Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Học báo chí ra làm gì? Hướng nghiệp cho một nghề cao quý

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

“Học báo chí ra làm gì” là nỗi lo chung của những sinh viên đang đã đang và sắp có dự định học ngành báo chí. Mặc dù vậy,  ai cũng biết cơ hội tìm việc làm cho sinh viên báo chí sau khi tốt nghiệp là rất nhiều. Trước cơn bão dữ về mạng và thông tin hiện nay, báo chí không chỉ đơn thuần là một nghề và còn có vai trò quan trọng đối với xã hội. 

1. Học báo chí ra làm gì? Tổng quan về ngành báo chí 

1.1. Báo chí là gì ?

Học báo chí ra làm gì? Tổng quan về ngành báo chí

Báo chí là là một hình thức truyền tải thông tin thông qua việc viết về các chủ đề liên quan đến tin tức cho tất cả các phương tiện, in và không in. Không chỉ vậy báo chí còn là quá trình phức tạp của việc lấy thông tin và sàng lọc thông tin, chỉnh sửa thông tin và đưa ra bối cảnh. Nhà báolà những cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình chọn lựa và trình bày các thông tin mà họ xem là quan trọng, đồng thời đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn về sự thật và trung thực trong bài báo. 

Báo chí kết hợp tất cả mọi thứ từ tin tức về chính trị và các vấn đề công cộng, cho đến khía cạnh nhẹ nhàng hơn, bao gồm sự quan tâm của con người và những câu chuyện về người nổi tiếng. Ngày nay, ngôn ngữ báo chí cũng cung cấp các thông điệp về lối sống, cập nhật y tế, thời tiết, khoa học, giáo dục, và nhiều hơn nữa. Trong quy trình báo chí bắt đầu bằng việc thu thập tin tức từ cộng đồng địa phương, quốc gia hoặc thế giới và kết thúc khi nó được phổ biến thông qua bất kỳ số kênh truyền thông nào. Chúng bao gồm đài phát thanh và truyền hình, báo và tạp chí, và bây giờ, Internet luôn luôn hiện diện và có mặt khắp nơi.

1.2. Cơ hội việc làm báo chí 

Cơ hội việc làm báo chí hiện nay rất nhiều cho không chỉ sinh viên chuyên ngành báo chí mà cả của những người có đam mê với nghề báo. Từ các nhà đài, tòa soạn hay cả những trang báo mạng đều có những đợt tuyển dụng phóng viên, biên tập viên lớn hàng quý, thậm chí là hàng tháng. Các bạn có sự yêu thích và tâm huyết với nghề có thể bắt đầu tập sự với nghề báo thông qua vị trí công tác viên báo chí. Các mảng, chủ đề viết bài cũng rất đa dạng để cho các cộng tác viên báo chí thử sức. Bên cạnh những kênh báo chính thức còn có các kênh thông tin và những website cần bộ phận viết content cũng là những mảnh đất việc làm dành cho sinh viên học báo chí. 

Mức nhuận bút và mức lương dành cho các công việc liên quan đến báo chí rơi vào khoảng từ 100.000 đồng trở lên cho một tin bài, có thể lên đến 2.000.000đ một bài nếu như bài báo đó có giá trị lớn về thông tin và sự đầu tư nghiên cứu. Còn với những nhân viên viết content ( nội dung ) dưới dạng bài viết cung cấp trên các website mức lương có thể dao động từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ. Một thực tế cho thấy sinh viên học báo chí ra có 2 định hướng: một là làm báo và hai là làm truyền thông quốc tế trong và ngoài nước , đây đều là 2 việc làm có nhiều cơ hội phát triển cho bản thân mỗi người. 

Xem thêm: Public relationship là gì? Cơ hội ứng tuyển ngành hot nhất 2024

2. Các vị trí tuyển dụng báo chí hiện nay 

2.1. Nghề phóng viên

Nghề phóng viên là một trong những nghề trọng vọng nhất trong nghề báo chí mà bất kì sinh viên nào theo học ngành này cũng ao ước. Cùng với đó đây cũng là một nghề cực kỳ vất vả và nguy hiểm. Phóng viên chính là người trực tiếp sẽ thâm nhập vào nguồn tin để điều tra, tìm hiểu để viết. Hình ảnh phóng viên mà chúng ta thường thấy chưa bao giờ là những hình ảnh chải chuốt bóng bẩy mà đều là những hình ảnh lam lũ, cực nhọc của những người làm nghề. Tuyển dụng nghề phóng viên hiện nay không chỉ cần một người giỏi nghiệp vụ mà còn cả có tâm, có đức và gan dạ, kiên cường dám chịu khổ.  

Việc làm phóng viên

2.2. Nghề biên tập viên 

Khác với nghề phóng viên, biên tập viên có phần bớt vất vả hơn nhưng lại là vị trí cực kỳ yêu cầu cao khi tuyển dụng ngành báo chí vì đây sẽ là bộ phận chính gọt giũa, biên tập chỉnh sửa và đăng tải lên các trang báo của tòa soạn mình. Biên tập viên là người có tư duy báo chí cũng như việc sử dụng ngôn ngữ báo chí và cách hành văn rất nhạy bén. Đôi khi chính các biên tập viên cũng phải tự mình “lăn lộn” bên ngoài để tìm kiếm cho mình những đề tài viết bài chất lượng. 

Tuyển biên tập viên

2.3. Nghề quay phim 

Nghề quay phim là một trong khối nghiệp vụ kỹ thuật của ngành báo chí. Nhìn chung đây là vị trí đặc trưng của loại hình báo chí truyền hình. Đối tượng tuyển dụng của công việc này thường là các nhà đài và nhắm đối chủ yếu các bạn sinh viên của chuyên ngành truyền hình và quay phim. Mặc dù đều sử dụng máy quay song nghề quay phim báo chí sẽ khác với quay các thể loại khác, thể hiện ở tư duy hình ảnh báo chí. Cùng với đó nhân lực cho nghề quay phim báo chí cũng cần phải có những kỹ năng về dựng bên cạnh những nghiệp vụ báo chí sẵn có. Điều này nhằm có thể sản xuất nhanh nhất các bản tin truyền hình mà không cần thông qua quá nhiều khâu. 

2.4. Nghề phát thanh viên

Nghề phát thanh viên là một cơ hội việc làm tiếp theo cho sinh viên học báo chí, đặc biệt là chuyên ngành phát thanh. Tuyển dụng phát thanh viên không chỉ cho nhà đài phát thanh mà còn có thể cho các chương trình, công ty quảng cáo hoặc tại các uy ban xã phường thuộc bộ phận phát thanh quần chúng. Nghề phát thanh viên yêu cầu đặc biệt về giọng nói, bên cạnh đó thì khả năng biên tập tin tức, kỹ năng sử dụng các phần mềm trong báo phát thanh để có thể tự mình sản xuất tin phát thanh. Cơ hội việc làm phát thanh viên có phần “eo hẹp” hơn các cơ hội việc làm báo chí khác do hình thức báo chí đang không thực sự được đầu tư nhiều. 

Tuyển phát thanh viên

2.5. Dẫn chương trình 

Các vị trí tuyển dụng báo chí hiện nay

Cuối cùng là nghề MC - Dẫn chương trình. Trái ngược lại với các phóng viên, các dẫn chương trình sẽ luôn xuất hiện trước ống kính với vẻ ngoài gọn gàng, sáng sủa nhất vì đây chính là bộ mặt của cả một chương trình. Đó cũng là lý do khi tuyển dụng dẫn chương trình thì yếu tố ngoại hình cũng được quan tâm. Các ứng viên cho vị trí dẫn chương trình - MC phải là những người có sự ứng biến tốt trên sân khấu, không chỉ vậy còn có sự phản ứng linh hoạt trong phỏng vấn, và các bản tin truyền hình, phóng sự. Nhu cầu tuyển dụng các MC, dẫn chương trình từ các trường và chuyên ngành đào tạo báo chí ra rất nhiều. Bởi lẽ đây là thời đại của 4.0 nên bất kì những gì có mục đích quảng cáo đều được thực hiện dưới dạng video, đương nhiên cần người làm chủ video đó, không ai khác chính là các MC và dẫn chương trình. 

Việc làm dẫn chương trình

3. Nghề báo chí - không chỉ là nghề mà là nghiệp phục vụ xã hội

3.1. Báo chí cung cấp thông tin cho công chúng 

Trong cuốn sách "Các yếu tố của báo chí", Kovatch và Rosenstiel lập luận rằng "nghĩa vụ đầu tiên của nhà báo là sự thật." Tại sao? Bởi vì khi công dân có quyền truy cập đáng tin cậy vào thông tin mà họ có thể tin tưởng là trung thực (không phải là những lời nói dối hoặc tuyên truyền hoàn toàn), họ có thể đưa ra quyết định tốt hơn và tự quản lý tốt hơn. Ví dụ, công dân nên có thể dựa vào các nhà báo để cung cấp cho họ thông tin trung thực về các ứng cử viên để họ có thể quyết định ai sẽ bỏ phiếu. Điều tương tự cũng xảy ra với tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta đưa ra quyết định, cho dù đó là khi chúng ta mua xe, chọn trường hay thậm chí chỉ quyết định xem phim.

3.2. Báo chí định hướng công chúng 

Nhiệm vụ định hướng công chúng là một trong những chức năng quan trọng của báo chí. Trước những cơn bão thông tin thật giả lẫn lộn như hiện nay thì báo chí phải luôn thể hiện được ngòi bút bén sắc và sự tỉnh táo của mình. Những thế lực thù địch luôn lợi dụng các kênh thông tin không chính thống để mị dân tin vào những điều nhảm nhí, khiến xã hội bị thoái hóa, nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Chính lúc này báo chí phải thể hiện rõ vai trò định hướng công chúng của mình, chống sai lệch dư luận. Đây cũng là một sự thể hiện sự trung thành tuyệt đối với Đảng của một bộ phận mà ở các nước xã hội tư bản gọi là “Cơ quan quyền lực thứ ba”. Tuy nhiên ở tại Việt Nam thì báo chí là một bộ phận gần gũi với dân nhất, phục vụ dân bên cạnh phục vụ Đảng. 

3.3. Báo chí là tiếng nói của công chúng

Các vai trò quan trọng khác mà báo chí hoàn thành là đóng vai trò là người giám sát quyền lực độc lập và đưa ra tiếng nói cho người không có tiếng nói. Những người mạnh mẽ thường cố gắng thoát khỏi những điều xấu. Nếu các nhà báo không ở đó để vạch trần họ, những người quyền lực đó sẽ thoát khỏi nó. Mặt khác, hầu hết mọi người trên thế giới này không mạnh mẽ, nhưng quan điểm và câu chuyện của họ vẫn rất quan trọng. Các nhà báo có thể là những người tìm thấy những người bất lực và cho họ một tiếng nói.

Cuối cùng, báo chí cung cấp một diễn đàn công khai để chỉ trích và bình luận. Đây là một điều thiết yếu cho một xã hội dân chủ để có. Nó mang lại cho mỗi người dân một tiếng nói. Báo chí cung cấp nhiều con đường để công dân lên tiếng, từ việc in thư đến biên tập viên trên báo đến hiển thị bình luận của độc giả sau một bài báo trực tuyến.

4. Đào tạo ngành báo chí truyền thông

4.1. Các trường, khoa đào tạo báo chí nổi tiếng 

Ở Việt Nam ngày nay, có nhiều trường đại học mở chuyên ngành đào tạo báo chí để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực truyền thông và tương lai quốc gia. Tiêu biểu nhất đó là Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 36 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Thủ đô Hà Nội. Đây là cơ sở đào tạo báo chí chuyên sâu nhất trên cả nước. Sinh viên đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng vì thế mà có thể đến từ khắp mọi miền tổ quốc. Học viện Báo chí hiện nay đào tạo khối nghiệp vụ báo chí gồm 3 khoa (chủ yếu là thi khối c) bao gồm: Khoa báo chí ( Gồm chuyên ngành Báo In và Báo Ảnh ), Khoa Phát thanh - Truyền hình ( Gồm chuyên ngành Báo Truyền hình, Báo Phát thanh, Báo Mạng điện tử và chuyên ngành Quay phim ).

Ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền ra, sinh viên yêu thích về ngành báo có thể theo học Viện Đào tạo Báo chí Truyền thông của trường Đại học Xã hội và Nhân văn. Hay Khoa viết văn của Đại học Văn hóa Hà Nội cũng là một trong những cái nôi của những cây bút báo chí sáng giá. Đối với hệ cao đẳng về Báo chí, sinh viên cũng có thể theo học tại 2 trường Cao Đẳng chất lượng cao là : Cao đẳng Truyền hình ( trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam VTV ) và Cao đẳng Phát thanh ( trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam VOV ). Với những cái tên kể trên, sinh viên có thể theo học đa dạng ở các loại hình báo chí truyền thông khác nhau theo đúng nguyện vọng về nghề nghiệp của mình. 

Các trường, khoa đào tạo báo chí nổi tiếng

4.2. Những nghiệp vụ báo chí được học tại trường

4.2.1. Kỹ năng viết báo chí

Đối với sinh viên khi theo học các chuyên ngành báo chí tại trường đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ được học đầy đủ về nghiệp vụ báo chí ngay từ năm nhất. Đây là một điểm khác biệt của chuyên ngành đào tạo báo chí so với những chuyên ngành khác. Báo chí không chỉ là những lý thuyết suông mà báo người làm báo phải biến nó thành cụ thể thông qua ngôn ngữ báo chí. Vậy ngôn ngữ báo chí? Nó là một công cụ để truyền tải những gì mắt thấy tai nghe, những gì nhà báo, phóng viên cảm nhận được từ cuộc sống. Ngôn ngữ báo chí cũng sẽ là một trong những kỹ năng viết báo chí của sinh viên. 

4.2.2. Sử dụng thiết bị báo chí truyền thông

Bên cạnh những nghiệp vụ về báo chí như tìm kiếm đề tài, viết bài, thì sinh viên cũng sẽ được học cách sử dụng các thiết bị báo chí truyền thông để phục vụ mục đích sản xuất tin bài. Các môn học như: Quay phim, Kỹ thuật báo chí, Ảnh báo chí, Các phương tiện báo chí hiện đại, … là những môn học để đào tạo kỹ năng sử dụng thiết bị để làm báo cho sinh viên. Một người làm báo đa năng - theo đúng xu hướng báo chí hiện đại 4.0 là một người có thể làm được tất cả các khâu từ viết bài, chụp ảnh, dựng phim, … để có thể sản xuất tin bài một cách nhanh nhất. Đây là điều tối quan trọng trong việc chạy đua tốc độ của thông tin hiện nay đối với riêng ngành Báo chí nước nhà.  

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải quyết câu hỏi “học báo chí ra làm gì”. Nghề báo chí không phải là nghề cứ ép buộc là có thể làm, mà nó thực sự phải được làm bằng cái tâm huyết và sự đam mê cháy bỏng với nghề. Cho nên việc định hướng chỉ là một phần, nếu bạn thực sự nghiêm túc theo đuổi nghề thì có thể thông qua bài viết này để có thêm động lực thực hiện ước mơ của mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Thông cáo báo chí - công cụ đắc lực của truyền thông marketing

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;