Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nếu bạn thất nghiệp ở tuổi 30, bạn cần phải làm những gì?

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 09 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi chúng ta ngấp nghé cái tuổi “băm” mươi nhưng vẫn còn đang loay hoay đi kiếm tìm thứ ánh sáng của hy vọng cho con đường sự nghiệp của chính bản thân mình. Trong khi đó bạn bè ở xung quanh đã bắt đầu có được một cuộc sống và công việc ổn định, đã lập gia đình và thậm chí bước đầu gặt hái được những thành tựu tốt đẹp thì bạn vẫn còn mang theo bên mình gánh nặng về nỗi ám ảnh thất nghiệp, nhận cái tiếng long đong.

Tản mạn đôi chút về cái tuổi 30!

Với cái tuổi 30, có vẻ khá muộn trong mắt nhìn và sự đánh giá của người khác. Bởi lẽ con người thường có sự nghiệp từ độ tuổi 24 – 25, thế nhưng nghề nghiệp là một điều gì đó thực sự rất kỳ lạ. Không phải ai bỏ công sức cũng có thể nhanh chóng nắm bắt được những gì yêu thích. Thế nên việc có người cập kê 30 tuổi vẫn chưa ổn định công việc, vẫn chỉ là một hệ quả nào đó trong sự kỳ lạ của câu chuyện nghề nghiệp mà thôi. Tất cả sẽ không bao giờ bị coi là quá muộn màng, chỉ cần các bạn có thể cho chính mình một cơ hội để bắt đầu thì dù ở tuổi 30, bạn vẫn có thể sẵn sàng đón nhận được một tương lai tươi sáng.

thất nghiệp

Tuổi 30 có lẽ chính là độ tuổi, là quãng thời gian có sức mạnh đánh dấu được nhiều chuyển biến ở trong cuộc sống của con người nhất. Nhiều người vẫn thường quan niệm rằng, ở tuổi 30 là một thời điểm thích hợp nhất để chúng ta bắt đầu nghiêm túc với mọi thứ, trong đó có sự nghiệp, có cuộc sống gia đình. Lúc này chúng ta không chỉ còn nghĩ riêng cho mình như một thời bồng bột mà biết mở rộng suy nghĩ tới những người xung quanh và cho chính cuộc sống của chính mình. Con người ở tuổi 30 bắt đầu nghĩ về chuyện kiếm tiền, hướng đến mục đích ổn định cuộc sống cũng như có những định hướng nhất định cho tương lai. Nhưng, khi bước sang tuổi 30, bạn đột nhiên đưa ra quyết định nghỉ việc vì muốn tạo cho bản thân mình một bước ngoặt mới, thậm chí là chấp nhận việc thất nghiệp dài hạn để theo đuổi một con đường mà bạn chắc chắn đó là một sự lựa chọn tốt nhất để có được sự nghiệp ổn định. Như thế liệu có tạo nên những mối lo ngại hay không? Liệu bạn có bị coi là một kẻ “vô tích sự” vì chẳng có “nghề ngỗng “ gì ở trong tay hay không?  Điều này chẳng sao cả bởi vì ở cuối con đường hầm vẫn luôn có những tia sáng dành cho các bạn, dù cho tia sáng đó chỉ rất mảnh nhỏ mà thôi. Nhưng để có thể tận dụng nắm bắt được nguồn ánh sáng cũng là tia hy vọng duy nhất đó thì các bạn cần phải có suy nghĩ tích cực về tương lai tuyệt vời của mình khi mà thử áp dụng bản kế hoạch của cuộc đời mình sau độ tuổi 30. Hãy thử những bước dưới đây nếu như chúng ta chưa có được một kế hoạch cụ thể nhất bạn nhé.

Điểm danh những “tác nhân” khiến bạn thất nghiệp

Bạn vừa phải đối mặt với cơn bão “chia tay” việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp. Lý giải cho vấn đề này, có rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan và khách quan. Tìm hiểu nguyên nhân ắt sẽ giúp bạn rút ra được nhiều bài học khi tìm việc làm nhanh sau này.

Bạn làm việc chưa đạt hiệu quả như sếp mong muốn

Năng lực đôi khi được đánh giá qua cách bạn thực hiện yêu cầu của sếp. Nếu như nhiều lần bạn chưa đáp ứng được đúng theo mong muốn của sếp thì đây chính là lý do để nhận quyết định sa thải. Trong suốt thời gian làm việc, bạn chỉ đóng góp cho công ty bằng những vi phạm, những sai lầm nhiều hơn là những thành tích đáng nể thì quả thực hãy bằng lòng với quyết định này và xem nó là bài học cho bản thân. Còn nếu như, bạn chưa đáp ứng được đúng yêu cầu của sếp mặc dù đã nỗ lực hết mình thì đừng quá buồn nhé, đây cũng là cơ hội để nhìn lại chính mình và cần cẩn thận hơn nữa ở một công ty khác xứng đáng để người khác săn đón khi là đối tượng các Nhà tuyển dụng mong muốn tìm ứng viên sáng giá.

Bạn có công khai chống đối sếp hay không?

Với cái tuổi băm mươi, bạn cho rằng mình có đủ năng lực để nhận diện vấn đề vì thế khi đứng trước một ý kiến nào đó của sếp mà bạn cho là không thỏa đáng, bạn đã sẵn sàng phản đối lại ý kiến đó trước mặt nhiều người. Lúc này, sếp sẽ nhìn nhận hành vi của bạn như là dấu hiệu bạn đang chống đối lại họ. Có thể không phải bạn cố ý, chỉ là do bản thân cho rằng ý kiến mà sếp đưa ra chưa được hợp lý chẳng hạn. Tuy nhiên, đối với một người cấp cao hơn bạn, khi nhận được sự phản bác ý kiến, ắt họ sẽ có tâm lý bác bỏ hơn là nhận sự đóng góp. Đây sẽ là điều thiệt thòi lớn cho bạn mặc dù ý kiến mà bạn đưa ra là đúng. Dù là mong muốn đóng góp ý kiến tốt nhưng hãy thật sự khéo léo để giải quyết nhé. Chúng ta có thể gặp riêng sếp và lựa lời góp ý: “theo em thì..., em có ý kiến muốn đóng góp, sếp xem có hợp lý không?....Như vậy, sếp bạn sẽ cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn hơn.

Mang thái độ tiêu cực vào công việc

Tiêu cực là điều không hay? Ở bất kể đâu,việc gì thì sự tiêu cực cũng sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Chẳng vị sếp nào muốn có một nhân viên tiêu cực như vậy trong công ty thế nên, họ sẽ sớm sa thải nếu như bạn luôn ca thán hay đi muộn, ngủ quên trong giờ làm, khó chịu khi được giao việc làm. Lúc này bị sa thải thì bạn không còn gì để thắc mắc nữa.

Nếu để công việc vuột khỏi tay thì còn rất nhiều nguyên nhân khác. Chỉ có điều, dù là lý do gì thì bạn cũng nên hiểu rằng cốt lõi của vấn đề vẫn đến từ phía bạn. Bởi vậy hãy học để có thái độ tích cực hơn, lúc đó cơ hội sẽ tiếp tục mở rộng chào đón bạn. Hãy tham gia đăng ký tài khoản trên các trang tuyển dụng để bắt đầu tìm việc làm mới.

Mẹo nhỏ chống thất nghiệp ở tuổi 30

Tạm dừng những bản Drama cho cuộc sống của mình

Nếu đến 30 tuổi rồi mà còn thất nghiệp, bạn đừng bao giờ nghĩ cuộc đời đã đóng lại cánh cửa lớn ngăn bước bạn đi. Thay vào đó, hãy cứ tin tưởng ở phía trước, biết đâu sẽ có những cánh cửa mới sẽ mở ra.  Vì thế thay vì bạn cứ ngồi đó tỏ ra nuối tiếc một thời “vàng son oanh liệt “ đã qua trong sự nghiệp của mình, tại sao bạn không thử một lần đứng lên, nộp DON XIN VIEC để bắt đầu nỗ lực hướng tới những mục tiêu muốn đạt được. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ của mình nhưng lại có thể bắt đầu lại một tương lai theo chính những cách mà các bạn mong muốn có được.

Tuổi thất nghiệp

Do vậy, đừng than vãn về tình trạng thất nghiệp của mình nữa. Tất cả những gì chúng ta nên làm chính là dũng cảm đối mặt với thực trạng hiện tại đó. Đồng thời hãy vạch ra kế hoạch cho tương lai về những thứ mà bạn cần làm trong bước tiếp theo để có thể bắt đầu một quá trình làm lại từ đầu, một cuộc làm lại đã có được những sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và ít nhất là có được độ chín chắn từ tuổi tác của bạn.

Hãy lên kế hoạch cho việc hoàn thiện chính bản thân mình

Bạn có nghĩ rằng thất nghiệp chính là việc chẳng có bất cứ điều gì cho bạn làm? Có thể là như vậy. Nhưng nếu không có việc gì để làm trong cuộc sống này thì quả thực là một điều quá đỗi nhàm chán đúng không nào? Trong khi đó chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo nên một công việc thú vị, chỉ cần bạn có thể kiếm được một công việc mới mẻ để hoàn thiện bản thân cũng như kiếm ra tiền. Một vài hoạt động tích cực sẽ giúp bạn xây dựng nên một bản kế hoạch hoàn hảo hơn, ví như duy trì thói quen thức dậy vào sáng sớm giống như khi còn đi làm, tham gia vào các khóa đào tạo có chứng chỉ để vừa nâng cao kỹ năng vốn có đồng thời có thể thêm những điểm cộng cho bản CV xin việc trở nên đẹp và hấp dẫn hơn, có thể thông qua đó để nghiên cứu được nhiều điều hơn, va chạm nhiều thứ và đúc kết cho chính mình những bài học quý báu nhất. Bạn có thể bắt đầu hoàn hảo với những bản CV mẫu mà CV365 cung cấp chắc chắn sẽ là cầu nối không thể thiếu giúp bạn hoàn thiện CV của mình một cách tốt nhất. Tất cả những hoạt động tích cực này đều góp phần xây dựng và củng cố vững chãi luồng tư tưởng cho bạn để bạn vững tin hơn vào việc xây dựng kế hoạch thành công và cần thiết cho chính mình.

Đầu tư thời gian để làm đẹp thêm nhiều mối quan hệ

Khoảng thời gian thất nghiệp thường sẽ rất nhàn rỗi và kèm theo đó là sự buồn chán, tẻ nhạt. Nếu như chẳng tạo cho mình thú vui thì chắc chắn con người sẽ rất dễ tiêu cực trong suy nghĩ. Vậy thì chẳng có lý do gì để chúng ta tìm kiếm những niềm vui tích cực cho cuộc sống trong quãng thời gian này cả. Đã gọi là niềm vui tích cực thì sẽ có nhiều điều sẽ mang đến cơ hội cho chúng ta phát triển, biết đâu một trong những thú vui đó sẽ đem lại cho bạn một cơ hội việc làm tốt nhất, phù hợp nhất mà bạn sẽ phải nghĩ rằng, tại sao mình không tìm thấy chúng từ trước nhỉ? Trong số điều chúng ta đang nghĩ đến, việc tạo  thêm nhiều mối quan hệ được quan tâm hơn cả. Trước hết hãy hâm nóng tình cảm bạn bè mà đã quá lâu bạn không gặp gỡ họ do quá bận rộn, cũng có thể thực hiện những việc làm hết sức ý nghĩa như sắp xếp để về quê thăm hỏi bố mẹ và những người thân xung quanh. Ngoài ra bạn còn có thể lên kế hoạch để có được một chuyến du lịch thú vị, gặp gỡ những con người mới và khám phá sự thú vị của những vùng đất mới. Biết đâu như chúng ta đã nói thì cuộc sống của bạn sẽ bước sang một con đường mới nhờ vào những hoạt động bổ ích như thế này.

>>> Xem thêm: Những yếu tố định vị công việc để thành công

Cân bằng tài chính một cách hợp lý

Tuổi thất nghiệp

Chúng ta có thể mộng mơ một chút về cuộc sống để cho mình cảm giác nhẹ nhàng thư thái thế nhưng cũng đừng quên việc nhìn thẳng vào thực tế với tình hình tài chính hiện tại. Nhất lại là trong thời gian thất nghiệp thì càng cần quan tâm chú ý. Hãy kiểm tra tài khoản ngân hàng cá nhân, lên kế hoạch cho việc cân đối tài chính và tập trung vào việc ưu tiên những khoản chi tiêu cần thiết nhất. Sau đó nếu có khoản dư nào thì hãy sử dụng để tự thưởng cho chính mình. Tài chính cá nhân vẫn luôn luôn là một vấn đề hết sức quan trọng dù ở thời điểm nào, và nó đặc biệt quan trọng trong thời gian mà chúng ta thất nghiệp. Chúng ta chẳng thể biết được mình sẽ thất nghiệp trong bao lâu thế nên càng cần phải ý thức không nên vung tay quá trán vì dù có khối lượng tiền bạc lớn thì vẫn có thể hết nhanh chóng khi mà không biết cách cân bằng.

Bạn nên biết trân trọng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống hiện tại

Nói cho đến cùng thái độ tích cực vẫn chính là những yếu tố quan trọng nhất. Nếu như các bạn không có sự kiên cường, lạc quan vào chính thời điểm  bị cho là khó khăn nhất - thất nghiệp thì bạn sẽ không thể nào tận hưởng được niềm vui và ánh hào quang rực rỡ ở trong thời điểm rực rỡ nhất . Chớ nên để cho những khó khăn ở trước mắt khiến mình bị gục ngã. Tự nhủ rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Trận trọng từ những điều nhỏ bé nhất để có thể vững vàng bước tới nắm bắt những điều lớn lao hơn. Cuộc sống sẽ đáp trả cho bạn những điều tốt đẹp khi mà bạn đã dành cho nó những điều tuyệt vời tốt đẹp nhất

Trên bước đường lập nghiệp cho đến thất nghiệp, bạn đã phải đối diện với vô vàn thử thách. Vậy nên, trân trọng thử thách và không ngại ngần với nó cũng là một cách hay để bước tiếp. Khó ai giữ được sự kiên trì bền bỉ với công việc nào đó trước những biến động lớn thường xuyên của cơ chế thị trường, khi mà sự cạnh tranh toàn cầu tăng cao hoặc sự đi lên không ngừng của công nghệ. Hơn nữa, thời nay, khó có một công việc nào có thể tạo niềm tin tuyệt đối , để chúng ta tin tưởng về lâu dài. Vậy thời nào thế ấy, sẽ luôn có những cách phù hợp để “chữa trị” cho những vấn đề phát sinh của thời đại. Thay vì chỉ tập trung vào một ngành nghề cụ thể như giai đoạn trước đó, các bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mình mọi hành trang để có thể đứng vững trong xã hội cụ thể hơn là cần trang bị cho bản thân nhiều những thế mạnh cùng các kỹ năng đa dạng hay đơn giản chỉ là những bản sơ yếu lý lịch mẫu chuyên nghiệp, ấn tượng để có thể tuyển dụng thành công hiệu quả. Nhất là chú trọng trang bị những thế mạnh và kỹ năng đa dạng. Đó là cách bạn tự mang đến lợi thế cho riêng mình. Khi nào sự sẵn sàng đó được trang bị kỹ lưỡng thì khi ấy mới thực sự có đầy đủ tự tin có những bước đi mạo hiểm, giúp các bạn có khả năng đón đầu mọi sự biến động nghề nghiệp ở trong tương lai.

Nói những vậy có nghĩa là, chúng ta cần phải tích cực rèn luyện trau dồi kỹ năng. Ngay cả khi ở thời điểm hiện tại, các bạn chưa cần tới một vài kỹ năng nào đó bởi công việc hiện tại không cần nhưng đừng dừng lại sự học hỏi. Sự biến động thì có thể xảy đến bất cứ khi nào, do đó khi đã có những kỹ năng đa dạng, bạn có thể kịp thời ứng phó ngay khi có điều gì xảy đến. Hãy nói “có” khi một cơ hội vàng bất chợt đến với chúng ta. Vấn đề ắt hẳn chỉ nằm ở những nỗi lo ngại rằng liệu bản thân có đảm đương được nhiệm vụ quan trọng đó hay không? Bạn hãy nghĩ rằng, ngay cả khi nhiệm vụ đó là điều khó khăn thì nó cũng là một cơ hội giúp cho các bạn thay đổi. Bạn biết nó nằm trong hoặc nằm gần với khả năng của bản thân và sẽ phải cố gắng hết sức khi đảm nhận nó để mang đến cho cơ hội đó một kết quả tốt. Từ đây, sẽ có rất nhiều cơ hội tốt khác tự động tìm kiếm bạn. Chẳng bao giờ bạn lo lắng về hai chữ “thất nghiệp”

>>> Thất nghiệp không còn là nỗi lo quá lớn. Bạn có thể tìm kiếm cho mình việc làm Vĩnh Long hay bất kì tỉnh nào tại timviec365.vn. Số lượng tin tuyển dụng lớn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Đừng bỏ qua

Nghĩ sâu hơn về công việc và sự ổn định

Khi ở tuổi 30, có lẽ bạn rất tự tin vì bản thân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm việc làm. Vì thế mà thường cho rằng công việc của mình đã ổn định. Thậm chí càng những người ở địa vị cấp cao thì càng chẳng hề mảy may nghĩ rằng, mình sẽ thất nghiệp. Nhưng thực tế mà nói, đã có những trường hợp  dù tuổi cũng không còn nhỏ, kinh nghiệm việc làm không hề ít nhưng vẫn bị sa thải như bình thường. Nguyên nhân họ nhận ra khi mọi thứ đã trở nên quá muộn. Điều đó xảy ra vì họ đã quá tự mãn vì thành công đã đạt được, và quên mất thời gian nghỉ ngơi.  Họ yên tâm với vị trí đã có mà quên mất rằng, khi ở vị trí này, hơn bất cứ khi nào con người càng cần phải cố gắng thật nhiều. Bởi những người cho rằng bản thân mình đã ổn định như vậy cho nên họ ngưng lại các hoạt động xây dựng mạng lưới của những sự hỗ trợ công việc, họ không còn thói quen cập nhật  những kỹ năng mới nữa và chẳng cần thiết để học hỏi những xu thế mới đang ào ạt xô vào cơ chế thị trường mỗi thời kỳ ngắn. Và thậm chí họ cũng chính là những người đã từng có tuổi trẻ oanh liệt, luôn sẵn sàng chấp nhận và vượt qua thử thách mà chúng ta đã nói ở ý trên.

Tính theo trung bình, mỗi người sẽ phải trải qua từ 10 cho đến 15 công việc trong suốt hành trình sự nghiệp của mình. Và chẳng có bất cứ một nghề nghiệp nào chúng ta sẽ làm cả đời cả. Nếu như bạn có vô tình đọc được ở đâu đó bài viết về những nhóm ngành hay công việc ít có sự thay đổi thì đó cũng chỉ là câu chuyện đã cũ. Điều đó chẳng còn đúng trong thời hiện đại. Có những công việc tưởng chừng như không bao giờ lo thất nghiệp thì lại không may bị nằm trong danh sách có nguy cơ thất nghiệp cao., bởi vì xã hội ngày nay sẽ còn rất nhiều những phát minh lớn về chương trình , phần mềm, máy móc có thể thay sức lao động của con người. Nếu như bạn tin vào lý thuyết về sự ổn định của công việc thì ắt hẳn khi điều đó xảy ra, bạn sẽ ở nhà hay tiếp tục bắt đầu học lại các kỹ năng ở những ngành nghề khác? Liệu khi bạn hoàn thành việc học tập đó thì ngành ấy có còn nhiều chỗ trống để nhận bạn? trong khi có rất nhiều tài năng mới của nghề nghiệp được đào tạo.

Do đó, nghề nghiệp của chúng ta không thể khẳng định là ổn định hay không ổn định. Chỉ có một quy luật phát triển duy nhất, đó là sự không ngừng học hỏi, mở rộng kỹ năng mới có thể giúp cho bạn kịp thời thích ứng với mọi sự biến động.

Thời gian phải bỏ ra để tìm việc phù hợp với mình có thể lâu hơn bạn tưởng. Thực tế là có những người phải mất cả năm trời mới tìm việc làm ưng ý. Vì vậy, đừng sốt ruột. Chúng ta đang ở trong giai đoạn kinh tế khó khăn, vị trí muốn tìm việc theo đúng ý muốn của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng bạn cũng đừng nản lòng, hãy đối mặt với thực tế và cơ hội chỉ đến với những người đã sẵn sàng nắm bắt nó.

Chúc các bạn thành công!

>>> Đừng quá lo lắng vì vấn đề không tìm được việc làm. Giờ đây, bạn tìm việc làm tại Đắk Lắk hay bất kì tỉnh thành nào khác dễ dàng chỉ với vài thao tác trên Timviec365.vn

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;