Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đừng bỏ lỡ bí quyết viết mẫu CV tiếng Anh cho Kế toán trưởng hay nhất

Tác giả: Trần Thùy Linh

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Tạo CV online

1. Hướng dẫn viết mẫu CV tiếng Anh cho Kế toán trưởng

Như đã đề cập trong phần lời dẫn, CV Kế toán trưởng tốt nhất cần nêu bật một số kỹ năng tốt nhất cần thiết cho vị trí Trưởng phòng như khả năng lãnh đạo, năng lực chuyên môn và sự quen thuộc với phần mềm kế toán. Trình độ học vấn tối thiểu cần thiết để trở thành Kế toán trưởng là phải có bằng Cử nhân về Tài chính hoặc Kế toán hoặc bằng cấp liên quan.

CV tiếng Anh cho Kế toán trưởng
CV tiếng Anh cho Kế toán trưởng

Để nắm rõ hơn cách viết CV Kế toán trưởng, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cách viết mẫu CV này nhé!

1.1. Hướng dẫn viết CV Kế toán trường chuyên nghiệp

Vai trò Kế toán trưởng (Chief Accountant) chịu trách nhiệm về các công việc phân tích, kế toán, lãnh đạo… Nhìn chung để có thể trở thành Kế toán trưởng bạn cần tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn trong một thời gian dài.

Để hoàn thiện CV ứng tuyển cho công việc Kế toán trưởng, trong CV của bạn phải bao gồm không được thiếu 4 trường thông tin chính sau đây:

+ Thông tin liên lạc của bạn (Contact Information)

+ Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

+ Trình độ học vấn (Education)

+ Danh sách các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm (Skills)

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu cách viết từng phần nhé!

1.1.1. Thông tin liên hệ – Contact Information

Phần thông tin liên hệ rất quan trọng trong CV Kế toán trưởng của bạn. Nhà tuyển dụng phải có phương thức để có thể liên hệ với bạn càng sớm càng tốt nếu họ muốn hỏi thêm thông tin hoặc mời bạn tham gia phỏng vấn trực tiếp.

Ghi chính xác thông tin liên hệ
Ghi chính xác thông tin liên hệ

Trong phần này bạn cần cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin sau:

+ Họ và tên (First and last name)

+ Email

+ Số điện thoại (Telephone number)

Ngoài ra bạn có thể cân nhắc thêm vào một vài thông tin không bắt buộc khác như: địa chỉ nhà riêng. quê quán, tài khoản mạng xã hội… 

1.1.2. Giới thiệu đôi nét về bản thân

Khoảng trống cho phần này không quá dài, bởi vậy bạn chỉ cần viết đủ ý là được. Có một “tip” khá hay cho bạn đó à hãy dựa vào phần yêu cầu đối với công việc của nhà tuyển dụng để tự PR cho bản thân mình. Hãy sử dụng những cấu trúc tiếng Anh ngắn gọn và các cách diễn đạt dễ hiểu.

Ví dụ:

“A highly motivated and results driven chief financial officer who has over five years of invaluable experience in leading and developing a successful finance, treasury and audit teams.Skills in numerous financial and accounting fields, including : preparing actual budgets, monitoring key accounts and credit control. Compliance to the organisation policies and procedures. Having the ability to handle complex assignments effectively and possessing the confidence to work as part of a team or independently. I am presently looking for a suitable opportunity position with a forward thinking organisation where I can excel, deliver,and achieve my potential.”

Giới thiệu đôi nét về bản thân
Giới thiệu đôi nét về bản thân

Tạm dịch:

“Là một Kế toán trưởng có năng lực và hiệu suất làm việc cao, có hơn 5 năm kinh nghiệm lãnh đạo và phát triển một đội ngũ nhân viên tài chính, kho bạc và kiểm toán. Tuân thủ các quy định của doanh nghiệp. Có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả và có thể làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập. Hiện tại, tôi đang tìm kiếm một vị trí cơ hội phù hợp trong một doanh nghiệp có cách làm việc tiến bộ, nơi tôi có thể phát huy khả năng của mình."

1.1.3. Kinh nghiệm làm việc – Work Experience

Phần kinh nghiệm làm việc là một phần thiết yếu trong CV Kế toán trưởng. Đây là thông tin mà nhà tuyển dụng thực sự quan tâm và chú ý nhất, cũng chính là thế mạnh riêng biệt của mỗi ứng viên.

Trong phần này, hãy cung cấp thông tin về 3 hoặc 4 công việc bạn từng làm ở gần thời điểm phỏng vấn nhất. Ưu tiên sắp xếp các kinh nghiệm làm việc theo thứ tự công việc gần thời điểm phỏng vấn lên trên và lùi dần về trước.

Kinh nghiệm làm việc rất được nhà tuyển dụng chú ý
Kinh nghiệm làm việc rất được nhà tuyển dụng chú ý

Tuy nhiên, nếu trong mỗi công việc bạn chỉ sử dụng các gạch đầu dòng và nêu ra những công việc bạn đã từng đảm nhiệm thì CV của bạn cũng chẳng có gì nổi bật cả. Đó là những công việc mà nhà tuyển dụng nào cũng biết. Điều họ mong chờ ở một ứng viên có nhiều kinh nghiệm đó là những thành tích hay thành tựu nổi bật mà bạn từng đạt được trong quá trình làm việc trước đây.

1.1.4. Trình độ học vấn – Education

Các nhà tuyển dụng có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới những ứng viên được đào tạo bài bản. Nếu bạn đã làm việc được một vài năm và có một số thành tựu nhất định để đưa vào phần kinh nghiệm làm việc, hãy sắp xếp phần trình độ học vấn của bạn sau kinh nghiệm làm việc.

Các chi tiết cần đề cập đến trong phần này bao gồm:

+ Trường bạn đã tốt nghiệp

+ Loại tốt nghiệp: Chính quy/ Tại chức/ Liên thông

+ Năm tốt nghiệp

1.1.5. Kỹ năng cá nhân – Skills

Khi liệt kê các kỹ năng trong CV Kế toán trưởng, hãy nhớ luôn trung thực khi đánh giá mức độ năng lực của bản thân.

Kỹ năng cá nhân cũng là thông tin không thể thiếu trong CV
Kỹ năng cá nhân cũng là thông tin không thể thiếu trong CV

Hãy lựa chọn những kỹ năng mà bạn cho rằng nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy nhất ở một ứng viên tiềm năng cho vị trí Kế toán trưởng. Bạn cũng nên ưu tiên trình bày các kỹ năng mình thành thạo nhất ở phần đầu trường thông tin này.

Kế toán trưởng chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về các chức năng của Bộ phận kế toán. người Kế toán trưởng sẽ phải chuẩn bị báo cáo tài chính, xem xét các giao dịch, kiểm tra bảng cân đối kế toán và sổ cái, và thực hiện các đối chiếu cần thiết. Họ là một bộ phận của ban quản lý, những người đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp.

Một cá nhân muốn làm việc ở vị trí này phải có kiến thức vững vàng về các nguyên tắc kế toán và các phẩm chất cần thiết như tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề… Hơn nữa, CV cũng phải liệt kê những thành tích và đặc điểm định lượng chính như khả năng làm việc dưới áp lực, khả năng lãnh đạo nhóm…

1.1.6. Những phần thông tin khác

Bên cạnh những trường thông tin đã được đề cập đến ở trên, bạn cũng có thể thêm vào một số trường thông tin khác để lấp kín khoảng trắng trong CV xin việc. Thông thường bạn có thể thêm trường thông tin về các chứng chỉ và giải thưởng, các thành tích đã đạt được, thông tin người tham chiếu...

1.2. Bí quyết để viết CV Kế toán trưởng chuyên nghiệp và ấn tượng

CV xin việc Kế toán trưởng phản ánh con người của bạn. Vì vậy đừng ngại thể hiện dấu ấn cá nhân của bạn. Hãy viết một CV thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn trong ngành Kế toán, đó chính là lợi thế riêng của chính bạn.

Bí quyết để viết CV Kế toán trưởng chuyên nghiệp
Bí quyết để viết CV Kế toán trưởng chuyên nghiệp

Cho dù bạn mới bắt đầu trong lĩnh vực này hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, thì vẫn có những mẹo và thủ thuật dành cho mọi cấp độ kinh nghiệm trong CV xin việc.

1.2.1. Lựa chọn định dạng CV tốt nhất

Bạn hiếm khi có thể mắc sai lầm khi sử dụng định dạng thứ tự thời gian đảo ngược cho phần kinh nghiệm. Trừ khi bạn có một con đường sự nghiệp khác thường, nói chung thì công việc cuối cùng của bạn gần thời điểm phỏng vấn nhát sẽ có hiệu quả cao hơn. Đơn giản là vì điều này cho phép nhà tuyển dụng ngay lập tức nhận ra được giá trị của ứng viên và phán đoán được người ấy có thể cống hiến được những gì cho công ty.

1.2.2. Lưu ý khi viết giới thiệu về bản thân

Phần giới thiệu về bản thân là phần “thú vị” nhất trong CV ứng tuyển vì nó cho phép bạn tự hào một cách khiêm tốn, cũng như miêu tả bản thân và khả năng của bạn theo cách tốt nhất có thể.

Phần giới thiệu về bản thân là trường thông tin duy nhất trong CV không được viết dưới dạng các gạch đầu dòng. Nó phải bao gồm tối đa 3 đến 5 câu – mặc dù về mặt lý thuyết, một bài giới thiệu bản thân thậm chí không cần các câu hoàn chỉnh. Bạn không cần phải nói "Tôi là" hoặc "Tôi đã làm việc". Người đọc sẽ biết bạn đang nói về ai.

Sử dụng cách diễn đạt chủ động

Sử dụng các tính từ mạnh (“kinh nghiệm”, “dẫn dắt”) và động từ hành động (“quản lý”, “dẫn dắt”) để nói lên thành tích của bạn trong công việc. Bạn không nên tỏ ra kiêu ngạo hoặc tự phụ, nhưng cũng không nên tự hạ thấp bản thân.

1.2.3. Lưu ý khi viết kinh nghiệm làm việc

Trong CV xin việc, đây là khoảng trống tốt nhất để hiển thị những gì bạn đã học được ở các vị trí trước đây. Liệt kê các công việc trước đây bạn đã đảm nhiệm trong lĩnh vực của mình, công việc cuối cùng ưu tiên liệt kê trước. Hãy đề cập đến tên công ty, thành phố, tiểu bang và quốc gia nếu thích hợp, và những năm bạn làm việc ở đó. (Bạn không cần phải liệt kê ngày bắt đầu và ngày nghỉ việc thực tế, chỉ cần ghi năm cũng được.)

Dưới mỗi công việc, hãy sử dụng một danh sách gạch đầu dòng về những thành tích của bạn trong công việc này. Tránh nói "Chịu trách nhiệm về" và thay vào đó hãy chủ động hơn mô tả những gì bạn thực sự đã làm ở đó bằng cách ưu tiên sử dụng các động từ hành động mạnh. Hãy định lượng những kinh nghiệm làm việc của bạn, sử dụng các dữ kiện và số liệu nếu có thể (số liệu về doanh thu, tỷ lệ phần trăm tăng trưởng, số lượng khách hàng... ).

1.2.4. Bố cục và thiết kế của CV

Trong tất cả những phẩm chất mà nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm ở một nhân viên kế toán, “cẩu thả”chắc chắn không phải là một trong số đó. Bố cục và thiết kế CV của bạn phải gọn gàng, có tổ chức và dễ theo dõi.

Tạo CV online nhanh chóng tiện lợi
Tạo CV online nhanh chóng tiện lợi

Nếu bạn muốn tìm kiếm những chiếc CV tiếng Anh cho Kế toán trưởng thì hãy tham khảo ngay những mẫu CV mới nhất được chia sẻ hoàn toàn miễn phí trên trang web timviec365.vn nhé!

2. Những điều nên làm sau khi hoàn thành CV

Sau khi đã hoàn thành xong phần cuối cùng của CV xin việc, bạn nghĩ mình đã xong việc rồi ư? Thực tế thì chưa đâu nhé. Sau khi hoàn thiện các phần trong CV, bạn cần xem lại và thực hiện một số điều chỉnh nhất định để CV có thể hoàn thiện nhất. 

Cụ thể:

- Hiệu chỉnh: Xem lại CV nhiều lần để tránh còn sót lại những lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay những lỗi diễn đạt khó hiểu.

- Chỉnh sửa CV của bạn: Kiểm tra lại mọi nội dung xem có chỗ nào diễn đạt trùng hay lạc đề không? Mọi thứ được viết có ý nghĩa hay không? Có thông tin nào bị thừa không? CV có quá ít thông tin?

- Kiểm tra kỹ các ngày tháng: Kiểm tra lại một lần nữa ngày bắt đầu và ngày kết thúc của bạn cho các công việc từng làm trước đây, ngày tháng cho các trình độ học vấn khác nhau…

Kiểm tra lại kỹ CV sau khi hoàn thành
Kiểm tra lại kỹ CV sau khi hoàn thành

- Tên của file CV: Kiểm tra lại xem bạn đã lưu CV của mình bằng tên nào? Hãy đảm bảo lưu tên CV xin việc bao gồm tên của bạn, vị trí công việc ứng tuyển và tên công ty.

- Kiểm tra lại thông tin liên hệ: Nếu bạn đã chuyển chỗ ở thì cũng nên kiểm tra và cập nhật lại thông tin về chỗ ở mới. Đồng thời cũng kiểm tra lại số điện thoại và email của bạn. Đảm bảo những thông tin liên hệ luôn được cập nhật mới nhất nhé!

- Định dạng lưu trữ: Định dạng lý tưởng nhất để lưu trữ và gửi CV của bạn cho nhà tuyển dụng đó là định dạng tài liệu PDF. Ngoài ra, nếu nhà tuyển dụng có yêu cầu về định dạng CV thì bạn cũng nên gửi cho nhà tuyển dụng đúng định dạng được yêu cầu.

- Bản sao dự phòng: Hãy giữ một bản sao lưu CV ứng tuyển của bạn và nhớ là thường xuyên cập nhật CV của bạn khi bạn hoàn thành nhiều công việc hơn.

CV chính là “bộ mặt đại diện” cho mỗi ứng viên vì vậy việc bạn chăm chút cho chiếc CV xin việc của mình là điều nên làm. Bạn có thể soạn trước một mẫu Cv nhưng cần thường xuyên cập nhật và điều chỉnh CV xin việc của mình phù hợp với mỗi vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

Mẫu CV tiếng Anh cho Kế toán trưởng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của các nhà tuyển dụng. Mỗi ứng viên đều có những lợi thế của riêng mình, và người biết tận dụng hết các lợi thế của mình mới là người chiến thắng sau cùng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn trong quá trình chuẩn bị cho phỏng vấn xin việc.

Viết thư từ chối đơn đặt hàng

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý