
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hồng Nguyễn
Bạn yêu thích công việc ngành xây dựng? Bạn mong muốn mình được làm trong vị trí quản lý nhưng lại chưa hề hình dùng được công việc đó có đặc điểm như thế nào? Đừng lo lắng, timviec365.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ xem quản lý dự án xây dựng là gì cùng những đặc điểm liên quan.
Quản lý dự án xây dựng được hiểu là một trong các bộ phận khá quan trọng có nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư để có thể làm việc và tổ chức tiến hành tất cả dự án xây dựng từ khi công trình này bắt đầu gồm các khâu quan trọng: Thiết kế, khảo sát công việc, quy hoạch, đền bù giải tỏa, thiết lập về dự án, tổ chức đấu thầu công việc, tư vấn và giám sát thi công, nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
Khi bắt đầu được thành lập, ban quản lý dự án sẽ phải đảm nhiệm một số chức năng cụ thể như sau: Trực tiếp quản lý dự án bao gồm các hoạt động ví dụ như lập kế hoạch dự án, tổ chức, quản lý, giám sát cũng như thực hiện dự án và nhiều công việc khác cho chủ đầu tư. Tính trên thực tế, ta có thể xem ban quản lý dự án có vai trò quản lý ngay từ khi chuẩn bị đầu tư dự án cho đến khi dự án được kết thúc và hoàn thành, được nghiệm thu vào đưa vào sử dụng.
Nhiều hoạt động trong quản lý dự án xây dựng đều có mục tiêu nhằm đảm bảo cho dự án được tiến hành theo đúng tiến độ về thời gian, trong phạm vi ngân sách dự án đã được xét duyệt từ cấp có thẩm quyền, đạt đúng chỉ tiêu theo chất lượng và mục tiêu rõ ràng, chi tiết đã đề ra trước đó. Ngoài ra, chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án phải đảm bảo về tính khả thi của dự án. Một số chức năng của ban quản lý được liệt kê cụ thể như sau:
- Chức năng ban quản lý dự án là làm cho chủ đầu tư những dự án đầu tư xây dựng thuộc về lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng về vốn ngân sách, Nhà nước. Ngoài các ngân sách mà do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra quyết định đầu tư thì trừ những trường hợp do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định dành cho các cơ quan, tổ chức làm chủ đầu tư.
- Ban quản lý dự án phải tiếp nhận cũng như quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng theo như quy định của pháp luật đưa ra.
- Bên cạnh đó là phải tuân thủ về vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư hay Ban quản lý dự án theo quy định tại Điều 68, Điều 60 trong bộ luật xây dựng những năm 2014 và quy định trong pháp luật có liên quan.
- Chức năng tiếp theo là cần làm theo khi được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao kèm theo tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án xây dựng.
- Ban quản lý dự án nhận ủy thác quản lý dự án của nhiều chủ đầu tư khác khi được thực hiện yêu cầu cũng như các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi họ có đủ năng lực để tiến hành dựa trên cơ sở để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ mà ban quản lý đã được giao.
- Tiến hành thực hiện bàn giao công trình xây dựng đã hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình ngày khi kết thúc xây dựng hoặc đi trực tiếp quản lý vận hành, khai thác vấn đề sử dụng công trình hoàn thành theo nhiều yêu cầu dành cho người quyết định đầu tư.
- Nhận ủy thác quản lý dự án của một số chủ đầu tư tác khi được đề nghị và nhiều hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi đã có đầy đủ năng lực để tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý những dự án đã được giao trước đó.
Qua toàn bộ chức năng được nêu trên, ta có thể nhận rõ rằng, Ban quản lý dự án có chức năng chính là đóng vai trò trong việc quản lý, giám sát một cách trực tiếp, có quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công cũng như mục tiêu đạt được như kế hoạch đề ra đối với mỗi dự án xây dựng trên thực tiễn.
Đối với toàn bộ những dự án đầu tư xây dựng thì ban quản lý dự án cũng đều sẽ có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Ban quản lý dự án thực hiện những thủ tục về giao nhận đất, giải phóng thêm mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng để xây dựng, xin giấy phép tiến hành xây dựng,... tất cả đều là chuẩn bị cho công việc xây dựng công trình.
- Quản lý dự án sẽ phải nộp hồ sơ dự án bao gồm về thiết kế, dự toán về ngân sách, tổng hợp trong dự toán xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền thực hiện thẩm định, phê duyệt.
- Nhà quản lý dự án cũng cần lập hồ sơ mời dự thầu, tiến hành đấu thầu và chọn lựa nhà thầu, chuẩn bị hồ sơ để trưởng ban quản lý dự án có thể ký kết hợp đồng cùng với nhà thầu.
- Nhà quản lý phải theo dõi, giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, tổng quyết toán xây dựng về phần công trình đã hoàn thiện trình lên cấp có thẩm quyền để được phê duyệt.
- Họ cần quản lý trong vấn đề về tiến độ, chất lượng, khối lượng công việc, sự an toàn lao động, vệ sinh môi trường và chi phí xây dựng của mỗi dự án..
- Quản lý dự án tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thi công có đạt chất lượng, tiến độ, khối lượng công việc hoàn thiện, các chi phí đã phát sinh, làm những thủ tục về thanh toán, giải trình đối với những khối lượng phát sinh nhỏ, không có chứng từ hợp lệ nào.
- Không những vậy họ cũng phải có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như cấp có thẩm quyền đối với đơn vị chủ thầu đã thành lập ra ban quản lý dự án đối với chức năng, nhiệm vụ.
- Theo như nội dung trên thì các nhiệm vụ của chính ban quản lý dự án đã được thành lập để giáo làm chủ trong việc đầu tư xây dựng để tiến hành chức năng, nhiệm vụ quản lý về dự án, tham gia tư vấn quản lý khi cảm thấy cần thiết.
Ban quản lý dự án về đầu tư xây dựng chuyên ngành, quản lý và đầu tư dự án xây dựng khu có những trách nhiệm sau:
- Đầu tiên là trách nhiệm trong việc thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ trong chủ đầu tư theo như quy định trong Điều 68 của bộ Luật xây dựng năm 2014, trực tiếp thực hiện quản lý đối với các dự án bởi người quyết định đầu tư giao và thực hiện đến quyền, nghĩa vụ theo như quy định tại Điều 69 trong bộ Luật xây dựng 2014.
- Điều thứ hai đó là trách nhiệm bàn giao công trình cho các bên cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng, trường hợp cần thiết này do người quyết định đầu tư giao thì sẽ trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình. Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực được tiến hành tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có đề nghị và thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ theo như quy định trong Điều 70 của bộ Luật xây dựng vào năm 2014.
Vừa rồi chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu những đặc điểm của ban quản lý dự án xây dựng cũng như trách nhiệm mà họ phải thực hiện khi tiến hành công việc. Để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng hy vọng các bạn hãy thường xuyên truy cập timviec365.vn để nắm được nhiều nội dung hấp dẫn.
Việc làm quản lý dự án là gì? Cơ hội trong việc làm quản lý dự án
Bạn biết đến việc làm quản lý dự án là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết ngay dưới đây!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận