Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nhân viên mong muốn sếp làm gì khi công ty rơi vào khủng hoảng

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi vướng vào truyền thông, công ty chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề rắc rối. Những rắc rối lớn nhất đến từ phản ứng dữ dội của công chúng, đối tác, sự hoang mang của nhân viên và bản thân mức độ uy tín của công ty. Ở vai trò nhà lãnh đạo, người cầm cân nảy mực tỏng hàn cảnh này như đứng trên đống lửa. Để dập tắt đống lửa cháy ngùn ngụt, bạn nên bình tĩnh và thực hiện theo những điều sau đây.

Kiếm việc làm

1. Hãy nhìn nhận vấn đề và gửi lời xin lỗi

Việc để công ty rơi vào khủng hoảng do một sự cố hay một yếu tố khách quan nào đó tác động vốn dĩ là một điều không thể tránh khỏi của bất kì doanh nghiệp nào, và đương nhiên đó cũng không phải hoàn toàn là lỗi của người lãnh đạo. Tuy nhiên nhân viên không hề muốn nghe những lý do đổ lỗi cho người nọ người người từ phía lãnh đạo bởi lẽ họ không có nhu cầu mà cái họ cần là một sự xác thực và đảm bảo công việc cũng như quyền lợi của họ. Chính vì vậy cách tốt nhất khi công ty đang mắc phải những mớ bòng bòng nào đó, người lãnh đạo nên cúi đầu xin lỗi. 

Đây là cách mà vị giám đốc doanh nghiệp lớn tại một Trung tâm nổi tiếng thuộc đại học Oxford đã gợi ý. Điều đó là hoàn toàn đúng, bất  kể doanh nghiệp nào cũng vậy, mục đích cuối cùng của họ là kinh doanh và phục vụ công chúng. Khi doanh nghiệp mắc lỗi, dù nguyên nhân là gì thì cũng đã mang tới ảnh hưởng cho công chúng. Không những thế, khủng hoảng của công ty cũng trực tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc, thậm chí khiến nhân viên lo lắng về tiền lương của họ. Vậy nên, một lời xin lỗi nhanh chóng và không điều  kiện chính là việc làm quan trọng, và cần phải được thực hiện nhanh chóng.

Tự nhìn nhận ra vấn đề và gửi lời xin lỗi nhân viên không bao giờ làm mất đi vị thế của bạn đặc biệt là trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế này. Điều này chỉ chứng minh cho mọi người thấy rằng đó là một người sếp công minh, có bản lĩnh, trách nhiệm mà họ có thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng lãnh đạo.  Bên cạnh đó đây cũng chính là bước đầu ổn định tâm lý cho nhân viên khi xảy ra khủng hoảng công ty, giúp nhân viên tiếp tục tập trung vào công việc, không bị hoang mang tâm lý khiến chất lượng công việc giảm sút. Thậm chí một tiếng xin lỗi từ lãnh đạo sẽ hạn chế thấp nhất những cuộc đả đảo bãi công của công nhân viên. 

2. Giải quyết ổn thỏa các vấn đề về lương 

Khi xảy ra khủng hoảng thì thường là kéo dài trong một khoảng thời gian cho nên ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế chung của công ty. Một trong số đó nguồn vốn để chi trả lương cho nhân viên chính là vấn đề mà bất kì nhân viên nào cũng quan tâm và lo sợ. Là một người lãnh đạo, bạn phải chắc chắn giải quyết được nỗi lo của nhân viên lúc đó. Khủng hoảng sẽ có thể ở ngưỡng tổn thất nhỏ, nhưng sẽ có những ngưỡng tổn thất lớn và chắc chắn việc trích vốn trả lương của nhân viên để giải quyết vấn đề tạm thời. Đây là điều thường thấy ở các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên sếp cũng không thể “lẳng lặng” đi việc đó mà nghiễm nhiên cho rằng nhân viên sẽ phải chấp nhận việc chậm lương để giải quyết cùng công ty. Trên thực tế, điều đó là không đúng bởi những nhân viên không có trách nhiệm phải hứng chịu sự tổn thất khi bản thân họ không gây ra lỗi. Chính vì vậy, bắt buộc sếp sẽ phải giải quyết ổn thỏa lương cho nhân viên bằng bất cứ giá nào.  

Nếu trong trường hợp, lãnh đạo công ty không thể giải quyết được lương nhân viên trước mắt do tổn thất về kinh tế quá lớn thì lãnh đạo bắt buộc phải có tiếng nói và lời hứa hẹn với nhân viên. Hãy dùng một sự thành khẩn nhất và một sự chắc nịch về ngày trả lương. Đương nhiên nếu có thể dùng giấy tờ cam kết sẽ là hướng giải quyết tốt nhất để ổn định được tình hình nhân viên. 

Việc làm quản trị kinh doanh

xử lý khủng hoảng - Hãy nhìn nhận vấn đề và gửi lời xin lỗi

3. Tìm hiểu đích xác nguyên nhân gây ra khủng hoảng

Muốn gỡ rối, bạn cần phải biết nút thắt nằm ở đâu. Đối với khủng hoảng doanh nghiệp cũng vậy, việc gỡ rối ngay khi khủng hoảng  xảy ra càng được tiến hàng nhanh thì càng tốt cho doanh nghiệp để tránh thiệt hại. Hãy nêu cao tinh thần minh bạch, thể hiện rõ mong muốn được biết nguyên nhân. Khi bạn làm được điều đó, thứ đầu tiên bạn thu được đó là lòng tin. Nếu như gây dựng được lòng tin ngay khi doanh nghiệp của bạn đang nằm trong cơn khủng hoảng thì chắc chắn công ty bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi khó khăn. Việc đi xác định nguyên nhân khủng hoảng là một việc chắc chắn một người lãnh đạo công ty phải làm cho nên nhân viên không nói thì chắc chắn người làm sếp cũng phải tự mình đi tìm ra nguyên nhân và thông báo nó với nhân viên. Hành động này giúp nhân viên được gỡ rối phần nào những thắc mắc về tình hình của công ty - là điều là bất kì ai cũng muốn biết. 

Việc minh bạch nguyên nhân khủng hoảng với nhân viên không chỉ giúp sếp có được lòng tin của nhân viên mà còn có thể là động lực để cho nhân viên phấn đấu. Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ khi nhân viên đã có sự tin tưởng đối với lãnh đạo của mình, và biết được rõ ngọn ngành của vấn đề có thể sẽ thông cảm và tiếp tục cố gắng giúp công ty sớm vực dậy. Cũng có thể có những nhân viên sẽ rời đi sau khi biết được nguyên nhân, nhưng đó cũng là cách giúp người lãnh đạo sàng lọc được đâu sẽ là những nhân viên tâm huyết, những người đồng minh tận tụy với công việc, công ty, là cánh tay phải đắc lực cho mình. 

>>> Tham khảo thêm: Cánh cửa việc làm thương mại điện tử tại Đà Nẵng sẽ rộng mở hơn khi bạn click ngay tại đây! 

xử lý khủng hoảng -  Tìm hiểu đích xác nguyên nhân gây ra khủng hoảng

4. Hãy cải cách khi nhận thấy vấn đề yếu kém

Đây là điều cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải làm. Cải cách có nghĩa là  loại bỏ những điểm yếu chưa tốt, thay thế sự không phù hợp và tôn trọng giá trị nhân văn. Nếu cải cách lại chạy theo hướng quá độ, không mang tính nhân văn trong đó, ắt sự việc càng trở nên tồi tệ. Đây cũng là một hành động để bạn nguoitimviec gỡ nút khủng hoảng. Bởi khi xảy ra vấn đề bất cập, nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ tới đó là đường lối cải cách chưa đúng đắn, chưa phù hợp. Đừng bao giờ bảo thủ với lối suy nghĩ của mình, bạn nên nhớ rằng công ty không chỉ ảnh hưởng trực tiếp với những người lãnh đạo như bạn mà cả với những cấp dưới là nhân viên. Hơn ai hết họ cũng mong muốn công ty vượt qua được sự vấp ngã bằng cách thay đổi và sửa chữa hướng đi mới. Nếu bạn vẫn tiếp tục dùng lại những lối đi cũ thì khả năng nhân viên sẽ tỏ ra nghi ngờ vào sự thất bại tiếp theo mà không muốn tiếp tục đồng hành cùng bạn. 

Cải cách vấn đề yếu kém là điều chắc chắn phải làm chứ không thể “chờ đợi cơ hội” vì thương trường là không có sự chờ đợi ai. Bạn không chỉ cần thay đổi mà còn cần thay đổi một cách nhanh chóng. Mong mỏi tốc độ và chất lượng đối với sự vực dậy của công ty của nhân viên tương tự với mong mỏi về cống hiến của bạn đối với nhân viên. Cho nên chính sếp phải là người hiểu rõ hơn ai hết những mong muốn đó. Khi bạn đã có những hướng đi mới, đồng nghĩa với việc nhân viên sẽ hứng khởi để làm theo sự giao phó của sếp để đạt được kết quả tốt nhất. Hoặc chính bạn cũng có thể có một cuộc họp với toàn bộ nhân viên trong công ty để bàn bạc và đề xuất các phương pháp cải cách mới. Biết đâu trong lúc khó khăn, bạn lại có thể tìm được nhân tài xuất chúng cho công ty của mình. Và từ những ý kiến của nhân viên bạn có thể xem xét và đánh giá xem có phù hợp với tình hình của công ty không để nhanh chóng áp dụng giải quyết. 

Việc làm kế toán - kiểm toán

xử lý khủng hoảng - Hãy cải cách khi nhận thấy vấn đề yếu kém

5. Tạo ra khối đoàn kết nội bộ

Đứng ở cương vị người lãnh đạo, sẽ thật sai lầm nếu như bạn không biết cách tạo ra khối đoàn kết trong nội bộ nhân viên.  Mỗi người một cách lãnh đạo, nhưng sẽ chẳng ai lao đầu vào ngõ cụt khi nghĩ rằng phải tạo ra những mối bất hòa trong nhân viên, tăng tính cạnh tranh thì công ty mới phát triển. Có lẽ chính suy nghĩ đó của bạn mới là nguyên nhân hàng đầu tạo ra những đợt khủng hoảng. Các  cụ đã dạy, ba cây chụm lại mới nên được hòn núi cao, doanh nghiệp phát triển thì cần nhiều cây chụm lại hơn nữa vì đoàn kết là sức mạnh. Trong mọi khó khăn nào, sự đồng lòng sẽ là bài thuốc và là động lực giúp công ty vượt qua mọi khó khăn. Khi xảy ra khủng hoảng không tránh khỏi những thông tin thất thiệt sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình nội bộ công ty và sự xích mích giữa các nhóm nhân viên. Một người lãnh đạo giỏi phải là người có thể xiết chặt lại sự đoàn kết đó. Đôi khi sự thất bại không nằm ở công việc mà có thể đến từ chính yếu tố con người. Một chiếc đũa có thể bẻ gãy nhưng nếu cả bó đũa thì dù đối thủ có bàn tay khỏe mạnh đến đâu cũng không thể bẻ được. Đó là nguyên lý đúng đắn từ xưa đến nay mà là lãnh đạo, bạn phải luôn hiểu được điều đó. 

Hãy luôn cảnh giác với các thế lực thù địch muốn chia rẽ nội bộ công ty, bảo vệ khối nhân viên của mình như chính sinh mạng mình là điều mà nhân viên luôn mong muốn sếp sẽ làm khi công ty rơi vào khủng hoảng. Cố nhân có câu “Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”, cho nên hơn lúc nào hết toàn bộ nhân viên công ty phải đoàn kết lại với ban lãnh đạo cùng nhau vượt qua sóng gió của công ty lúc này. Khối đoàn kết nội bộ còn thực sự có lợi khi bạn thực hiện các điều hướng và kế hoạch mới, vì đó sẽ là động lực để công việc thêm năng suất, cùng với đó khả năng đứng dậy từ thất bại cũng sẽ cao hơn.

xử lý khủng hoảng - Tạo ra khối đoàn kết nội bộ

Như vậy, trong bài toán việc làm kinh doanh, người làm sếp cần phải sáng suốt, tinh anh và lấy nhân viên làm trụ cột để không một cơn khủng hoảng nào có thể đánh gục công ty. Chúc cho doanh nghiệp của các bạn luôn luôn phát triển bền vững.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;