Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Món ăn oyakodon là gì và lịch sử của món ăn Oyakodon

Tác giả: Phạm Hà

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhật Bản luôn nổi tiếng trên thế giới về truyền thống văn hóa dân tộc, điều này được thể hiện tinh tế trong từng vật dụng hằng ngày, đặc biệt trong ở các món ăn. Một trong những món ăn thể hiện đậm nét văn hóa Nhật Bản chính là món oyakodon. Để có thể biết được oyakodon là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu sắc về món ăn đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây!

1. Oyakodon là gì và nguồn gốc lịch sử của món ăn

1.1. Chúng ta sẽ hiểu oyakodon thế nào?

Đã từ lâu, trong lịch sử nền ẩm thực thế giới, người Nhật luôn thể hiện tinh hoa văn hóa, cầu kỳ trong từng món ăn của mình. Mỗi món ăn luôn thể hiện từng câu chúc, những ý nghĩa hay các câu chuyện để nhắc nhở mỗi con người nơi xứ sở của mình. Một món ăn thể hiện rõ ràng nhất điều này chính là oyakodon.

Oyakodon là một món cơm truyền thống của người Nhật Bản, còn được biết đến là món Donburi. Món ăn này được chế biến từ các nguyên liệu chính như trứng, thịt gà, hành tây, rượu sake,… Sau đó, món ăn sẽ sử dụng nước sốt được làm từ tương shoyu để trải lên cơm tạo nên sự đẹp mắt, ngon miệng.

Theo ngôn ngữ Nhật Bản, chữ Oyakodon xây dựng từ bảng chữ cái Romaji với từ”oyako” được ghép ở 2 từ tiếng Hán “Thân” và “Tử”. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng “oya” là mẹ, “ko” là con và “don” là bát cơm trắng có thức ăn ở bên trên.

Với sự sáng tạo của mình, món ăn oyakodon không chỉ được tạo nên từ nguyên liệu chính là trứng và thịt gà, mà còn có thể được tạo nên từ nguyên liệu khác như trứng, thịt cá hồi đỏ. Với nguyên liệu này, người Nhật sẽ gọi đây là món Ikura Nhật Bản. Ngoài ra, món ăn còn được gọi là Kaisen Oyakodon – món ăn Oyakodon hải sản để phân biệt với Oyakodon thông thường.

Món ăn oyakodon là gì
Món ăn oyakodon là gì?

1.2. Ý nghĩa văn hóa trong oyakodon

Để oyakodon có thể trở thành “Hồn quốc túy” của Nhật Bản, món ăn không chỉ thơm ngon ở nguyên liệu và cách chế biến, mà còn có những ý nghĩa sâu xa trong từng thành phần món ăn. Điểm nhấn tạo nên nét đặc sắc của Oyakodon chính là sắc đỏ của quả trứng được bao bọc bởi thịt gà.

Trong văn hóa Nhật Bản, thịt gà là tượng trưng cho cha mẹ, trứng là hình ảnh của con cái. Điều này khiến chúng ta thấy được sự bao bọc, che chở của miếng thịt gà với quả trứng. Cũng giống như tình cha mẹ luôn bao la, rộng lớn, sẵn sàng tha thứ cho những đứa con mỗi khi chúng làm sai. Cho dù những đứa con có báo hiếu bao nhiêu, cũng không thể đền đáp được công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Đây cũng chính là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người, được người Á Đông thể hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ mà không kém phần sâu sắc.

Bởi ý nghĩa sâu lắng của chúng, đã có rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới khi thưởng thức hương vị ngon lành của món ăn đồng thời cảm thấy xúc động, nhớ đến cha mẹ già đang ở nhà và những bữa ăn gia đình đầm ấm. Từ đây, món ăn oyakodon đã được lan truyền rộng rãi và trở thành món ăn truyền thống của người Nhật Bản.

Vào mỗi dịp lễ tết hay đoàn viên, người Nhật thường đem món oyakodon để thưởng thức. Đây cũng là lời mong ước của người Nhật về cuộc sống ấm no, sung túc hay là lời nhắc nhở con cái về công ơn dưỡng dục của cha mẹ, tình cảm gia đình cao quý không gì sánh bằng. Một chút tinh tế, đan xen sự mộc mạc đã khiến món ăn trọn vẹn nghĩa tình.

Oyakodon đại diện cho tình cảm gia đình
Oyakodon đại diện cho tình cảm gia đình

1.3. Lịch sử ra đời của món ăn Oyakodon

Cũng không quá nhiều người biết chính xác lịch sử ra đời của món ăn này nhưng đã có 2 giả thuyết được đặt ra bắt nguồn từ thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka. Cả 2 giả thuyết này đều bắt nguồn từ thời Meiji (1868 – 1912), điều này đã khiến món Oyakodon có tuổi đời đứng thứ hai, chỉ sau món Gyudon.

Theo giả thuyết ở Tokyo, món ăn Oyakodon đã xuất hiện lần đầu tiên ở quán ăn Tamahide tại Ningyocho. Vợ của chủ quán đã nhìn thấy một thực khách khi đến ăn cơm đã đổ súp Sukiyaki còn thừa lên món ăn để thưởng thức. Điều này đã khiến cô nảy sinh ra ý tưởng, ninh gà và trứng thành súp rồi đổ lên cơm để tạo nên hương sinh đặc biệt.

Chỉ một chút sự mới lạ, món ăn đã thu hút rất nhiều người đến ăn khiến công việc nhà hàng ngày càng phát đạt. Nhưng do đây là một quán ăn truyền thống, Tamahide sẽ chỉ phục vụ tại quán và giao hàng tận nơi từ năm 1981. Ngày nay, món ăn đã thu hút hàng trăm thực khách mỗi ngày và xếp hàng đến giờ ăn trưa.

Còn theo giả thuyết ở Osaka, các đầu bếp nhà hàng Nhật Bản có tên là Torikiku đã sáng tạo và phục vụ thực khách trong nước từ năm 1903. Vào thời kỳ này, món ăn Oyakodon sẽ chỉ có các nguyên liệu đơn giản như thịt gà, trứng, bắp cải Trung Quốc, hành lá để trộn với cơm. Hiện nay, nhà hàng này đã đóng cửa nhưng vẫn còn có một số nhà hàng tương tự còn hoạt động ở tỉnh Osaka. Với tính hợp lý của mình, giả thuyết ở Tokyo vẫn được nhiều người thực sự tin tưởng hơn

2. Cách tạo nên món ăn Oyakodon

2.1. Nguyên liệu của món ăn Oyakodon

Thông thường, các món ăn của Nhật Bản thường cầu kỳ trong cách chế biến cũng như nguyên liệu nhưng món ăn oyakodon lại khá đơn giản. Để có thể tự nấu ăn món Oyakodon tại nhà, các bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu các sau:

Bát cơm nóng.

Má đùi gà lọc xương.

Củ hành tây.

Quả trứng to.

Nước dùng dashi.

Rượu sake.

Súp mirin.

Súp xì dầu.

Súp đường nâu.

Gia vị khác: hành lá, rau mùi, tiêu.

Nguyên liệu của món ăn oyakodon
Nguyên liệu của món ăn oyakodon

2.2. Cách làm món ăn Oyakodon

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Khi thực hiện công đoạn này, đầu tiên các bạn hãy tạo nên nước sốt của món ăn bao gồm nước sốt, xì dầu, mirin, đường nâu rồi cho vào bát đánh hòa tan. Sau đó, các bạn sẽ cắt thịt gà thành các miếng ăn vừa ăn đồng thời sẽ cắt hành tây thái vuông, hành lá và rau mùi thái mỏng. Cuối cùng, các bạn sẽ đập trứng ra bát rồi đánh thật bông kết hợp với muối và tiêu.

Cần rửa sạch kỹ thịt gà
Cần rửa sạch kỹ thịt gà

2.2.2. Cách chế biến món ăn

Để có thể tạo nên món ăn oyakodon đúng chuẩn vị Nhật Bản, các bạn sẽ cho súp vào chảo rồi kết hợp với hành tây, thịt gà. Sau đó, chúng ta sẽ đun to lửa trong khoảng từ 5 đến 6 phút và liên tục lật miếng thịt để thấm đều gia vị. Khi miếng thịt gà đã đổi màu, các bạn sẽ rắc hành lá và rau mùi lên gà rồi nhanh tay đổ trứng vào chảo, lắc nhẹ sao cho không để trứng bị cháy ở dưới đáy chảo. Đun trong khoảng 20 giây để cho trứng mềm nhưng chưa chín hẳn. Cuối cùng, các bạn hãy tắt bếp rồi đổ trứng đồng thời thịt lên bát cơm nóng.

Trứng là điểm nhấn của món oyakodon
Trứng là điểm nhấn của món oyakodon

3. Bí quyết làm nên món ăn oyakodon

Oyakodon là một món ăn xuất phát từ Nhật Bản, do vậy ngoài những nguyên liệu đã có ở trên, bắt buộc trong món ăn phải có súp nori hay dashi. Các bạn có thể tìm nguyên liệu này ở các cửa hàng hay quầy thực phẩm của Nhật Bản.

Ngoài ra, các bạn cũng cần chuẩn bị chảo oyako nabe. Đây là một loại chảo có khả năng chống dính cực tốt, giúp bạn dễ dàng chế biến món trứng tuyệt đỉnh. Khi chế biến món ăn, bạn cần chú ý làm món trứng vừa đúng tầm, tức là món trứng vẫn còn có độ “ướt”, độ đặc sánh của lòng đỏ bên trong trứng gà. Nhưng, các bạn hoàn toàn có thể làm trứng chín hơn để phù hợp với khẩu vị của người Việt.

Đây là một món ăn mang giàu ý nghĩa truyền thống và bản sắc người Nhật, các bạn nên ăn oyakodon vào các dịp đặc biệt. Điều này sẽ khiến chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa tình cảm gia đình thiêng liêng và bữa cơm ấm cúng quây quần bên người thân.

Xem thêm: [KHÁM PHÁ] Lịch sử Sushi - Hồn cốt văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Bí quyết làm nên món ăn oyakodon
Bí quyết làm nên món ăn oyakodon

Với các thông tin trên, timviec365.vn đã chúng ta hiểu được oyakodon là gì. Có thể nói, món ăn oyakodon không chỉ đặc biệt ở bởi sự thơm ngon mà còn có thể hiện sự thiêng liêng của tình mẫu tử cũng như cách báo ơn của những người con đối với cha mẹ của mình.

Các món ăn chế biến từ vó bò phổ biến nhất trong gia đình

Vó bò là gì? Vó bò sẽ được chế biến như thế nào? Vó bò có thế làm nên những món ăn nào? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên liệu thông qua bài viết dưới đây!

Vó bò là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;