Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ra làm gì - Lĩnh vực đắt giá

Tác giả: Trương Hồng Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Lựa chọn một ngành học đã là một thử thách đối với các học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học lại còn chưa tính tới về việc lựa chọn một môi trường học tập đào tạo uy tín. Cạnh đó còn cần tới sự cân nhắc cho cả tương lai về cơ hội nghề nghiệp ra sao? Để giúp các bạn phần nào giải quyết được nhân vấn đề vướng mắc này thì hôm nay timviec365.vn sẽ chia sẻ về một ngành học đang được cho là cơ hội việc làm đem lại hấp dẫn hiện nay đó là Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường. 

1. Tìm hiểu sơ qua về Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

1.1. Hiểu hơn về khái niệm Quản lý tài nguyên và môi trường

Hiểu hơn về khái niệm Quản lý tài nguyên và môi trường
Hiểu hơn về khái niệm Quản lý tài nguyên và môi trường

Quản lý tài nguyên và môi trường là một chuyên ngành đem lại cho sinh viên rất nhiều kiến thức về chính các hoạt động cơ bản tới sự quản lý tài nguyên, quản lý môi trường. Khi lựa chọn theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức chuyên sâu về các tài nguyên như: khoáng sản, đất nước, năng lượng, rừng, không khí,...trong việc quản lý môi trường, thực hiện quy hoạch, đánh giá sự tác động, công nghệ cho việc xử lý tới luật và chính sách đề ra cho việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển và phục vụ đời sống hàng ngày của con người. 

Đối với quản lý tài nguyên môi trường sẽ luôn được cho là một mục tiêu bền vững với sự ưu tiên hàng đầu cho chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và trong chính quá trình hộp nhập công nghiệp hóa hiện nay. Bởi việc đẩy mạnh cho sự phát triển đó sẽ dẫn tới sự khai thác một cách ồ ạt tài nguyên thiên nhiên dẫn tới sự suy thoái và nảy sinh các vấn đề kéo theo hàng loạt đối với môi trường. Sự cố môi trường rồi xảy ra các thiên tai hằng năm là hậu quả hoạt động khai thác của con người. Do đó việc mà cần tới cách, giải pháp cho việc đảm bảo nguồn tài nguyên ổn định và tái sử dụng hợp lý thì đó cần tới vai trò của chính nguồn nhân lực ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Qua đó chúng ta cũng thấy được phần nào cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng cho chuyên ngành này là luôn rộng mở cùng sự phát triển không ngừng theo sự biến đổi của nền kinh tế. 

1.2. Kiến thức được trang bị khi theo học chuyên ngành

Kiến thức được trang bị khi theo học chuyên ngành
Kiến thức được trang bị khi theo học chuyên ngành

Từ chính các kiến thức chung nhất về chuyên môn thì chương trình đào tạo của chuyên ngành này sẽ có sự phân chi rất rõ ràng để từ đó giúp sinh viên theo học có một nền tảng kiến thức vững chắc hơn. Tạo bước tiếp cận chắc chắn và theo thứ tự chính xác khi áp dụng tại chính thực tiễn biến đổi. 

- Nền tảng khoa học tự nhiên: Sẽ chính là các môn cơ sở chung cũng giống như chính các chuyên ngành khác để sinh viên có thể hiểu được về toàn bộ lĩnh vực trong cuộc sống một cách am hiểu. Thông qua đào tạo các môn như: Toán cao cấp, xác suất thống kê, kinh tế học đại cương, vật lý tới hóa học đại cương, các môn chủ nghĩa mác - lênin,...

Kiến thức được trang bị khi theo học chuyên ngành
Kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn nắm bắt thành công trong tay

- Về nền tảng cơ sở ngành: Tại đây bạn sẽ được tiếp cận kiến thức chung nền tảng bắt đầu cũng như phương pháp dành cho các môn chuyên môn về sau để từ đó tạo cho việc nắm bắt nhanh hơn. Các môn được bổ sung như: quá trình biến đổi vật lý, sự chuyển hóa trong môi trường, việc quản lý tài nguyên và môi trường, kỹ thuật về thiết kế, kỹ thuật cho sự phân tích và đánh giá,...

- Nền tảng chuyên sâu ngành: Các kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn nhất cho sự áp dụng thực tiễn được trang bị chặt chẽ, đi sâu cho sự phân tích đưa ra giải pháp. Môn học được phân bổ tại chuyên môn sẽ là: sự quy hoạch, quản lý chất lượng môi trường tài nguyên, cách phân tích hệ quản lý môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ thuật xử lý nước, xử lý đất, xử lý chất thải, xử lý công nghệ sạch, thực hiện công tác đánh giá rủi ro,...

Ngoài ra, chính các sinh viên khi lựa chọn còn được đào tạo cả về những kỹ năng mềm, phần mềm cho việc thiết kế, sử dụng thành thạo cho các phần mềm tin văn phòng. Hay đến chính khả năng ngoại ngữ cũng rất được chú tâm cho đào tạo để tạo nên sự chất lượng cho chính nguồn lao động sau khi ra trường. 

Xem thêm: 3R là gì? Lợi ích của 3R đối với môi trường là gì?

2. Thông tin bổ ích về tuyển sinh Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

2.1. Khối dự tuyển cho việc tuyển sinh

Khối dự tuyển cho việc tuyển sinh
Khối dự tuyển cho việc tuyển sinh

Điều đặc biệt đối với quản lý tài nguyên và môi trường bạn sẽ không cần lo lắng quá nhiều về sự lựa chọn cho các khối thi tuyển và tổ hợp bộ môn bạn cần lựa chọn. Bởi vì chuyên ngành này có rất nhiều tổ hợp môn đa dạng và bao gồm nhiều khối phù hợp từng chuyên môn cụ thể giúp bạn có nhiều lựa chọn phù hợp với chính bộ môn bạn yêu thích hơn. Điều này cũng chính là cách tạo nên sự hứng thú và tạo một mức điểm tuyển sinh cao cho chính bản thân mình tại kỳ thi sắp tới. 

Vậy về tổ hợp môn cụ thể của chuyên ngành quản lý tài nguyên và môi trường là gì với sự cụ thể ra sao?

A00: Ba môn thi gồm Toán - Vật lý - Hóa Học

B00: Ba môn thi gồm Toán - Hóa Học - Sinh Học

C01: Ba môn thi gồm Ngữ Văn - Toán - Vật Lý

C01: Ba môn thi gồm Ngữ Văn - Toán - Hóa Học

D07: Ba môn thi gồm Toán - Hóa Học - Tiếng Anh

D08: Ba môn thi gồm Toán - Sinh Học - Tiếng Anh

A01: Ba môn thi gồm Toán - Vật lý - Tiếng Anh

D12: Ba môn thi gồm Ngữ Văn - Hóa Học - Tiếng Anh

D14: Ba môn thi gồm Ngữ Văn - Lịch Sử- Tiếng Anh

D15: Ba môn thi gồm Ngữ Văn - Địa Lý - Tiếng Anh

D84: Ba môn thi gồm Toán - Tiếng Anh - Giáo dục công dân

D01: Ngữ Văn - Toán - Tiếng Anh

C14: Ngữ Văn - Toán - Giáo dục công dân

D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh

Dù là khối thi tuyển đa dạng và sự lựa chọn tăng lên nhưng việc kiến thức thi tuyển sẽ có sự sát sao chuyên môn hơn vậy nên nếu bạn thật sự đã đưa ra được khối cụ thể thì cần chú ý ôn luyện. Tạo sự cân bằng cho các môn chuẩn bị thật tốt cho chính kỳ thi tốt nghiệp lẫn đại học để tạo bước đệm cho sự thành công đó nhé. 

2.2. Vậy mức điểm chuẩn sẽ ra sao?

Vậy mức điểm chuẩn sẽ ra sao?
Vậy mức điểm chuẩn sẽ ra sao?

Điểm chuẩn của quản lý môi trường cũng có sự khác nhau rõ rệt hơn cho chính các cơ sở đào tạo tuyển sinh lựa chọn đầu vào cho tới khối bộ môn và bạn lựa chọn. Có thể sẽ có mức chênh lệch nhưng điều đó cũng là không đáng kể và tất nhiên nếu bạn có một sự chuẩn bị hoàn hảo thì việc mức điểm tối đa chênh lên sẽ có ích cho bạn hơn rất nhiều đúng không. Giúp bạn có sự lựa chọn vào các cơ sở đào tạo chất lượng uy tín cũng chính là cách mà bạn được học tập nhiều kỹ năng mới. 

Mức điểm của ngành quản lý tài nguyên và môi trường trong một vài năm nay có sự thay đổi hơn những năm trước và trong năm học này bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cho chính mình. Làm sao để căn được mức giao động trung bình từ 13 - 21 hoặc có thể là cao hơn để giữ được sự chắc chắn hơn về số lượng tuyển sinh. Tránh được việc các thí sinh khác có sự theo đuổi mức sát sao có thể đánh bật bạn ra khỏi danh sách trúng tuyển bởi bất kỳ một lý do nào khác.

2.3. Sự lựa chọn về cơ sở đào tạo uy tín khi theo học

Sự lựa chọn về cơ sở đào tạo uy tín khi theo học
Sự lựa chọn về cơ sở đào tạo uy tín khi theo học

Một ngành nghề được rất nhiều thí sinh và bậc phụ huynh lựa chọn là đích đến ch sự quan tâm thì việc các cơ sở lựa chọn để đào tạo một cách rộng khắp đáp ứng nhu cầu không còn quá xa lạ. Vậy để nhắc tới danh sách các trường đào tạo uy tín cho ngành quản lý và tài nguyên môi trường thì sẽ có những trường nào? Chúng ta cùng thử điểm danh ngay dưới đây một cách cụ thể:

* Cơ sở phía Bắc

+ Trường Đại học kinh tế Quốc Dân

+ Đại học Tài nguyên và Môi trường

+ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 

+ Trường Đại học Hạ Long

+ Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang

+ Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái nguyên

+ Phân hiệu của Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai

* Cơ sở miền Trung 

+ Trường Đại học Duy Tân

+ Trường Đại học Quy Nhơn

+ Trường Đại học Quảng Bình

+ Trường Đại học Vinh

+ Đại học Nông lâm TPHCM - phân hiệu tại Gia Lai

+ Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

+ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

+ Trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế

* Cơ sở phía Nam

+ Trường Đại học Hoa Sen

+ Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM

+ Trường Đại học Công nghiệp TPHCM

+ Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM

+ Trường Đại học Thủ Dầu Một

+ Trường Đại học Cần Thơ

+ Trường Đại học An Giang

+ Trường Đại học Tây Đô

+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Khi theo học bất kỳ một cơ sở nào sinh viên cũng cần tìm hiểu sâu hơn về chính việc xét tuyển cũng như lựa chọn chuyên ngành phù hợp để theo học. Cũng như để sau khi kết thúc quá trình đào tạo cho các học phần sẽ có sự lựa chọn tốt hơn về đề tài khóa luận chuyên sâu, với một hướng đi cụ thể hơn giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội. 

3. Cơ hội tại tương lai với Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Việc hoàn thành tốt quá trình đào tạo và chuyên môn cho sự phát triển tài nguyên môi trường thì sau kết thúc bạn cũng nhận thấy được chính cơ hội việc làm đem lại là vô cùng hấp dẫn. Cùng vị trí công việc đảm nhận đa dạng yêu cầu chung không hề quá khắt khe mà còn đem lại mức lương xứng đáng cho chính công sức cống hiến cho công việc. 

3.1. Các vị trí đảm nhận

Các vị trí đảm nhận
Các vị trí đảm nhận

Đối với quản lý môi trường và tài nguyên bạn sẽ nhận được cơ hội việc làm cũng các vị trí tương xứng như sau:

+ Trở thành kỹ sư, nhân viên, cán bộ công nghệ môi trường với công việc nắm bắt công nghệ tiến tiến tạo sự áp dụng tốt hơn cho công việc đề ra. 

+ Kỹ sư, nhân viên, cán bộ kỹ thuật môi trường gắn liền với các kỹ thuật, biện pháp cho việc đảm bảo thực hiện.

+ Kỹ sư, nhân viên, cán bộ quản lý môi trường, quản lý sinh thái đảm chất lượng xanh và sạch không tồn tại ô nhiễm.

+ Kỹ sư, nhân viên, cán bộ quản lý tài nguyên rừng tái tạo và làm mới nguồn tài nguyên cho việc khai thác.

+ Kỹ sư, nhân viên, cán bộ khoa học môi trường cho vấn đề về nghiên cứu.

3.2. Địa điểm làm việc theo công việc lựa chọn

Địa điểm làm việc theo công việc lựa chọn
Địa điểm làm việc theo công việc lựa chọn

Ngoài chính các vị trí công việc đa dạng bạn còn có thể lựa chọn ngay cả đối với địa điểm làm việc để thấy được sự phù hợp hoàn hảo đối với chính bạn, tạo ra sự thăng tiến và mức lương xứng đáng với năng lực.

Bạn có thể lựa chọn làm việc tại chính các cơ quan thuộc nhà nước về chuyên ngành quản lý tài nguyên và môi trường các cấp từ cơ sở tới trung ương như: tham gia làm việc tại bộ tài nguyên và môi trường, sở tài nguyên và môi trường, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học và công nghệ, Viện công nghệ môi trường cũng như các phòng ban khác nhỏ hơn liên quan tới lĩnh vực chuyên môn.

Tham gia vào chính các tổ chức quốc tế, tổ chức của chính phủ cũng như phi chính phủ có sự liên kết từ nước ngoài, các đơn vị thực hiện cho việc tư vấn môi trường hoạt động khai thác, bảo vệ cho vấn đề tài nguyên,...Điều này sẽ tạo cơ hội thăng tiến mà mức lương cao hơn cho bản thân bạn tại tương lai. 

Hoặc bạn có thể tham gia việc nghiên cứu ứng dụng khai thác vào chính các đề tài trong áp dụng thực tiễn về chuyên môn tại các viện, trung tâm cho sự nghiên cứu của chính các bộ ban ngành cũng như cơ sở trường giảng dạy. 

Hay đơn giản hơn đó là trở thành một cán bộ giảng viên cho việc tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức tới chính sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng liên quan cần tới chuyên ngành tài nguyên và môi trường. 

3.3. Đối với mức lương nhận được

Đối với mức lương nhận được
Đối với mức lương nhận được

Chuyên ngành tài nguyên và môi trường cũng được đánh giá là ngành có mức lương khá ổn định từ khi bắt đầu lựa chọn tham gia làm việc từ 7 triệu/ tháng trở lên. Dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng sẽ được giảng dạy và tham gia tại làm việc áp dụng cho thực tế nhiều hơn và kinh nghiệm làm việc luôn ổn. 

Tất nhiên rằng mức lương đối với những người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt cũng sẽ cao hơn và chính các vị trí đảm nhận cũng sẽ có mức lương khác nhau. Vị trí càng cao, kinh nghiệm càng nhiều thì mức lương sẽ luôn có chiều hướng gia tăng và tính tới các khoản trợ cấp, thưởng đi kèm cũng khác biệt. Vậy nên nếu bạn thật sự yêu thích và lựa chọn chuyên ngành này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc mang lại sự ổn định cho cuộc sống. 

4. Kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt chuyên môn 

Để có thể theo đuổi chuyên ngành tài nguyên và môi trường này bạn sẽ cần chuẩn bị cho bản thân rất nhiều kỹ năng chứ không đơn thuần là việc thực hiện áp dụng kiến thức. Vì sự kết hợp này sẽ giúp bạn có sự phấn đấu theo đuổi làm việc lâu dài hơn với chính chuyên môn lựa chọn. 

Kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt chuyên môn
Kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt chuyên môn 

+ Bản thân luôn cần tới một lập trường tốt cùng sự vững vàng trước mọi vấn đề và khó khăn gặp phải để tìm kiếm được biện pháp giải quyết. 

+ Có sự năng động, tự tin về chính mình cũng như khả năng nắm bắt kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên sâu để có thể vận dụng một cách tốt nhất cho công việc tạo nên sự hiệu quả. 

+ Sức khỏe làm việc tốt, sẵn sàng và chịu được mọi áp lực công việc đặt ra đem tới khi dồn công việc cùng các vấn đề cấp bách gặp phải. 

+ Trung thực, ý thức giữ gìn kỷ luật, sự kết hợp làm việc nhóm sẽ luôn là những điều cần thiết đối với bất kỳ lĩnh nào không chỉ về chuyên ngành môi trường này. 

+ Giao tiếp tốt với mọi người cũng như đồng nghiệp tạo sự kết nối hiểu nhau hơn mở rộng chính công tác cơ hội làm việc tại môi trường mới cho bản thân và cũng từ đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn nữa. 

+ Chính bạn cũng cần áp dụng khuôn cho bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường để từ đó tạo động lực cho chính các thành viên khác noi theo tạo nên xã hội phát triển. 

Có thể thấy lĩnh vực tài nguyên môi trường sẽ luôn cần tới nguồn nhân lực lớn vậy nên sự lựa chọn theo đuổi lĩnh vực này sẽ giúp bạn có cơ hội rộng mở hơn cho chính tương lai. Mong rằng những thông tin hữu ích này của timviec365.vn chia sẻ về Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường đã đem lại cho bạn sự giải thích thỏa đáng cho sự lựa chọn. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;