Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 05 năm 2024
Có thể nói, dạo gần đây bạn luôn cảm thấy bất an về sự nghiệp của mình. Bạn đã có linh cảm rằng người sếp đáng kính đang có ý định cho bạn nghỉ việc. Chắc hẳn, lúc này bạn sẽ không tránh khỏi rơi vào trạng thái lo lắng hoang mang khi không hề muốn nghỉ việc. Vậy thì bạn cần phải hành động để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Nếu sếp có ý định cho bạn nghỉ việc thật thì vì lý do gì và chắc chắn bạn cần phải có những cách ứng xử sao cho phù hợp và nếu có thể “cứu vãn” tình thế cho chính mình.
Một vài biểu hiện khiến bạn dễ dàng nhận ra ý định của sếp. Có thể sếp bỏ ngỏ mãi một lời hứa với bạn như thăng chức, tăng lương chẳng hạn. Hoặc sếp bỗng chỉ định bạn làm những công việc không quan trọng, không nằm trong chuyên môn hay cũng có thể là một lời từ chối nói chuyện với bạn với lý do sếp quá bận rộn. Những dấu hiệu này rất có thể là biểu hiện cho thấy sếp đang “có vấn đề” với bạn và vấn đề tồi tệ nhất chính là ý định cho bạn nghỉ việc. Khi rơi vào tình huống như thế này, tốt nhất bạn nên có một vài cách để giải quyết thẳng thấn, dứt khoát vấn đê này.
Nếu như chưa gặp được sếp hoặc còn chưa chắc chắn về những mối nghi ngại của mình thì bạn có thể gặp gỡ người trưởng phòng, người quản lý trực tiếp của mình. Hãy nói cho họ biết về mối quan tâm của mình. Có thể bạn sẽ nhận được những lời khuyên hoặc những thông tin bổ ích về tình hình thực tế của sếp bạn từ người quản lý.
Bởi họ là những người thường xuyên làm việc và gặp mặt với sếp của bạn. Có thể họ sẽ hiểu được vấn đề nằm ở đâu. Cuộc trò chuyện này có thể giúp bạn trấn an tinh thần một cách hiệu quả. Nếu như những thông tin mà bạn cảm nhận là chính xác thì bạn sẽ biết được mình nên làm gì tiếp theo, một sự chủ động luôn mang tới những hiệu quả tốt nhất, nhất lại là trong trường hợp này đúng không nào.
Sau suốt một quá trình chuẩn bị mẫu cv đẹp hoàn thiện những kỹ năng phô diễn bản thân để tìm việc làm cuối cùng bạn đang được làm việc trong một doanh nghiệp lớn thì bạn có thể cố gắng để được chuyển sang một bộ phận hoặc đơn vị khác nếu như sếp có ý định cho bạn nghỉ việc. Với chiến lược này bạn sẽ có thể giữ được việc làm của mình tại công ty mà bạn yêu thích và cho là tốt nhất. Đồng thời tránh cho bạn bị quá căng thẳng với sếp khi họ không đánh giá cao năng lực của bạn và đang ngầm có ý cho bạn thôi việc.
Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi được những mặt hạn chế như là sự xung đột khi bạn đưa ra yêu cầu xin được chuyển bộ phận. Bạn hãy tôn trọng người sếp của mình, thực hiện có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc của bản thân và giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp. nếu được chuyển giao nội bộ, dù có phải xuống vị trí thấp hơn vị trí hiện tại cũng sẽ là điều đáng làm nếu công ty đó thực sự tốt. Và cơ hội còn dài cho bạn phấn đấu chứng minh lại thực lực của bản thân mình với sếp.
Nếu bạn đã thử các phương pháp và biện pháp khác nhau mà vẫn không thể thay đổi tình hình, đến một ngày, khi sếp quyết định nghỉ việc thay vì tránh bạn, thì không còn lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, dù cho kết quả có là như vậy, bạn cũng nên có cách ứng xử phù hợp, khôn khéo. Bởi vì sao? Nghỉ việc không có nghĩa là bạn chấm dứt mọi thứ ở công ty, nghỉ việc nhưng hình ảnh, tiếng tăm của bạn vẫn còn đó và làm cho công ty, đồng nghiệp ấn tượng tốt với bạn mới là điều quan trọng. Dù ý định cho bạn nghỉ việc đến từ phía khách quan, đó là sếp thì khi bạn cảm thấy không còn cứu vãn được nữa, hãy chủ động xin nghỉ việc một cách tích cực nhất.
Bạn nên lấy một lý do hợp lý để xin nghỉ việc, sử dụng mau don xin nghi viec chuẩn và nộp trước ít nhất 30 ngày. Sau đó, làm việc với bộ phận nhân sự để đảm bảo rằng mình đang thực hiện đúng quy trình nghỉ việc của công ty để bạn không chỉ nhận được quyền lợi hợp pháp như lương, chế độ mà còn ra đi với tác phong chuyên nghiệp, nghiêm túc. Bạn nên làm việc tích cực, nhiệt tình chu đáo cho đến buổi làm việc cuối cùng. Nhớ rằng, chia tay sếp và đồng nghiệp của bạn trong sự thân tình bởi vì trong cuộc sống, có những chuyện bạn vẫn còn cần tới sự trợ giúp của họ. Gần nhất chính là vấn đề xin việc làm ở một công ty khác. Nhà tuyển dụng có thể sẽ kiểm chứng mọi thông tin về bạn qua người tham khảo chính là sếp và đồng nghiệp cũ của bạn đấy nhé.
Như vậy, trước nguy cơ phải nghỉ việc hoặc cho dù bạn có phải nghỉ việc thực sự đi chăng nữa thì hãy suy nghĩ vấn đề theo chiều hướng tích cực. Coi đó là một cơ hội mới cho sự nghiệp của bản thân mình để cuộc sống và công việc của chúng ta luôn suôn sẻ và thuận lợi bạn nhé.
>>> Xem thêm:
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc