Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Phong cách học tập là gì? Lựa chọn phong cách học tập hiệu quả

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 04 năm 2025

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn có thắc mắc vì sao một số người có kết quả học tập vượt trội trong lớp? Nguyên nhân nằm ở phong cách học tập của người đó. Nếu có phong cách học tập tốt, bạn sẽ khai thác hiệu quả thế mạnh của bản thân trong việc tiếp thu, xử lý các vấn dề kiến thức, từ đó tối ưu quá trình học tập và khiến cho việc học hành không còn mang nhiều gánh nặng nữa, đồng thời còn có hiệu quả như mong đợi.

1. Làm rõ khái niệm phong cách học tập là gì?

Định nghĩa phong cách học tập được khái quát dựa trên khái niệm phong cách, chính là cách thức riêng của mỗi người học trong việc tiếp nhận tri thức, xử lý kiến thức hoặc thông tin. Nói về phong cách học tập, không nhất thiết chỉ thuộc phạm vi ngành giáo dục - đào tạo, gắn với đối tượng là học sinh mà dành cho tất cả, bao gồm cả người đã và đang làm việc. Đơn giản chính là việc một người có cách thức học tập các vấn đề như thế nào để phục vụ cho học tập hoặc cho công việc. Bởi ở giai đoạn nào, môi trường nào cũng có nhiệm vụ học tập nhất định chúng ta phải hoàn thành.

Phong cách học tập
Phong cách học tập

2. Vì sao cần xác định phong cách học tập của chính mình?

Có thể xác định phong cách học tập, bạn sẽ vượt qua được những rào cản nhất định về mặt kiến thức và nhận được nhiều lợi ích hơn nữa. Dựa vào phong cách học tập của bản thân, bạn sẽ dễ dàng chọn được phương pháp học tập hiệu quả hơn để có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất. Được học đúng hướng, tất nhiên bạn còn có thể ghi nhớ thông tin, kiến thức một cách đầy đủ, trọn vẹn.

Việc học thường chứa đựng những áp lực nhất định dù là trong hoàn cảnh nào. Nhưng khi bạn đã xác định phong cách học của mình rõ ràng là gì thì việc học trên lớp hay học hỏi kiến thức mới trong công việc cũng trở thành điều thú vị. Đó chính là động lực để học thay vì cảm giác nhàm chán và mệt mỏi khiến cho việc học không hiệu quả. 

Xác định phong cách học tập rất quan trọng
Xác định phong cách học tập rất quan trọng

Một người có thể có một phong cách học tập, cũng có thể có nhiều hơn một. Xác định phong cách học tập của bản thân cũng chính là một quá trình bạn tự khám phá nội lực của mình và chủ động thử nghiệm nhiều các phong cách học khác nhau. Nếu phù hợp với nhiều phong cách, đó là điều tuyệt vời để dễ chiếm lĩnh tri thức toàn diện hơn cả. 

Việc xác định phong cách học tập sẽ đem đến ý nghĩa to lớn cho chính cá nhân và tập thể. Nhìn nhận toàn diện về điều này, bạn sẽ luôn trở thành cá nhân xuất sắc trong tập thể.

3. Ý nghĩa khi xác định phong cách học tập

3.1. Ý nghĩa với cá nhân

Học tập xuất phát từ cá nhân, do đó học trước hết là cho chính mình. Nếu biết rõ mình phù hợp với phong cách học tập nào thì đó là cách giúp bạn đạt được những thành tựu học tập hiệu quả nhất. Bạn vừa có thể tiết kiệm thời gian, công sức lại có khả năng ghi nhớ tốt, hiểu bài nhanh. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình học sẽ không phải đối mặt với áp lực, bạn sẽ có được cảm giác hứng thú để tiếp thu kiến thức, thậm chí còn chủ động tự học trong cảm giác vô cùng thoải mái. Nhờ có phong cách học tập rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng lĩnh hội kiến thức bằng nhiêu cách khác nhau và nhanh chóng. Đó là tiền đề quan trọng để bạn luôn tự tin trong mọi hoàn cảnh cũng như vượt qua mọi khó khăn trong học tập hay công việc. Như thế, không có lý do gì để bạn không thể chạm tới thành công.

Ý nghĩa của việc chọn phong cách học tập đúng
Ý nghĩa của việc chọn phong cách học tập đúng

3.2. Ý nghĩa với doanh nghiệp

Việc nhân viên hiểu rõ phong cách học tập của mình là gì mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất, việc này có thể nâng cao hiệu quả đào tạo nhân viên. Tùy quy mô đào tạo, doanh nghiệp có thể dựa vào phong cách học tập của nhân viên để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp giúp nhân viên dễ dàng lĩnh hội tri thức nhanh chóng. Khi đó doanh nghiệp sẽ tối ưu được rất nhiều thời gian cũng như chi phí và quan trọng hơn cả là có thể nâng cao chất lượng nhân lực nội bộ.

Thứ hai, phát triển đội ngũ nhân viên dựa trên phong cách học tập của từng cá nhân còn đem đến sự gắn kết, đoàn kết nội bộ và thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên. Khi được học tập, phát triển bản thân đúng theo phong cách phù hợp, nhân viên công ty luôn cảm thấy thoải mái và có sự hào hứng trong học tập. Nhân viên hăng say học thêm kiến thức chuyên môn mới để phục vụ cho công việc, đó là sự gắn kết hoàn hảo giữa cá nhân với doanh nghiệp cũng như đem đến 

Thứ ba, nhân viên có phong cách học tập rõ ràng sẽ có quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng hiệu quả trong thời gian nhanh chóng. Đương nhiên như vậy sẽ giúp cho hiệu suất công việc hiệu quả hơn. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhận được những tác động tích cực, cải thiện năng suất trong hoạt động kinh doanh. 

Phong cách học tập còn cho thấy nét đep văn hóa của doanh nghiệp và giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.

4. Các phong cách học tập

Mỗi người có cách nhận và xử lý thông tin khác nhau. "Cách" đó cũng chính là phong cách học tập, được giới nghiên cứu chia thành 5 loại: học tập theo phong cách thị giác, xúc giác, thính giác, toàn cục và tuần tự. Mỗi một phong cách này sẽ có đặc điểm riêng và khi được áp dụng phù hợp với mỗi người thì sẽ mang đến sự thành công cho quá trình học tập và cho công việc.

Các phong cách học tập phổ biến
Các phong cách học tập phổ biến

Cùng tìm hiểu về từng phong cách để xác định phong cách phù hợp với chính bạn. 

4.1. Phong cách học tập trực quan

Phong cách này giúp người học tiếp thu kiến thức bằng những giáo cụ trực quan như hình ảnh, sơ đồ, hình minh họa và video. Một số phương pháp thường được áp dụng để để học tập hiệu quả đó là chia bài học theo các sơ đồ, sử dụng bản đồ tư duy. Trong mô hình lớp học, những người ngồi đầu bàn được tiếp cận với phương pháp học tập trực quan như vậy thường nắm bài học chắc chắn hơn 

4.2. Phong cách học thính giác

Học tập theo thính giác sẽ được hưởng lợi ích lớn nhất từ những bài giảng lý thuyết. Bạn có thể học hỏi qua các bài kiểm tra, bài test và kết nối đến bài giảng lý thuyết đã từng được nghe. Mọi kiến thức "ùa về" trong đầu và có thể làm bài tốt nhất. Trong công việc, phong cách này nên được phát huy vì bạn sẽ học tập được từ các bài giảng, tiếp nhận kiến thức lý thuyết từ người hướng dẫn nhiều hơn. Người có phong cách học tập này thường thích tham gia các nhóm cùng học chuyên môn và thích việc đọc to nội dung kiến thức. Như thế họ sẽ có thể tiếp thu kiến thức khá nhanh. Nhưng để học tập hiệu quả, người học tập theo phong cách thính giác sẽ cần nghe thông tin nhiều lần và tập trung cao độ. 

Người học thính giác thường được hưởng lợi từ các khóa học kiểu bài giảng. Khi ngồi làm bài kiểm tra, họ có thể “nghe thấy” những vấn đề hoặc câu hỏi trong đầu. Họ thường thích tham gia vào các nhóm học tập và đọc to. Cách học này có thể muốn nghe thông tin nhiều lần để đảm bảo ghi nhớ được nội dung và hiểu đầy đủ.

4.3. Phong cách học tập xúc giác

Đặc điểm của phong cách học xúc giác nổi bật ở sự năng động. Bạn sẽ thích việc ghi chép nhiều hơn là việc ghi nhớ thông tin nhanh bằng tai hoặc bằng mắt. Từ ghi chép, bạn còn yêu thích việc tóm tắt lại thông tin đã tiếp nhận. Đây là cách "xào lại" kiến thức để có thể ghi nhớ thông tin một cách tốt nhất. Học theo xúc giác có thể học tập trong bất cứ hoàn cảnh, trạng thái nào, thậm chí là khi bạn đang di chuyển hay đang nghe nhạc. Chính sự vận động sẽ là động lực tạo ra hào hứng cho quá trình học. Nhờ vậy, người có phong cách học tập này sẽ ít bị ảnh hưởng bởi người khác vì những gì họ quan sát được đều phải có giá trị học hỏi thì họ mới để tâm, chú ý đến. 

4.4. Phong cách học tập tuần tự

Học tập kiểu tuần tự là luôn tuân thủ trình tự học tập nhất định do bản thân đặt ra hoặc quy trình được người hướng dẫn/giáo viên đưa đến. Tất nhiên họ cũng sẽ chú ý đến tính logic của trật tự này để lĩnh hội kiến thức nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, người học này khá khó thích ứng viên sự linh động trong nội dung thảo luận, trao đổi, hội bàn. Trong công việc sẽ gây trở ngại đến quá trình tiếp nhận thông tin khi các cuộc hội thảo diễn ra với sự thay đổi linh hoạt và liên tục các chủ đề nội dung trao đổi. Do quá chú trọng trình tự nên việc nắm bắt chi tiết của người học sẽ khá tốt nhưng đổi lại, họ lại dễ bỏ qua bức tranh tổng thể. 

4.5. Phong cách học tập toàn cầu

Học tập toàn cầu dễ bị thu hút bởi các vấn đề nằm trong dự án nhóm và giai thoại. Đồng thời người học luôn có xu hướng muốn xây dựng mối quan hệ học tập khăng khít với người hướng dẫn để có thể dễ dàng lĩnh hội kiến thức thật sâu sắc, toàn diện. 

5. Một vài mẹo hay giúp xây dựng phong cách học tập phù hợp

Bạn có thể lựa chọn việc học tập tự học hoặc theo các lớp đào tạo bổ túc, khóa học cấp tốc trong chuyên môn muốn học tập. Hãy tìm hiểu thật kỹ, càng kỹ càng tốt về cấu trúc của khóa học. Xem nhiều phản hổi, đánh giá của những học viên đã từng tham gia khóa học để bạn hiểu rõ về đặc điểm của việc giảng dạy và học tập. Bạn cũng có thể liên hệ tới trung tâm để có những trao đổi trực tiếp với người phụ trách, mọi thông tin về khóa học sẽ được rõ ràng để bạn xem xét sự phù hợp với mong muốn của mình. 

Học tập hiệu quả theo phong cách
Học tập hiệu quả theo phong cách

Sau khi đã có được một môi trường học tập phù hợp, bạn cũng cần điều chỉnh môi trường học tập của riêng mình để phù hợp với "sở thích" của mình, đó chính là phong cách học tập sẽ giúp bạn đạt được thành công trong lĩnh hội tri thức và tạo ra giá trị thực cho công việc hay việc học tập. Bài viết này đánh thức bạn về giá trị quan trọng của việc hiểu rõ phong cách học tập là gì và cũng giúp bạn xác định rõ phong cách học tập của chính mình. Timviec365.vn hy vọng bạn sẽ tìm đúng con đường học tập hiệu quả nhất để quá trình đi đến thành công dễ dàng hơn. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;