Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghề đúc đồng làm gì? Những thú vị trong công việc đúc đồng

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 12 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Nghề đúc đồng vốn xuất hiện từ rất sớm cho nên đã có một lịch sử đầy thăng trầm cùng với lịch sử của dân tộc. Dù vậy, nghề đúc đồng Việt Nam cho đến nay vẫn được lưu giữ và bảo tồn.

Rất có thể bạn sẽ là một nghệ nhân, một người khai phá ra những con đường mới để nghề phát triển vượt trội hơn nữa, mang lại không giữ gìn bản sắc trong nét đẹp văn hóa dân gian mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động từ một công việc bước ra từ truyền thống.

1. “Bước đi thăng trầm” của nghề đúc đồng Việt Nam

1.1. Nghề đúc đồng - Bước ra từ “hoàng kim”…

Chẳng biết chính xác nghề đúc đồng nước ta ra đời tự bao giờ nhưng những dấu ấn để lại cho đến ngày này cho biết, nghề có tuổi đơn hơn 4 nghìn năm, khởi nguồn từ thời Phùng Nguyên trong lịch sử, sau đó phát triển hưng thịnh vào thời Đông Sơn, tức thời kỳ của các vua Hùng. Các chứng tích mang đậm dấu ấn thời gian thể hiện trên các sản phẩm đồ đồng cho tới ngày nay có thể kể tới như trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ,…

Nghề đúc đồng làm gì?
Nghề đúc đồng làm gì?

Các sản phẩm đồ đồng qua kỹ thuật đúc ngày càng trở nên phong phú, đa dạng về loại hình và kiểu dáng. Đường nét chạm khắc, kỹ thuật tạo dáng ngày càng trở nên tinh tế. Các thợ đúc đồng lành nghề qua các đời đã dần phát triển, đưa nghề truyền thống này bước lên những đỉnh cao mới.

Trên khắp cả nước đều có sự hiện diện của nghề đúc đồng với các mức độ phát triển khác nhau, trong đó, những địa phương được cho là nổi tiếng với nghề tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc với những làng nghề vô cùng nổi tiếng có thể kể tới như Đông Mai (Hưng Yên), Ngũ Xá (Hà Nội), Đại Bái (Bắc Ninh) cùng nhiều cái tên khác thuộc nhiều tỉnh thành Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế,…

1.2. … Đến sự “va chạm” với nền kinh tế thị trường

Chỉ vài thập kỷ cách đây, khi các nguồn nguyên vật liệu mới đã ra đời từ trong lối sống hiện đại, nghề đúc đồng phải đối mặt với nhiều khó khăn cùng rất nhiều nghề truyền thống khác. Có thể nói, nhiều ngôi làng làm nghề nói rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng trong thế “mong manh trước gió” tưởng như có lúc phải đóng cửa. Thế nhưng, nền kinh tế dần đi vào bình ổn và không phát triển đơn phương, kèm theo đó có cả sự thăng hoa trong đời sống tinh thần bên cạnh sự ổn định về vật chất thì nghề đúc đồng dần tìm lại được một vị trí để phát triển.

Thực trạng phát triển nghề đúc đồng Việt Nam
 Thực trạng phát triển nghề đúc đồng Việt Nam

Những nhu cầu về tâm linh, sắm sửa các sản phẩm thời tự hay các đồ vật trang trí bắt đầu được chú trọng mà nguyên liệu chính để làm nên chúng là đồng. Chính vì thế nghề đúc đồng truyền thống ngày nào vẫn còn tồn tại và có cơ may để tiếp tục phát triển. Thậm chí nhiều ngôi làng làm nghề đã liên kết với tốt với doanh nghiệp để xuất khẩu ra nước ngoài, vừa quảng bá một nét đẹp bản sắc của dân tộc vừa góp phần thúc đẩy kinh tế làng nghề nói riêng và nền kinh tế toàn quốc nói chung.

2. Con đường tương lai đầy triển vọng của nghề đúc đồng

Trải qua những thăng trầm như vậy, không chắc nghề có thể “một lần thắm lại” thời hoàng kim thuở nào nhưng cũng được hết sức nâng niu, trân trọng và gìn giữ bởi những nghệ nhân yêu nghề. Nhờ đó, nghề đã tạo ra được công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, không thể tính chi tiết là bao nhiêu nhưng đó là con số hàng chục, hàng trăm ngàn người, đặc biệt là những người lao động phổ thông đến từ mọi miền tổ quốc.

Thêm vào đó, nghề còn được phát triển theo những xu hướng mới, hiện đại hơn và có triển vọng hơn nữa nhờ các nghệ nhân trẻ. Dù được sinh ra ở thời đại mới, không trực tiếp đi theo tiến trình hình thành và phát triển của nghề đúc đồng nhưng thế hệ trẻ ngày này cũng không ít người có niềm đam mê khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, trong đó có nghề đúc đồng. Họ đã thổi vào hồn xưa những không khí mới mẻ, tạo sự hòa quyện độc đáo giữa hai màu sắc, hai vẻ đẹp truyền thống và hiện đại để rồi mang đến cái chất riêng cho mỗi sản phẩm được tạo ra từ công việc đúc đồng.

Triển vọng của nghề đúc đồng
Triển vọng của nghề đúc đồng

Nhờ chịu khó nghiên cứu, tìm tòi các kỹ thuật công nghệ mới để đưa vào hoạt động sản xuất sản phẩm bằng đồng, các nghệ nhân không chỉ bảo vệ môi trường hiệu quả mà còn thúc đẩy việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu đối với các sản phẩm đồng và khôi phục lại tên tuổi cho nhiều làng nghề vốn có tiếng từ thuở xưa.

Ngoài ra, họ cũng đưa sản phẩm của nghề truyền thống đúc đồng tham gia vào nhiều chương trình, hoạt động về xúc tiến thương mại như hội chợ hay triển lãm, không chỉ trong nước mà còn ở cả thị trường quốc tế để giúp các sản phẩm đồ đồng đi vào trong dân, trở nên gần gũi với đời sống nhiều hơn. Họ còn áp dụng cả những hình thức quảng bá điện tử thông qua mạng internet, các kênh truyền thông trực tuyến để quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm, tích cực mở rộng thị trường và tìm kiếm những cơ hội phát  triển cho nghề đúc đồng.

3. Hành trình tạo ra những sản phẩm đồng độc đáo

Khám phá hành trình của mỗi sản phẩm đồ đồng, chúng ta sẽ hiểu được nghề đúc đồng làm những công việc cơ bản nào? Đây cũng sẽ là một nguồn thông tin quan trọng dành cho những ai đang có nhu cầu tìm việc làm tại một làng nghề đúc đồng truyền thống nào đó. Hãy cùng Bích Phượng khám phá sâu hơn về cơ hội việc làm của bạn với những nội dung bên dưới đây.

Quá trình đúc đồng được tiến hành như thế nào?
Quá trình đúc đồng được tiến hành như thế nào?

Sản phẩm đúc đồng là sản phẩm của cả tập thể, nếu như ở tất cả các khâu không có người thợ giỏi thì không thể nào tạo ra được những sản phẩm đồ đồng đẹp. Dù đã đi qua hàng ngàn năm lịch sử, trong khi đó đã có rất nhiều nghề thay đổi trước sự phát triển của công nghệ, khoa học thì với đúc đồng, đến nay nó vấn xứng với danhtruyền thốngbởi mọi phương thức của nghề vẫn được giữ nguyên vẹn như buổi sơ khai. Những công đoạn chính từ xưa đến nay vẫn vậy, có chăng cải biên một chút để trở nên phù hợp. Dựa vào công đoạn mà Phượng mô tả bên dưới đây sẽ giúp bạn có hình dung rõ ràng hơn về công việc của những người thợ đúc đồng.

3.1. Nguyên liệu và mẫu

Để đúc ra một sản phẩm đồng bất kì, chúng ta cần dựa trên mẫu, mẫu ở đây có thể là mẫu hiện vật hoặc mẫu ý tưởng. Nhiệm vụ của nghệ nhân đúc đồng đó là tạo ra sản phẩm thật giống với mẫu. Do đó, họ cần phải có khả năng liên tưởng, hình dung và sao chép để có thể đáp ứng được các yêu cầu được đưa cho từ khách hàng.

Về mẫu, họ cần chọn và tạo mẫu bằng đất sét loại chuyên dụng, bằng thạch cao hoặc gỗ,… Sau đó họ đắp theo hình mẫu có sẵn và bắt đầu từ đây sẽ quyết định việc đường nét trong sản phẩm có tinh xảo hay không. Nếu mẫu ẩu thì không thể nào tạo được các sản phẩm tinh tế, đẹp mắt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Công việc đúc đồng
Công việc đúc đồng

Cùng với việc tạo mẫu tỉ mỉ, hoàn hảo thì muốn sản phẩm chất lượng, nghệ nhân đúc đồng sẽ phải “căng não” để chọn ra chất liệu đồng tốt nhất. Vậy những tiêu chí nào được đem vào đánh giá chất liệu đồng? Đó là loại chất liệu sạch, chứa ít tạp chất. Trên thị trường ngày này có các loại nguyên liệu như bột đồng, vụn đồng,… khá thích hợp để đem vào sử dụng. Điều quan trọng tiếp theo là cân đo nguyên liệu sao cho phù hợp, các tỷ lệ hài hòa. Dạng nguyên liệu đồng đỏ hiện có giá cạnh tranh hơn đồng vàng, điều đó cho thấy rằng, lựa chọn chất liệu đồng đỏ sẽ giúp người đúc đồng tạo được sản phẩm ưng ý hơn.

3.2. Tạo khuôn đúc sản phẩm

Khi tạo khuôn, người đúc đồng sẽ trộn giữa nguyên liệu đất tốt với phụ gia lại với nhau để làm khuôn. Các phụ gia phổ biến như giấy gió và vỏ trấu sẽ cùng trộn vào trong đất sét và làm thành khuôn âm bản. Tiếp đến sử dụng đất bùn, chấu, loại bột có khả năng chịu nhiệt tốt để làm cốt (làm thao)

Khuôn cần được phơi thật khô trong khoảng từ 10 tới 20 ngày, nếu nhanh thì sử dụng phương pháp công nghiệp nung ở mức 700 độ C rồi điều chỉnh mức độ mỏng dày theo yêu cầu.

3.3. Công việc nung – nấu của thợ đúc đồng

Khi đã có được khuôn đúc thì người thợ sẽ lau thật nhẵn nhụi và quét lên khuôn nước sơn chịu nhiệt. Công đoạn nung lại được tiếp tục lần thứ hai sau đó ghép các khuôn lại với nhau theo hình sản phẩm. Song song với lần nung khuôn này, người thợ sẽ thực hiện công việc nhóm lò để nấu đồng, để nhiệt độ nóng chảy ở 1.200 độ C và canh đến khi đồng nóng chảy hoàn toàn sẽ phải pha thêm các tỷ lệ nguyên liệu đưa vào bao gồm có thiếc, kẽm và chì để đưa vào sản phẩm theo yêu cầu về tỷ lệ đặt ra ban đầu, tiếp tục nấu ở 1.250 độ C.

Các giai đoạn của nghề đúc đồng
Các giai đoạn của nghề đúc đồng

Đây là một quá trình dài và rất nhọc nhằn với 10 tiếng đồng hồ để có thể múc nước đồng đem đổ vào trong khuôn. Hai công đoạn song song này phải được tiến hành đồng thời và vừa khớp nhau sao cho khi đồng tan chảy hoàn toàn thì khuôn đúc cũng đã kịp nóng đỏ. Dường như rất khó để thực hiện nhưng phải ở trong nghề chúng ta mới hiểu và phải là nghệ nhân có tay nghề tốt mới có thể làm tốt điều này.

Tùy từng loại sản phẩm sẽ có thời gian dỡ ra khỏi khuôn khác nhau và tiến đến công đoạn hoàn thành sản phẩm.

3.4. Sản phẩm đồng được hoàn thiện như thế nào?

Sau khi đã đủ điều kiện thì sản phẩm sẽ được đưa ra khỏi khuôn và để nguội hoàn toàn. Lúc này người thợ đúc đồng sẽ cần thực hiện các thao tác như mài nhẵn các góc cạnh, thực hiện chạm khắc thật khéo léo, đánh bóng sản phẩm và lên màu đúng yêu cầu về thẩm mỹ và yêu cầu đặc biệt của khách hàng nếu như sản phẩm đó được đặt trước.

Như vậy, với một vài mô tả, có thể thấy nghề đúc đồng trải qua những công đoạn vô cùng vất vả và tốn rất nhiều thời gian mới cho ra lò sản phẩm ưng ý. Mỗi khâu không làm kỹ và dồn tâm sức vào đó thì coi như thành phẩm cuối cùng sẽ đổ sông đổ biển cho nên nghề đúc đồng đòi hỏi người lao động phải thực sự yêu nghề, có tâm huyết và có một đôi bàn tay tài hoa, một tinh thần nghệ sĩ trong đó nữa.  Nếu bạn nhận thấy mình có những yếu tố đó, hãy tìm đến nghề đúc đồng tại các địa chỉ nổi tiếng dưới đây.

Mẫu đơn xin việc

4. Những làng nghề đúc đồng có tiếng của Việt Nam

Có những cái tên gắn liền theo năm tháng với nghề đúc đồng. Khi có nhu cầu mua sản phẩm đồng chất lượng và đẹp mắt hoặc ngay cả khi bạn muốn thể hiện những tài hoa của mình cũng có thể tìm đến những làng nghề nổi tiếng mà Bích Phượng sẽ kể ra ngay sau đây.

Thứ nhất có thể nhắc tới đó là làng đúc đồng truyền thống Ngũ Xá ở mảnh đất Thủ đô. Vốn nổi tiếng từ lâu đời nhờ kỹ xảo tuyệt mĩ trong các sản phẩm như trống đồng,tượng đồng, chuông đồng, đồ thờ đồng, tranh đồng mang theo đường nét nét tinh hoa xếp vào hàng bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa, cho nên đến nay, Ngũ Xá có được nhiều lợi thế phát triển. Nhiều người biết đến cái tiếng tăm ấy mà không ngần ngại thể hiện tình yêu nghề của mình để tìm đến đây xin việc.

Làng nghề đúc đồng
Làng nghề đúc đồng

Tiếp theo, những cái tên nhất định phải “ngó” qua nếu như muốn phát triển tay nghề trong công việc đúc đồng của bạn đó là làng nghề đồng Đại Bái ở vùng quê Kinh Bắc, Tống Xá tại Nam Định hay Đồng Chè – Thanh Hóa,…Những cái tên đã trở thành lịch sử của nghề đúc đồng truyền thống này sẽ mang tới cho bạn rất nhiều cơ hội được phát triển nghề nghiệp và thỏa mãn sức sáng tạo và thể hiện sự tài hoa của mình.

Tìm việc làm

Như vậy, những thông tin về nghề đúc đồng Việt Nam mà Bích Phượng gửi gắm trong bài viết này đã phần nào mang đến cho bạn hiểu biết cơ bản về một nghề truyền thống. Đồng thời, nhen nhóm lên trong bạn những khát khao được thỏa mãn đam mê với nghề. Nếu có nhu cầu tìm việc làm trong các làng nghề đúc đồng truyền thống, bạn có thể tìm kiếm cơ hội đó trên timviec365.vn – một website nổi tiếng chuyên cung cấp việc làm uy tín và hấp dẫn. Hệ thống sẽ mang đến cho bạn nhiều gợi ý phù hợp với mong muốn của bạn. Dưới đây là một nhu cầu điển hình trong tuyển dụng lao động đối với nghề đúc đồng bạn có thể tham khảo:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NGHỀ ĐÚC ĐỒNG.docx

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý