Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Học ngành Hải dương học ra làm gì? Khai màn bí mật nghề nghiệp

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Với những ai đam mê nghiên cứu các hiện tượng khoa học tự nhiên, hẳn đã biết đến ngành Hải dương học. Tất cả hoạt động của chuyên ngành này mang ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao trong xã hội hiện nay. Mặc dù có khá nhiều bạn trẻ yêu thích nó, tuy nhiên khá nhiều trong số đó còn chưa hiểu rõ tính chất, mục đích, nội dung học tập. Đặc biệt là triển vọng việc làm đối với sinh viên chuyên ngành này. Tiếp nối chuỗi bài viết về chủ đề “Định hướng nghề nghiệp”, hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu về ngành Hải dương học ngay sau đây!

1. Có thể bạn chưa biết gì về ngành Hải dương học

Từ xa xưa, kiến thức của con người về các đại dương vẫn bị giới hạn ở một vài phần trên cùng mặt nước, và cho rằng chỉ có một lượng nhỏ ở dưới dáy, tập trung ở các khu vực nông. Hầu như chúng ta không biết được gì về độ sâu của đại dương. Những nỗ lực của hải quân Hoàng gia Anh trong việc lập biểu đồ cho tất cả các bờ biển trên thế giới vào giữa thế kỷ 19 đã củng cố ý tưởng mơ hồ rằng: hầu hết mọi đại dương đều rất sâu, mặc dù ít khi được biết đến.

Quá trình thăm dò đã kích thích cả mối quan tâm phổ biến về khoa học ở các vùng cực châu Phi. Do đó, những bí ẩn của các đại dương chưa được khám phá cũng vậy.

1.1. Giới thiệu chung về ngành

Giới thiệu chung về ngành
Giới thiệu chung về ngành

Ngành Hải dương học bắt nguồn từ đó, nó là toàn bộ hoạt động liên quan đến việc nghiên cứu về các khía cạnh vật lý và sinh học của các đại dương. Có thể khẳng định, đậy là một trong những ngành học Trái đất rất quan trọng, chứa đựng nhiều chủ đề. Bao gồm nghiên cứu về động lực hệ sinh thái, động lực học địa vật lý, sóng, dòng hải hưu, các mảng kiến tạo và địa chất của đáy biển. Song song với đó là nghiên cứu về thông lượng của các chất hóa học cũng như tính chất vật lý khác nhau trong các đại dương qua ranh giới của nó.

Những chủ đề đa dạng này phản ánh nhiều chuyên ngành mà các nhà hải dương học pha trộn kết hợp để hiểu biết thêm về đại dương trên thế giới, cũng như nắm bắt được diễn biến những quá trình bên trong nó, có thể là: thiên văn học, sinh hóa, khí hậu, địa lý, địa chất, thủy văn, khí tượng và vật lý. Như vậy, nhà hải dương học là người nghiên cứu về nhiều vấn đề liên quan đến đại dương, bao gồm cả biển, địa chất, vật lý, hóa sinh.

Con người đã bắt đầu phân tích và nghiên cứu về biển, đại dương, dòng hải lưu và thủy triều của họ từ thời tiền sử. Và sự thật cho đến ngày nay, khoa học biển, hay Hải dương học là một hoạt động liên ngành, kết hợp song song cùng với các ngành liên quan đến thời tiết và đất đai.

Việc làm kỹ sư thủy sản

1.2. Ngành Hải dương học trong hệ thống giáo dục

trong hệ thống giáo dục
Trong hệ thống giáo dục

Thông qua những chia sẻ ban đầu, có thể thấy, nghiên cứu về các đại dương có liên quan đến việc tìm hiểu sự thay đổi về khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của Trái đất và tiềm ẩn các mối quan tâm về sinh quyển liên quan. Sự hiểu biết sâu hơn về các đại dương trên thế giới cho phép các nhà khoa học quyết định tốt hơn sự thay đổi tiết, ngoài ra còn định hướng tích cực trong việc sử dụng tài nguyên Trái đất một cách đáng tin cậy hơn. Vậy ngày nay, Hải dương học được đưa vào hệ thống giáo dục với mục đích gì?

Ngành Hải dương học được xây dựng tại Việt Nam với mục đích trang bị và truyền tải cho sinh viên những cơ sở kiến thức về nền tảng vật lý, sinh hóa, động lực học, kiến thức về khí quyết, biết các kỹ thuật dự báo khí tượng, thời tiết, kỹ thuật kinh tế biến, kỹ năng quản lý và khai thác biển, nhận biết và nhận định chủ động các biến đổi khí hậu cũng như tác động của nó đến toàn Trái đất. Sinh viên Hải dương học cũng được dạy về chu trình dòng chảy, cơ chế hoạt động của thủy triều, cũng như các diễn biến khác trong thủy văn lục địa.

Tóm lại, định hướng và sứ mệnh của ngành Hải dương học trong hệ thống giáo dục chính là tạo ra các thế hệ sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Có thể vận dụng được hầu hết những kiến thức đã được học vào công tác phân tích, nhận định, dự báo các hiện tượng thiên nhiên gây tác hại xấu đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người, chẳng hạn như: Xâm nhập mặn, sạt lở đất, xói mòn bờ biển, bão lúc, ô nhiễm môi trường, ngập lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, động đất,...

2. Chương trình đào tạo của ngành Hải dương học

Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo

Trong khi các lĩnh vực khoa học khác như kỹ thuật và y học có nhiều thành phần thực tế tập trung vào giải quyết các vấn đề của lĩnh vực đó. Thì hải dương học chủ yếu dựa trên nghiên cứu, với các ngành khác để tạo ra các thiết bị hoặc quy trình có thể giải quyết các vấn đề phát triển được trong quá trình nghiên cứu. Qua đó, có thể thấy, chương trình đào tạo của ngành cũng thiên về tính lý thuyết và hàn lâm nhiều hơn.

Sinh viên nếu đã muốn học chuyên ngành này, cần có một nền tảng kiến thức cơ sở về khoa học tự nhiên, cũng như trang bị các tri thức chuyên sâu liên quan đến ngành học, kết hợp với kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh) thành thạo. Điều này là để làm gì? Khi sinh viên ngành học có đầy đủ các yếu tố này, về cơ bản sẽ có đủ năng lực để hoạt động trong các cơ quan nghiên cứu biển, đơn vị Nhà nước về lĩnh vực biển, cũng như làm việc trong các công ty, tổ chức liên quan đến lĩnh vực này,...

Xuất phát từ năng lực nghề nghiệp sau khi ra trường, người học ngành này sẽ được các cơ sở giáo dục truyền tải chuyên sâu về kiến thức chuyên môn có mối quan hệ mật thiết với ngành. Điển hình với các môn học như: Hải dương học, Dự báo thủy văn biển, Công nghệ môi trường biển, Sinh học và sinh thái biển, Hải dương học khu vực và Biển Đông, Trầm tích biển, Dòng chảy biển, Sóng biển và thủy triều,....

Nhìn chung, ngành Hải dương học trên thế giới đều là ngành học chia ra nhiều phân nhánh khác nhau. Và trong hệ thống giáo dục của Việt Nam cũng thế, người học có thể trải qua các phân ngành như sau:

Chương trình đào tạo 4 phân nhánh
Chương trình đào tạo 4 phân nhánh

+ Thứ nhất, Hải dương học vật lý: Hải dương học vật lý nghiên cứu các thuộc tính vật lý của hệ thống các đại đương, bao gồm: cấu trúc độ mặn, nhiệt độ, pha trộn, sóng bề mặt, sóng bên trong, thủy triều bề mặt, thủy triều bên trong và dòng chảy. Một số các môn học điển hình trong chuyên ngành này là: Các mô hình sóng ven bờ, Các mô hình tính triều, Các vấn đề vùng ven bờ,...

+ Thứ hai, Hải dương học Hóa - Sinh: Hải dương học sinh học nghiên cứu hệ sinh thái của các sinh vật biển trong bối cảnh các đặc điểm vật lý, hóa học và địa chất của môi trường đại dương và sinh học của từng sinh vật biển. Mặt khác, Hải dương học hóa học nghiên cứu và hiểu về các tính chất của nước biển và những thay đổi của nó. Những môn học điển hình trong chuyên ngành này là: Hóa học biển, Hải dương học sinh học, Các chuyên đề trong Hóa học biển,...

+ Thứ ba, Hải dương học Toán - Cơ - Tin: Chuyên ngành này nghiên cứu về các phương pháp, công thức tính của các hệ số liên quan đến biển, đại dương, môi trường biển, đo lường các chất có trong biển. Một số mô học điển hình: Mô hình số của động lực học hải dương, Các công cụ mô hình hóa, Phương pháp số cho các mô hình sóng,...

+ Thứ tư, Hải dương học Kỹ thuật kinh tế: Giúp sinh viên am hiểu và nắm bắt được các kỹ thuật trong quá trình khai thác biển phục vụ cho tính thương mại, kinh tế,... Một số môn học điển hình: Kinh tế biển, Hải dương học nghề cá,....

3. Ra trường làm gì với tấm bằng ngành Hải dương học?

triển vọng nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp

Đối với một số người, đại dương là từ ngữ toát ra vẻ yên tĩnh, sự thư giãn, hoang dã và rộng lớn. Đó là một nơi mà họ có thể tìm nơi ẩn náu khỏi căng thẳng của cuộc sống bận rộn nơi đô thị đông đúc. Những người khác lại coi đó là một không gian giải trí, nơi họ có thể thử thách bản thân về thể chất và tinh thần với những trò chơi như lướt sóng, bơi lội, chèo thuyền,.... Tuy nhiên, đối với không ít người, đại dương là một nơi bí ẩn tiềm tàng những điều kỳ diệu, là một nguồn thu nhập hoặc cảm hứng sáng tạo cho lĩnh vực mỹ thuật - hội họa,....

Trước khi quyết định học Hải dương học, bạn đã từng nghĩ đến sứ mệnh của mình trong sự nghiệp dành cho bản thân, hay cống hiến cho xã hội hay chưa? Và đối với ngành học còn khá mới mẻ ở Việt Nam như ngành học này, có chăng cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở với bạn?

Một nhà Hải dương học có công việc và hoạt động liên quan đến nội dung nghiên cứu về mặt hàn lâm lý thuyết cũng như phát hiện ứng dụng, chú trọng vào khu vực ven biển thông qua quá trình quan sát, theo dõi nhất cử nhất động của sự ô nhiễm về hóa chất. Các cá nhân này thực hiện quy trình quản lý tài nguyên biển, liên quan đến hoạt động khai thác và nghiên cứu, phân phối các sinh - thực - động vật biển trong khu vực biển. Bên cạnh đó, các nhà Hải dương học cũng đảm nhiệm việc nghiên cứu trong khía cạnh dầu mỏ, nhằm hướng đến hoạt động khai thác bền vững. Đồng thời, các nhà khoa học Hải dương sẽ tham gia những hoạt động nhằm sứ mệnh hỗ trợ và phục vụ cho mục đích dược học, y học nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các liệu pháp biển.

đa dạng lựa chọn
Đa dạng sự lựa chọn 

Vì tầm quan trọng của các hoạt động trong Hải dương học, một sinh viên học ngành này sau khi ra trường, có thể tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp như sau:

+ Làm chuyên viên, học viên nghiên cứu chuyên sâu tại các trung tâm và viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Hải dương, bao gồm: Viện Khí tượng thủy văn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, Viện Hải dương, Viện địa chất,...

+ Làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, như: Tổng cục khí tượng thủy văn, khoa học kỹ thuật,...

+ Làm việc tại các phòng, ban ngành chức năng, cụ thể như: Ngành QL môi trường, ngành QL đo đạc bản đồ, ngành QL tài nguyên nước,... tại các Sở tài nguyên và môi trường ở mọi địa bàn khắp cả nước.

+ Làm việc tại nhiều vị trí ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông như hàng không, hàng hải,... Chẳng hạn như: Tổng công ty Hàng không VN, Tổng công ty Hàng hải VN

Nhìn chung, thông qua các thông tin này, có thể thấy, sinh viên học chuyên ngành Hải dương có thể có cơ hội việc làm cao cấp sau khi đã hoàn tất chương trình đào tạo tại các trường. Tùy vào năng lực cá nhân, định hướng theo đuổi, bằng cấp, sự đam mê,... mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn mỗi một con đường nghề nghiệp khác nhau. Hiện nay, chưa có một thông số cụ thể nào về mức thu nhập cho những ai làm việc tại ngành này. Mặc dù vậy, một số thống kê trên thế giới phản ánh mức thu nhập là rất lớn.

Việc làm quản lý môi trường

4. Ngành này được đào tạo ở đâu Việt Nam? Xét tuyển tổ hợp môn nào?

một số thông tin về tuyển sinh
Một số thông tin về tuyển sinh

Mặc dù trên thế giới, ở một số quốc gia phát triển, ngành Hải dương học đã được đưa vào hệ thống giáo dục từ lâu và phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, riêng tại Việt Nam, có vẻ như ít ai biết đến thông tin về chuyên ngành này. Và cũng khá ít cơ sở giáo dục cho nhiều bạn học lựa chọn thi vào. Một số trường chính quy có chất lượng đào tạo tốt ngành Hải dương bao gồm: Trường Đại học Khoa học xã hội và Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và ĐH QG TP Hồ Chí Minh) và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục khác cũng có đưa chuyên ngành này vào hệ thống các chuyên ngành đào tạo. Với mức điểm chuẩn từ 15 - 20 điểm, bạn học có thể nộp đơn xét tuyển qua kết quả thi của kỳ thi THPT quốc gia nhé.

Muốn học chuyên ngành này, các bạn học cần trang bị kiến thức tốt về các bộ môn khoa học tự nhiên. Đồng thời, nuôi dưỡng niềm đam mê về lĩnh vực hải dương học, không ngừng tìm kiếm, học hỏi những kiến thức liên quan đến chuyên ngành. Đến đây, timviec365.vn xin kết thúc bài viết về thông tin liên quan đến ngành Hải dương học, hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo tốt dành cho bạn!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý