn bó với thiên nhiên với cây trồng, vật nuôi, muốn tạo nên sự thay đổi trong nền sản xuất nông nghiệp, ước muốn được gắn bó với những người nông dân…là những nhân tố cần thiết để tạo cho những kỹ sư nông nghiệp Việt Nam có thể chuyên tâm làm những công việc mà họ đam mê mỗi ngày và bỏ ngoài tai những định kiến không tốt mà nhiều người hiểu nhầm về ngành.

Những kỹ sư nông nghiệp ra trường sẽ chịu trách nhiệm cho những vị trí sau đây: 

+ Chăm sóc cây trồng vật nuôi

 Nếu xác định trở thành một kỹ sư nông nghiệp, bạn phải là người có nhận thức sâu sắc nhất về môi trường làm việc của mình, cũng như công việc cụ thể của mình. Địa điểm làm việc của họ là những phòng thí nghiệm với  với những mô hình lai tạo hiện đại với đầy đủ điều kiện nhân tạo lý tưởng song cũng là những ao hồ, chuồng trại và ruộng lúa. Và trong những điều kiện đó, họ phải làm sao để đảm bảo được cây trồng hay vật nuôi đều được nuôi dưỡng chăm sóc dưới những yếu tố tốt nhất để mang lại năng suất. Để có thể chăm sóc đúng cách, chuyên môn, sự am hiểu về cây trồng, vật nuôi chưa đủ mà cần phải sự tận tình, tâm huyết với những cây trồng và loài vật đó. 

+ Giao phối, lại giống cho vật nuôi, sản xuất ra thế hệ giống mới chất lượng cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kỹ sư nông nghiệp, đặc biệt là kỹ sư chăn nuôi. 

+ Chuyên gia, gặp gỡ tư vấn cho bà con nông dân là việc làm khác của những kỹ sư chuyên nghiệp. Hoạt động này thường thấy tại các hợp tác xã ở nông thôn, khi chính quyền mời chuyên gia đến nói chuyện để khuyên bà con cách thức để cải tạo đất, phổ biến giống mới, tư vấn về cách phòng chống dịch, mầm bệnh cho gia súc, gia cầm. Bởi vì việc làm này mà những kỹ sư nông nghiệp vẫn được gọi là người bạn đồng hành thân thiết của nhà nông.

Bên cạnh những hoạt động đó, kỹ sư nông nghiệp là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra phương pháp tốt cho các sản phẩm cây trồng và vật nuôi trong các điều kiện tại các phòng thí nghiệm và là chủ thể - những người chỉ đạo, triển khai các dự án nông nghiệp cũng như hướng nghiệp cho người nông dân trên địa bàn cả nước.

Để có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm cho bản thân khi ở mọi ngành đào tạo nói  chung và kỹ sư nông nghiệp nói riêng, không cách nào khác, bạn phải đảm bảo được yếu tố đam mê, nhiệt huyết với ngành đó. Bên cạnh là nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động thế nào. Và đừng quên cập nhật những tin tức việc làm Yên Bái và tỉnh thành mà bạn mong muốn trên các kênh tuyển dụng và tìm việc làm lớn như Timviec365.vn để nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp tốt nhất. Với những phân tích trên đây, kỹ sư nông nghiệp thi khối nào, kỹ sư nông nghiệp ra làm gì và những cơ hội lớn của việc làm kỹ sư nông nghiệp, có thể thấy, đấy chính là lựa chọn “đáng đồng tiền bát gạo” cho nhiều thí sinh tại Việt Nam có niềm yêu thích khoa học nông nghiệp.

Hi vọng những thông tin trên đây về kỹ sư nông nghiệp thi khối gì và những vấn đề xoay quanh kỹ sư nông nghiệp mà bài viết mang lại sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. Đừng quên thường xuyên cập nhật, những thông tin mới nhất về việc làm trên timviec365.vn nhé. Thân ái!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;