
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Timviec365.vn
Làm thế nào để phân biệt được kỹ năng lãnh đạo và kinh nghiệm quản lý. Làm sao để lãnh đạo đừng để mình trở thành quản lý? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thông thường, để trở thành người đứng dầu một doanh nghiệp người lãnh đạo trong từng giai đoạn phát triển của công ty đều phải từng trải qua nhiều vị trí làm việc khác nhau chẳng hạn như khởi đầu với vị trí nhân viên tập sự, quản lý công việc, giám đốc điều hành hay thành viên hội đồng quản trị... Khi doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô sẽ sở hữu thương hiệu của riêng mình, có chế độ quản lý riêng, phân chia vị trí công việc cao thấp rõ ràng, hình thành dần văn hóa công sở, thì việc phân biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý ngày càng được quan tâm.
Quản lý là danh từ chỉ người thực hiện phụ trách việc sắp xếp, điều hành cho một khâu nào đó trong quá trình sản xuất tuân thủ đúng quy trình cần thiết. Còn lãnh đạo là để chỉ người đưa ra các chính sách phát triển để công ty doanh nghiệp mình được cải thiện ngày một tốt hơn. Nói dễ hiểu thì lãnh đạo là chức danh mà hội tụ ở đó những kinh nghiệm bề rộng và chiều sâu của quản lý. Có 5 điểm khác biệt chính giữa hai vị trí này ta có thể thấy ngay đó chính là:
(1). Người lãnh đạo: phải có kỹ năng lãnh đạo là cái nhìn sâu rộng có tầm nhìn chiến lược, lấy đại cục làm trọng, tư duy phải mang tính tổng quát.
Người quản lý: phải phẩm chất chiến thuật, quán xuyến mọi khía cạnh của công ty và là người phải có tính chuyên môn cao.
(2). Người lãnh đạo: lấy việc điều hành công việc làm nghệ thuật quản thúc, thường đảm nhận những vai trò trung gian, tác phong nhã nhặn, quản lý từ xa.
Người quản lý: Được đào tạo, có kỹ năng kinh nghiệm thực tế dày dặn, là người trực tiếp giám sát.
(3). Người lãnh đạo: khiến chúng ta thấy họ làm việc thật hoàn hảo chu toàn, phù hợp, hiệu quả.
Người quản lý: cố gắng làm sao để công việc của mình được hoàn thành hiệu quả nhất có thể, phù hợp, tận dụng mọi kỹ năng để giải quyết khó khăn.
(4). Người lãnh đạo: là người giúp công ty gắn kết tình cảm tập thể, người phát biểu và được ưu tiên trong mọi cuộc góp vui.
Người quản lý: khách quan, công bằng, lạnh lùng; lo lắng đóng góp cho mọi mặt trong hoạt động tập thể.
(5). Người lãnh đạo: phải có kỹ năng lãnh đạo là sáng tạo ra những sáng tạo vượt thời gian vượt thời đại; nếu thất bại thì có thể nghĩ ra kế hoạch khác hay hơn.
Người quản lý: duy trì trật tự, hiệu quả cho công việc vô cùng hối hận khi mắc phải sai lầm.
Xem thêm: Làm sao để nhận diện đúng nhân tài
Điều này đồng nghĩa với việc người làm lãnh đạo là người trong công ty chịu trách nhiệm nghĩ ra hàng loạt ý tưởng mới lạ và đưa vào kế hoạch chung mà công ty sẽ thực hiện trong giai đoạn tương lai. Người lãnh đạo để làm được điều đó phải luôn đảm bảo mình có tầm nhìn xa trông rộng, luôn nghĩ ra chiến lược và chiến thuật mới. Do đó họ cần nắm vững các xu hướng phát triển của thời đại hay phải nghiên cứu nắm vững các kỹ năng mới nhất.
Bên cạnh đó, người làm công tác quản lý chính là đối tượng có trách nhiệm phải duy trì hành động mà đã được tổ chức công ty thiết lập công việc từ trước để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành một cách chu đáo diễn ra đúng kế hoạch. Người quản lý có trách nhiệm luôn theo dõi sát sao nhân viên dưới quyền theo đó duy trì sự kiểm soát với nhân viên nhằm đảm bảo các bộ phận trong công ty được hoạt động theo đúng mục tiêu công ty đề ra. Vì trực tiếp làm việc với nhân viên nên quản lý hiểu nhân viên hơn lãnh đạo, quản lý sẽ nắm được ai là người phù hợp nhất với từng công việc cụ thể.
Ông Wade cho rằng, người lãnh đạo là người truyền cho nhân viên vô vàn cảm hứng để làm việc tốt hơn, để nhân viên biết cách làm việc tốt nhất để cống hiến cho công ty và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ nâng cao năng suất làm việc. Đồng nghĩa với việc là bạn đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối với các nhân viên dưới quyền, điều này là đặc biệt quan trọng nếu muốn doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt và cần thiết xốc lại niềm tin của nhân viên để họ cống hiến tốt hơn cho công ty.
Mặt khác, ở vai trò người quản lý, Drucker lại nói rằng, nghề của quản lý là duy trì việc kiểm soát nhân viên nhằm giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng và tiềm lực lớn nhất để từ hiệu quả công việc của nhân viên mang lại lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp. Để điều này được diễn ra hiệu quả, người quản lý cần phải nắm bắt tốt và hiểu rõ tính cách khả năng năng lực làm việc của cấp dưới am hiểu cả đam mê và mong muốn về mức lương của cấp dưới của mình.
Ông Wade cho rằng nếu công ty vấp phải sai phạm sai sót nào đó, thì lãnh đạo sẽ là người hỏi “chúng ta rút ra được bài học gì sau sai lầm này?” và “phải làm gì để thực hiện tốt nhất có thể những mục tiêu trong tương lai của công ty mình?”
Tuy nhiên, theo chuyên gia Wade, người quản lý thì mang trong mình suy nghĩ khác so với nhà lãnh đạo. Nghề của họ phải hỏi “như thế nào”, “bao giờ” mới đúng để đảm bảo kế hoạch sẽ diễn ra xuôi chèo mát mái.
Trên đây là những thông tin cần thiết để giúp bạn giải đáp thắc mắc về kỹ năng lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý. Hy vọng bạn đọc đã phân biệt được vai trò lãnh đạo và quản lý. Chúc bạn sớm đạt được thành công trên con đường bạn đã chọn. Trân trọng!
>> Tài liệu tham khảo:
Chia sẻ
Bình luận