
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Ngôi thai là phần vị trí cơ thể thấp nhất của thai nhi so với xương chậu của người mẹ và khi em bé sinh ra, đây chính là phần cơ thể chui ra khỏi bụng mẹ đầu tiên. Bởi vậy, trước khi sinh con, các bố mẹ cần quan tâm tới ngôi thai để có phương pháp sinh và tập luyện sao cho vị trí ngôi thai hợp lý, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong các ngôi thai, có tới 90% phụ nữ có ngôi thai đầu. Vậy ngôi thai đầu là gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu các thông tin về ngôi thai đầu bổ ích cho các bố mẹ chuẩn bị sinh con nhé!
Khi mang thai, các bố mẹ cần quan tâm tới ngôi thai để có thể có thể lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp, đồng thời đảm bảo em bé có thể ra đời một cách thuận lợi nhất.
Trong khi mang thai, ngôi thai đầu hay ngôi thai thuận được xem là ngôi thai thuận lợi cho các mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ. Tuy vậy, nhiều người lần đầu mang thai sẽ còn lạ lẫm với khái niệm ngôi thai đầu là gì và không biết ngôi thai nào là thuận lợi cho quá trình sinh nở.
Ngôi thai đầu có nghĩa là phần đầu của thai nhi hướng xuống dưới, phía âm hộ của mẹ và phần chân hướng lên trên, phía ngực của người mẹ. Thực tế, hầu hết các phụ nữ mang thai đều có ngôi thai đầu, đây cũng là vấn đề vô cùng quan trọng vì quyết định đến việc sinh mổ hay sinh thường của người mẹ.
Tùy vào vị trí cụ thể của em bé trong bụng mẹ, ngôi thai đầu sẽ chia thành các dạng như sau:
- Ngôi thai đầu hạ vị: Ngôi thai đầu hạ vị là ngôi thai mà em bé trong bụng cúi đầu xuống nhiều nhất trong khu vực hạ vị, thành vị trí thuận lợi, nếu mẹ ở trường hợp này có thể theo dõi thêm để sinh thường thuận lợi nhất khi chuyển dạ.
- Ngôi mặt: Với ngôi mặt thì em bé sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ phía mặt của thai nhi ra trước gần với cổ tử cung nhất.
- Ngôi đầu trán: Thai nhi sẽ nằm ngửa đầu lên theo đúng trục của thai nhi.
- Ngôi thóp: Khi thai nhi ở ngôi thóp, đầu sẽ ở lưng chừng và không sờ được cằm, chỉ sờ được mũi miệng.
Trong các dạng ngôi thai đầu kể trên, ngôi đầu hạ vị là trường hợp sinh nở thuận lợi nhất. Các ngôi khác dù là ngôi đầu nhưng bởi vì thai nhi cúi đầu sẽ không tốt để chui ra âm đạo nên trường hợp này có thể gặp khó khăn lúc sinh nở. Bởi vậy, tùy theo các dạng ngôi thai mà bác sĩ sẽ kết luận người mẹ nên sinh thường hay sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Khi thai nhi được 28 tuần tuổi, thai phụ nên siêu âm để có thể biết được vị trí chính xác của ngôi thai đã thuận lợi hay chưa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dự đoán ngôi thai qua cử động tay, chân của em bé trong bụng mẹ, hình dáng bụng bầu bên ngoài và vị trí thai máy.
Trường hợp thai nhi quay đầu xuống phía dưới bụng mẹ, dáng bụng bầu sẽ thành hình ô van, kéo từ trên ngực cho đến bên dưới, từ đầu xương sườn của người mẹ tới xương mu. Hai bên sườn của người mẹ là tay, chân, lưng thai nhi và mông thai sẽ nằm phía trên cổ tử cung, bên dưới là hình tròn và cứng.
Bên cạnh đó, khi mẹ bầu cảm nhận được áp lực vùng bụng ngày càng tăng, đây chính là dấu hiệu để nhận biết ngôi thai thuận, phần bụng dưới sẽ trở nên áp lực hơn vì khi ngồi sẽ tạo thành nếp gấp. Tùy vậy, tùy thuộc vào thành bụng của người mẹ dày hay mỏng thì mới có thể nhận biết được ngôi thai.
Dưới đây là một số cách giúp thai phụ có thể dự đoán được thai nhi đã quay đầu hay chưa.
Từ tuần 28 trở đi, các mẹ bầu nên thực hiện siêu âm định kỳ để xác định ngôi thai chính xác nhất. Khi siêu âm, mẹ sẽ biết được ngôi thai của bé ngược hay thuận. Bên cạnh đó, bạn sẽ biết được thai nhi nặng bao nhiêu, tình trạng dây rốn, nước ối, hình thái, bánh nhau, các cơ quan phát triển ra sao…
Ngoài siêu âm, bạn cũng có thể dự đoán vị trí ngôi thai bằng cách dựa vào vị trí thai máy và cách cử động tay, chân của thai nhi trong bụng để dự đoán ngôi thai. Chỉ cần tinh ý một chút, bạn đã biết được con đạp ở bụng trên hay dưới để biết được con đã xoay đúng vị trí hay chưa. Trường hợp bạn cảm nhận được em bé đạp phía trên bụng thì con đã xoay đúng vị trí và ngược lại, nếu con đạp ở bên dưới dụng thì chứng tỏ em bé vẫn chưa xoay chuyển vị trí.
Thông thường, 80% thai nhi quay đầu bắt đầu từ tuần 28 hoặc 29, còn số còn lại sẽ quay đầu muộn hoặc sớm hơn mức thai kỳ này.
Phương pháp sử dụng tay để nhận biết ngôi thai nhi xoay chuyển hay chưa cần có sự trợ giúp của người bố. Cụ thể, mẹ bé sẽ nằm xuống và bố bé sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Bố sẽ đặt tay nhẹ nhàng hai tay vào đáy tử cung của mẹ và đẩy nhẹ phía bụng, nếu cảm thấy cứng cứng thì đó có thể là đầu của em bé.
Bước 2: Sau đó, hai tay của người bố sẽ đặt lần lượt vào bên trái và bên phải của vùng bụng người mẹ. Tay trái sờ nắn bụng nhẹ nhàng, tay phải để nguyên, tiếp tục thực hiện ngược lại, tay trái giữ nguyên và tay phải sờ nắn bụng, qua đó bố sẽ xác định được lưng em bé nằm phía nào.
Sau khi đã biết được ngôi thai đầu là gì, bạn cũng cần biết được ngôi thai đầu sẽ thực hiện sinh bằng phương pháp nào. Hầu hết ai cũng muốn sinh thường, tuy mất sức hơn sinh mổ, nhưng thời gian bình phục của người mẹ sẽ nhanh hơn và không để lại di chứng.
Cụ thể, nếu thai nhi có ngôi đầu hay còn gọi là ngôi thuận, việc sinh nở sẽ diễn ra khá thuận lợi và dễ dàng, do đó các mẹ bầu thường chào đón con bằng cách sinh thường.
Tuy nhiên, để đánh giá sinh thường hay sinh mổ, bác sĩ còn dựa vào nhiều yếu tố khác ngoài ngôi thai, ví dụ như khung xương chậu của người mẹ có đảm bảo đủ rộng hay không, em bé có cân nặng bao nhiêu,... Vì vậy, không phải phụ nữ nào có ngôi thai thuận cũng có thể sinh thường.
Thai nhi hoàn toàn phát triển bình thường nếu từ chuyển sang ngôi đầu từ tuần thứ 28 trở đi, lúc này người mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đợi ngày chuyển dạ và nếu đây là bé đầu tiên và chưa từng sinh mổ, khả năng chuyển dạ sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, thai quay đầu sớm không phải dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm hay sinh sớm. Nếu thai nhi đã chuyển ngôi thai và người mẹ không có các dấu hiệu đau đẻ hoặc những dấu hiệu bất thường như phù nề, đau vùng dưới, ra dịch hồng… Vậy thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm đợi đủ ngày đủ tháng chờ bé ra đời.
Công cuộc chuyển dạ và phương pháp sinh có ảnh hưởng rất lớn bởi ngôi thai nhi. Nếu thai nhi không thuận lợi, là ngôi thai ngược hay ngôi thai mông, nếu các biện pháp can thiệp không có tác dụng thì cần chỉ định mổ. Vì vậy, vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám để biết được ngôi thai ở vị trí nào và có thể kịp thời sử dụng các biện pháp can thiệp xoay ngôi thai nếu vị trí ngôi thai không thuận lợi.
Bất cứ người bố, mẹ nào cũng muốn con cái mình sinh ra mạnh khỏe và phát triển tốt nhất. Vì vậy, khi nhận thấy ngôi thai bất thường, những ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng, sốt ruột. Vậy ngôi thai bất thường xuất phát từ đâu và có đáng lo ngại?
Ngôi thai bất thường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xương chậu của tử cung của người mẹ có hình dạng bất thường nên gặp phải vấn đề này. Một số trường hợp khác có thể do thai nhi phát triển quá mức hay không may gặp phải các trường hợp dị tật từ trong bụng mẹ.
Những vấn đề này ảnh hưởng tới sự sức khỏe, an toàn của mẹ và bé, đồng thời việc sinh nở cũng có thể gặp khó khăn. Vì vậy, các bố nên đưa mẹ bầu nên thăm khám định kỳ và thực hiện theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cả bố và mẹ có thể tìm hiểu một số bài tập và cách thay đổi các thói quen sinh hoạt để điều chỉnh ngôi thai sao cho phù hợp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được ngôi thai đầu là gì, cách nhận biết ngôi thai đầu và một số thông tin cần biết về ngôi thai. Các mẹ cũng lưu ý để thai nhi có thể quay đầu đúng vị trí, cần thực hiện những điều như sau: Luôn để đầu ngồi thấp hơn hông khi ngồi, không ngồi một chỗ quá 45 phút, thường xuyên tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng và khi ngủ luôn nằm nghiêng sang trái để thai nhi dễ dàng xoay đầu hơn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần thường xuyên thăm khám định kỳ để xác định ngôi thai của em bé nhé! Chúc bạn và bé mạnh khỏe, bình an!
Nước Dashi là gì?
Nước Dashi là thức uống vô cùng bổ dưỡng cho các bé trong thời kỳ ăn dặm. Cùng tìm hiểu nước Dashi là gì và cách chế biến loại nước thơm ngon này qua đường link dưới đây!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận