Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Các mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Viết kịch bản chương trình tổ chức sự kiện có vai trò khá quan trọng. Đó là lý do mà người có nhiệm vụ thực hiện nó phải là người đã có kinh nghiệm dày dặn đồng thời phải có những kỹ năng viết thành thạo. Tuy nhiên ngay cả những người có thâm niên thì không phải lúc nào kịch bản mà bạn viết ra cũng có thể truyền tải được trọn vẹn thông điệp cũng như đạt được mục đích cuối cùng của sự kiện. Vậy nên với hướng dẫn và một số mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được khó khăn đó. 

1. Tổng quan về mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện

1.1. Các thông tin cần có trong mẫu kịch bản chương trình

Các thông tin cần có trong mẫu kịch bản chương trình
Các thông tin cần có trong mẫu kịch bản chương trình

Một kịch bản trên thực tế đó chính là bản tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan về chương trình tổ chức sự kiện đó. Vậy nên điều đầu tiên mà các bạn cần làm trước khi đặt bút cho kịch bản của mình đó là phải thu nhập đầy đủ các thông tin. Thông tin càng đầy đủ thì  kịch bản càng chi tiết và những người chịu trách nhiệm trong từng khâu sẽ nhờ vậy mà thực hiện công việc triệt để, chỉn chu hơn. Đối với thông tin về chương trình tổ chức sự kiện, ngoài việc thu nhập đơn thuần các bạn cũng cần nghiên cứu và phân tích để vạch ra một định hướng chính xác nhất. Các thông tin chính cần có trong kịch bản này đó là:

  • Mục đích của chương trình sự kiện 
  • Thông điệp của chương trình sự kiện 
  • Đối tượng hướng đến của chương trình sự kiện 
  • Địa điểm tổ chức chương trình sự kiện 
  • Thời gian tổ chức chương trình sự kiện 
  • Cách thức tổ chức chương trình sự kiện
  • Ngân sách tổ chức chương trình sự kiện 
  • Timeline của chương trình 

1.2. Kết cấu nội dung 

Kết cấu nội dung
Kết cấu nội dung

Một kịch bản chương trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp chưa đề cập đến việc hấp dẫn như thế nào nhưng trước tiên phải đầy đủ nội dung. Bao gồm: Mở đầu, Nội dung chính và Kết thúc. Trong đó phần mở đầu hay còn được gọi là mở màn thường được bố trí bởi các tiết mục văn nghệ. Mục đích là để tập trung khán giả cũng như khuấy động chương trình. Đồng thời nó cũng là thời gian để cho những người có nhiệm vụ chuẩn bị vào vị trí. Phần này có thể có MC dẫn hoặc không, vì nó là một phần phụ song vẫn phải ghi vào trong kịch bản để thành viên ban tổ chức có thể ước lượng thời gian và khớp với chương trình chính. 

Phần thứ hai là một phần quan trọng nhất - nội dung chính của chương trình. Phần này sẽ có khai mạc - các tiểu phần và bế mạc chương trình. Bắt đầu từ đây, vai trò của MC và kịch bản dẫn chương trình sẽ được sử dụng. Phần này cần được ghi rõ theo timeline, khách mời, mô tả, lưu ý chuẩn bị, … ở trong kịch bản tổng quát. Đặc biệt khách mời phải được ghi rõ tên, đơn vị công tác hoặc quyền hạn để tránh sai sót khi giới thiệu. Và cuối cùng bế mạc lại chương trình bằng những lời chia sẻ và thông điệp. Đôi khi bế mạc chương trình cũng kèm theo một tiết mục văn nghệ hay lời phát biểu nào đó của một người có vai trò lớn nhất trong sự kiện đó (hoặc chủ nhân sự kiện). 

Việc làm tổ chức sự kiện tại Hồ Chí Minh

2. Các phân loại mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện 

2.1. Phân loại theo thể loại chương trình 

Phân loại theo thể loại chương trình
Phân loại theo thể loại chương trình 

Khi các bạn xây dựng một kịch bản chương trình tổ chức sự kiện điều quan trọng đó là các bạn sẽ phải xác định được loại chương trình đó là gì. Bởi lẽ mỗi loại chương trình sẽ có bố cục cũng như cách thức triển khai khác nhau. Chẳng hạn đối với chương trình sự kiện tri ân nó sẽ khác với chương trình sự kiện ra mắt sản phẩm mới. Về đối tượng người tham gia khác nhau, quy mô tổ chức khác nhau cũng như mục đích cuối cùng của sự kiện cũng khác nhau. Đồng thời kể cả là cùng một loại hình là ra mắt sản phẩm mới nhưng với sản phẩm dịch vụ nó sẽ khác với sản phẩm vật chất. Vậy nên việc phân loại kịch bản chương trình tổ chức sự kiện theo thể loại của chương trình đó sẽ giúp các bạn có được một bản kế hoạch đánh trúng tâm lý khách hàng hơn, vô hình chung giúp bạn tiết kiệm được tối đa nguồn lực và nguồn tiền nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao.  

2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng 

Phân loại theo mục đích sử dụng
Phân loại theo mục đích sử dụng 

Ngoài cách phân loại trên thì các bạn cũng có thể xác định loại kịch bản của mình theo mục đích sử dụng. Ở đây các bạn cần phải nắm được rằng đối tượng sẽ sử dụng kịch bản của mình là ai, từ đó xác định mục đích, mục muốn sử dụng để lên một kịch bản cụ thể nhất. Thông thường trong một chương trình tổ chức sự kiện sẽ có 3 nhóm đối tượng cần đến kịch bản đó là:

MC/Dẫn chương trình: Sẽ cần đến một kịch bản để có thể dẫn dắt, liên kết giữa các phần trong một chương trình, mục đích lôi kéo và giữ chân khán giản 

Các thành viên tổ chức sự kiện: Sẽ cần đến một kịch bản về timeline chương trình cũng như tổng quát về chi phí, chuẩn bị, … để có thể phân công nhiệm vụ rõ ràng và xác định công việc cho từng thành viên. 

Đội ngũ kỹ thuật: Sẽ cần đến một kịch bản về các tiết mục trong chương trình, cũng dưới dạng timeline song sẽ nhấn mạnh về chỉ đạo, điều phối âm thanh ánh sáng 

Nhìn chung, người viết kịch bản sẽ chỉ cần 2 loại kịch bản đó là kịch bản tổng quát (timeline) để gửi cho thành viên tổ chức và đội kỹ thuật, ngoài ra có thêm kịch bản chi tiết về lời dẫn cho MC. 

3. Một số lưu ý khi viết kịch bản chương trình tổ chức sự kiện 

3.1. Mạch liên kết của các phần

Mạch liên kết của các phần
Mạch liên kết của các phần

Có một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải khi viết kịch bản chương trình tổ chức sự kiện đó là mạch liên kết các phần. Vậy nên các bạn cần chú ý hạn chế tình trạng để cho các tiết mục hay các phần trở nên rời rạc với nhau. Như vậy khán giả sẽ rất khó tiếp cận đồng thời thông điệp không được truyền tải một cách trọn vẹn nhất. Đương nhiên muốn xây dựng được mạch liên kết trong kịch bản chương trình bạn cần phải có một ý tưởng và nó được suôn suốt và nhấn mạnh từ đầu chương trình cho đến khi kết thúc. Liên kết đó có thể được tạo nên bởi cách nhắc lại liên tục hoặc chia nhỏ thành các ý con để đúc kết thành một ý chính. Ví dụ: với sự kiện về chia tay sinh viên cuối cấp, khi bạn lấy ý tưởng là hoài niệm thì chủ đề đó sẽ bám víu hết đến các tiết mục trong chương trình, từ âm nhạc, cảm xúc cho đến cả trang phục, … Đó là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với những người làm sự kiện.  

Tìm việc làm nhân viên tổ chức sự kiện

3.2. Thời lượng các phần 

Tiếp theo đó là thời lượng của các phần. Đây cũng là một phần cần lưu ý khi xây dựng một mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện. Bởi lẽ thời gian dự kiến diễn ra chương trình sẽ là cố định, nếu như thời lượng của một phần nào đó bị quá rôi dài sẽ khiến cho các phần sau không được diễn ra trọn vẹn, hoặc sẽ kéo dài thời gian chương trình. Trong ngành, người ta gọi hiện tượng này là cháy chương trình. Vậy nên bạn cần ghi rõ thời lượng cố định của các phần được phép, đặc biệt chú ý với các phần về giao lưu, trò chơi hay phát biểu. Mặc dù đây có thể xem là vai trò của người dẫn chương trình xong người viết kịch bản phải hướng dẫn cũng như chỉ định cặn kẽ về thời gian ngay trong kịch bản timeline của mình. Nếu những phần được phép kéo dài thời gian thì cần có các kế hoạch dự phòng cho các phần sau đó của chương trình. 

3.3. Key Moment của sự kiện 

Cuối cùng, dù là kịch bản hay một bài văn, một bộ phim luôn có một điểm sáng nhất. Đối với kịch bản sự kiện nó gọi là key moment - điểm nhấn trong sự kiện. Khi viết kịch bản các bạn cần xác định rõ key moment của chương trình đồng thời sắp đặt nó đúng thời điểm hợp lý để tạo cú “wow” cho cả chương trình đó. Đồng thời nó cũng là cách khiến cho khán giả ấn tượng hơn với chương trình của bạn. Key moment trong kịch bản chương trình tổ chức sự kiện cần được mô tả một cách chi tiết, đồng thời chỉ đạo hướng dẫn sự hỗ trợ của âm thanh ánh sáng để đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường key moment hay được lựa chọn đặt ở cuối chương trình. Song ở một số sự kiện đặc biệt nó thậm chí được đặt ngay ở đâu hoặc một khoảnh khắc giữa chương trình. 

Key Moment của sự kiện
Key Moment của sự kiện 

4. Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện hay 

4.1. Kịch bản timeline

Dưới đây sẽ là một mẫu kịch bản khai trương nhà hàng. Các bạn có thể từ đó suy ra để xây dựng một kế hoạch riêng của mình. Ví dụ:

Địa điểm: Số 123 Đường ABC, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 

Thời gian dự kiến: Từ 17h đến 19h30 ngày 1/1/2024 

Từ 17h - 18h: PG của nhà hàng mặc đồng phục để tiếp đón khách hàng và hướng dẫn check in, chụp ảnh lưu niệm với tag, backgroud của chương trình, đồng thời đăng ký để nhận quà 

Từ 18h - 18h10: Văn nghệ khai mạc chương trình 

  • Tiết mục 1: Bài hát “Ngày Mai” - Ca sĩ: Tóc Tiên - Phụ họa: Đội múa ABC
  • Tiết mục 2: Nhảy Flashmob “Việt Nam ơi” - Nhóm nhảy ABC 
  • Tiết mục 3: Ảo thuật lá bài - Ảo thuật gia: Hoàng Anh 

Từ 18h10 - 18h20: MC tuyên bố lý do, chủ nhà hàng anh Nguyễn Văn A phát biểu và bật bia khai tiệc 

Từ 18h20 - 18h30: Lễ cắt băng khai trương nhà hàng và treo biển tên nhà hàng 

Từ 18h30 - 19h: Bốc thăm trúng thưởng và trao giải 

Từ 19h - 19h30: Mời khách dự tiệc, trên sân khấu là các tiết mục múa hát từ đoàn văn nghệ bao gồm:

  • Tiết mục 1: Ca khúc “Niềm tin chiến thắng” - Ca sỹ: Thu Hồng 
  • Tiết mục 2: Nhảy Belly dance - Nhóm nhảy ABC 
  • Tiết mục 3: Đồng diễn “Ngọn lửa đam mê” - Nhóm múa Mặt trời xanh 
  • Tiết mục 4: Ca khúc “Gặp nhau giữa rừng mơ” - Song ca: Minh Hằng ft Dương Lâm 
  • Tiết mục 5: Nhảy hiện đại “Solo” - Nhóm nhảy White Tiger 
  • Tiết mục 6: Ca khúc “Mời em với đội của anh” - Ca sỹ: Big Daddy (ca sỹ khách mời) - Đoạn này phun khói, ánh sáng đa sắc chiếu vào ca sỹ. MC đi ra bế mạc chương trình và gửi lời cảm ơn đến các khách mời và người tham dự. 

Dự trù kinh phí:

  • Tiền thuê khách mời: 5.000.000đ
  • Tiền quà tặng give away: 2.000.000đ
  • Kinh phí văn nghệ: 2.000.000đ
  • Kinh phí in ấn và trang trí: 10.000.000đ
  • Các khoản kinh phí khác: 5.000.000đ

=>Tổng: 24.000.000đ

Tìm việc làm online

Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện hay
Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện hay 

4.2. Kịch bản dẫn chương trình 

Nếu các bạn muốn tham khảo một kịch bản dành cho MC để dẫn chương trình thì nó sẽ bao gồm kịch bản timeline trên với các lời dẫn cụ thể chi tiết hơn. Các bạn có thể tải xuống theo file đính kèm dưới đây. 

MC DẪN 20_10.docx

Trên đây là toàn bộ những lưu ý về cách viết cũng như một số mẫu kế hoạch chương trình tổ chức sự kiện. Hy vọng rằng các bạn đã có được những kinh nghiệm và bí quyết giúp cho công việc của mình được thuận buồm xuôi gió. 

Bảng mô tả công việc nhân viên tổ chức sự kiện chi tiết nhất!

Công việc viết kịch bản cho chương trình là nằm trong nhiệm vụ công việc của nhân viên tổ chức sự kiện. Đây cũng là một trong những việc làm khá hot hiện nay, không chỉ do tính chất công việc năng động mà còn đem lại mức thu nhập hấp dẫn. Vậy trong trách nhiệm công việc của vị trí này ngoài viết kịch bản còn những nhiệm vụ nào khác nữa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây!

Mô tả công việc nhân viên tổ chức sự kiện

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;