Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 07 năm 2024
Nhắc đến Microsoft người ta sẽ thường nghĩ ngay đến tỷ phú Bill Gates, thế nhưng, cái tên nổi tiếng không kém khi nhắc đến công ty công nghệ lớn nhất thế giới này đó chính là tỷ phú Steve Ballmer. Là một “ông sếp” truyền rất nhiều năng lượng tích cực cũng như tình yêu công ty đến với nhân viên của mình, cựu CEO Steve Ballmer đã thúc đẩy và tạo ra rất nhiều giá trị có ý nghĩa cho Microsoft. Vậy, cuộc đời và sự nghiệp của vị tỷ phú tài năng này với ông lớn Microsoft và người bạn thân Bill Gates ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ông Steve Ballmer có tên đầy đủ là Steven Anthony Ballmer, sinh ngày 24/03/1956 tại thành phố Detroit thuộc tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Ông được biết đến là một doanh nhân tài giỏi người Mỹ, đồng thời là CEO của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới - Microsoft. Bên cạnh đó, vị doanh nhân này còn được công chúng biết đến khi là người đầu tiên không phải là người sáng lập hay có họ hàng với người sáng lập nên công ty trở thành tỷ phú đô la với vai trò là nhân viên. Trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới năm 2024 do tạp chí Forbes bình chọn thì doanh nhân Steve Ballmer đứng vị trí thứ 11 và đứng thứ 6 trong danh sách Những người chắc chắn giàu có tại Mỹ.
Khi nhắc đến vị tỷ phú tài năng này thì người ta sẽ nghĩ ngay đến một người có tư chất thông minh và được bộc lộ từ rất sớm thông qua việc luôn sở hữu điểm số đứng đầu lớp và vượt xa các bạn khác cùng trang lứa với mình. Môn học mà ông yêu thích cũng như có niềm say mê nhất chính là Toán học, đặc biệt ông đã gây ấn tượng khi đạt điểm tuyệt đối của môn học này là 800 điểm tại các kỹ thi. Thêm vào đó, các môn học khác của vị doanh nhân tài năng này cũng thường xuyên đạt điểm tuyệt đối, kể cả văn học hay những môn học theo chiều hướng nghệ thuật khác.
Với tài năng và sự thông minh của mình, năm 1973, sau khi tốt nghiệp trường trung học thì Steve Ballmer đã nhận được học bổng của trường đại học danh giá nhất thế giới - Đại học Harvard. Trong thời gian theo học tại đây, ông không chỉ nổi tiếng với thành tích học tập xuất sắc mà còn được biết đến với những bài báo cho tờ tạp chí Harvard Crimson của trường. Những bài viết của ông không chỉ xoay quanh các lĩnh vực như Toán học hay kỹ thuật mà cả những tác phẩm văn chương cũng trở thành chủ đề mà vị doanh nhân này lựa chọn.
Harvard không chỉ là nơi nuôi dưỡng tài năng của Steve Ballmer mà đây cũng chính là nơi bắt đầu cho một tình bạn thân thiết giữa 2 vị tỷ phú giàu có hàng đầu thế giới hiện nay, đó là Bill Gates và Steve Ballmer. Nếu như tỷ phú Bill Gate nổi tiếng với lĩnh vực công nghệ thì Steve lại nổi trội với tài kinh doanh thiên tài. Hai con người, hai lĩnh vực khác nhau, thế nhưng, chính nhờ sự khác biệt đó mà tạo nên một tình bạn có sự hỗ trợ và bù đắp cho nhau, làm nên một sự kết hợp hoàn hảo đến xuất sắc giữa hai con người thiên tài.
Tốt nghiệp Đại học Harvard với 2 tấm bằng về hai lĩnh vực là toán học và kinh tế. Doanh nhân Steve Ballmer đã có 2 năm làm việc tại vị trí trợ lý giám đốc sản phẩm ở Tập đoàn protect & Gamble. Sau đó, ông quyết định ghi tên vào trường Đại học Stanford để lấy tấm bằng MBA cho mình. Thế nhưng, trước khi lấy được bằng Thạc sĩ kinh doanh cho mình thì ông Steve đã quyết định dừng việc học và đầu quân cho Microsoft dưới sự thuyết phục của Bill Gates.
Tại đây, kỷ nguyên của Steve Ballmer và ông lớn phần mềm Microsoft chính thức mở ra với những thành công và thách thức phải đối mặt.
Chính thức gia nhập vào đại gia đình Microsoft vào năm 1980 với tư cách là thành viên thứ 30, tại đây, ông Steve Ballmer đã là nhà quản lý mang tính chuyên nghiệp đầu tiên của công ty phần mềm hàng đầu thế giới này.
Với việc giữ chức vụ Giám đốc kinh doanh, Steve đã cố gắng và dốc hết sức mình trong thời gian là 2 thập kỷ đầu tiên để góp phần đưa phần mềm Microsoft xuất hiện trên 97% máy tính trên phạm vi là toàn thế giới. Nhờ những đóng góp và tài năng của bản thân, doanh nhân Steve Ballmer đã nhận được mức lương khởi điểm là 50.000 USD, kèm theo đó chính là việc sở hữu tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu cổ phần công ty.
Trong những thập kỷ tiếp theo, ông đã trực tiếp trở thành lãnh đạo của một số bộ phận trong công ty như phòng kế hoạch, phòng phát triển, phòng kinh doanh hay bộ phận hỗ trợ khách hàng. Giai đoạn đầu làm việc tại Microsoft, ông đã đầu tư và bỏ công sức trong việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Qua đó, có thể lên kế hoạch và đề ra các giải pháp cho những sản phẩm công nghệ cao của Microsoft để đáp ứng được những mong muốn đó.
Với sự cố gắng của mình, Steve đã nhận được sự đền đáp xứng đáng với mô hình khách hàng rộng lớn, toàn diện với số lượng đối tác trên thế giới lên tới con số là hơn 640 nghìn.
Không chỉ nối tiếng là một nhà kinh doanh tài giỏi, doanh nhân Steve Ballmer còn được mệnh danh là nhà tuyển dụng nhân sự xuất sắc với các chiến lược thu hút nhân tài trên toàn thế giới đầu quân cho Microsoft. Với số lượng nhân viên là gần 60 nghìn người, đến từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể nhận thấy những thành phần tinh nhuệ nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều đang làm việc tại tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới - Microsoft. Chính từ việc có nền tảng là con người xuất sắc, hàng năm, doanh số mà Microsoft thu về trung bình là 40 tỷ USD, một con số không hề nhỏ chút nào.
Nhờ vào sự cống hiến, đóng góp và việc không ngừng nỗ lực phát triển của mình, ông Steve Ballmer đã nhận được sự tín nhiệm từ người bạn thân Bill Gates và toàn thể nhân viên trong Microsoft. Điều đó đã được đánh dấu bằng sự kiện ngày 13/01/2024, doanh nhân Steve Ballmer đã chính thức đảm nhận vị trí CEO của Microsoft và là vị thuyền trưởng tiếp theo tiếp tục chèo lái con thuyền phần mềm công nghệ lớn nhất thế giới này thay cho Bill Gates.
Ngay sau ngày kế nhiệm của mình, CEO Microsoft Steve Ballmer đã tập trung cho việc ra mắt dòng sản phẩm công nghệ là máy chơi game console Xbox 360. Đây được coi là sản phẩm mang tính chủ lực của Microsoft thời điểm đó. Và quả thật, chính nhờ sản phẩm này mà doanh thu của Microsoft đã tăng lên đáng kể, điều đặc biệt là nó đã góp phần định nghĩa lại khái niệm về việc chơi game trực tuyến. Đây là một điều không hề dễ dàng có thể làm được trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Cho đến năm 2024, đôi bạn thân đồng thời là hai nhà lãnh đạo của Microsoft đã quyết định cho ra mắt thị trường phần mềm nền tảng Windows Vista. Đây là nền tảng công nghệ được nghiên cứu nhằm thay thế cho Windows XP được tạo ra trước đó và đã có những sự lỗi thời nhất định. Thế nhưng, Windows Vista lại không đem lại may mắn cho thuyền trưởng Ballmer khi đây được coi là một thảm họa dưới triều đại lãnh đạo của cựu CEO này.
Tuy nhiên, ngay sau thất bại đó thì Steve Ballmer đã cho ra mắt luôn hệ điều hành Windows 7 - hệ điều hành nhận được sự ủng hộ và đón nhận nồng nhiệt của người dùng cũng như trở thành hệ điều hành phổ biến ngay khi ra mắt. Đây chính là điểm sáng được tạo ra ngay khi những thách thức và sự không may mắn đã đến với thuyền trưởng Steve Ballmer.
Và tất nhiên, không thể không nhắc tới một quyết định được coi là thức thời và đúng đắn nhất của cựu CEO Microsoft khi còn đương nhiệm đó chính là việc thâu tóm lại Skype với giá trị tương ứng là 8,5 tỷ USD. Đây có thể được xem là một thương vụ thành công nhất, đúng đắn nhất của Steve Ballmer và Microsoft. Sau Skype thì Facebook chính là sự lựa chọn tiếp theo của nhà lãnh đạo này. Ông đã chuyển gần 250 triệu USD vào Facebook, góp phần tạo dựng nên công ty như hiện nay. Thêm vào đó chính là việc cho ra mắt các phần mềm, ứng dụng, công cụ tiện ích như công cụ tìm kiếm Bing, tra cứu bản đồ, dịch ngôn ngữ,... Chính những điều này đã giúp cho các tính năng của Facebook trở nên nổi bật hơn.
Bên cạnh phần mềm thì nền tảng di động, máy tính bảng cũng là điều mà Microsoft hướng tới. Vào năm 2024, Microsoft đã cho ra mắt liên tiếp các sản phẩm mới của mình như Windows Phone 8, dòng tablet Surface gồm Surface Pro và Surface RT. Đây được xem là một đòn tấn công mạnh mẽ của hãng với các đối thủ cạnh tranh của mình khi ra mắt cùng thời điểm với các thiết bị mới như Nokia Lumia,...
Đến tháng 5 năm 2024, Steve Ballmer quyết định cho ra mắt Xbox One, một hệ thống chơi game giải trí đã được đầu tư chú trọng cải tiến và được hỗ trợ các tính năng trong một công cụ. Sự kiện ra đời này được thực hiện trước 3 tháng khi ông Steve Ballmer quyết định tuyên bố về hưu để tạo điều kiện mở ra một công cuộc cải tổ mới mà Microsoft đang tiến hành.
Bên cạnh những đóng góp và thành tích đáng nể mà vị thuyền trưởng Steve Ballmer đã gây dựng cho Microsoft thi cựu CEO này cũng mắc những sai lầm không thể cứu vãn được và khiến Microsoft tổn hại lên tới hàng tỷ USD. Thời điểm ấy, trong suốt hơn một thập kỷ, cổ phiếu của Microsoft không thể vượt được mức 50 USD. Đây chính là giai đoạn có thể được cho là sự đánh dấu đáng nhớ khi việc chuyển giao quyền lực được thực hiện giữa 2 người bạn thân, từ Bill Gates chuyển sang Steve Ballmer.
Những sai lầm của doanh nhân Steve Ballmer có thể nhắc đến đầu tiên chính là thương vụ thực hiện việc thu mua lại hãng marketing aQuantive vào năm 2024 với giá là 6,3 tỷ USD. Thế nhưng, chỉ 5 năm sau đó, thì công ty này mất giá và tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới này phải thừa nhận việc mất trắng số tiền là 6,2 tỷ USD.
Thương vụ tiếp theo chính là việc thu mua Yahoo khi hãng sẵn sàng bỏ ra 45 tỷ USD để thực hiện thương vụ này. Tuy nhien, sự không thống nhất của ban lãnh đạo Yahoo đã khiến cho Microsoft từ bỏ. Thế nhưng, sự lột xác của Yahoo sau khi Marissa Mayer lên nắm quyền điều hành đã khiến cho Steve Ballmer phải tiếc nuối.
Tiếp đến chính là việc Surface được cho ra mắt nhưng dòng sản phẩm này lại khiến Microsoft lỗ 900 triệu USD. Dòng sản phẩm smartphone Kin có lẽ là điều mà vị doanh nhân tài Steve Ballmer không muốn nhắc đến khi bị chính Microsoft khai tử vì sự lỗi thời và không theo kịp xu thế phát triển.
Không chỉ riêng thị trường phần cứng mà thị trường phần mềm cũng như quảng cáo thì Microsoft đều gặp đối thủ “khó nhằn” là Google. Việc cố để có thể vượt mặt được Google trong việc kinh doanh trực tuyến chính là một trong những sai lầm “tiền tỷ” mà nhà lãnh đạo Steve Ballmer tạo ra. Có thể nói, chính công cụ tìm kiếm của đối thủ đã khiến cho Steve Ballmer bị ám ảnh nặng nề mà quên đi mất hệ điều hành di động Android - một sản phẩm miễn phí nhưng lại đem về thu nhập hàng tỷ mỗi năm cho ông lớn phần mềm này thông qua việc quảng cáo và phát triển ứng dụng.
Khả năng về hệ điều hành di động nắm tới 80% thị phần của thế giới có lẽ sẽ thuộc về Microsoft nếu như hãng này tập trung vào Windows Phone ngay từ thời điểm thai nghén nền tảng này chứ không phải chỉ là một vài phần trăm như thời điểm hiện tại.
Chính những sự sai lầm trong việc tính toán các phương hướng, chiến dịch sản phẩm của mình đã khiến cho cựu CEO Microsoft trở thành một người không có tầm nhìn định hướng cũng như khả năng có thể nhận ra được những thay đổi và bước ngoặt trong lĩnh vực công nghệ. Điều này đã tạo ra một hệ quả tất yếu chính là sự thoái vị và lui về phía sau của thuyền trưởng Steve Ballmer.
Vào ngày 01 tháng 10 năm 2024, Steve Ballmer đã quyết định chính thức gửi lời từ biệt đến toàn bộ nhân viên khi ông tổ chức cuộc họp cuối cùng với tư cách là CEO của Microsoft. Mặc dù Steve Ballmer đã rời đi, nhưng những đóng góp của ông sẽ mãi lưu dấu vinh quang trong cuốn lịch sử của “gã khổng lồ” phần mềm này. Trong buổi họp báo, vị CEO của Microsoft cũng đã nói với những nhân viên của mình rằng: “Chúng ta sẽ cho ra mắt những thứ lớn lao sắp tới… Và chúng ta sẽ lại thay đổi thế giới”.
Ngay trong buổi chia tay hôm ấy, Steve Ballmer đã phát lại bài hát mà ông đã mở trong cuộc họp đầu tiên của mình ở Microsoft, đó chính là bài Wanna be starting something. Với ông, đây chính là “âm thanh của Microsoft” và những giọt nước mắt đã lăn dài trên gương mặt của vị thuyền trưởng đã cố gắng để chèo lái và cống hiến con thuyền Microsoft. Ông cũng đã nói với nhân viên, những người đã đồng hành và sát cánh với mình trong suốt những thập kỷ vừa qua, rằng: “Bạn đang làm việc cho công ty lớn nhất thế giới, hãy cố gắng hưởng thụ điều đó”. Ông cũng đã gửi lời cảm ơn đến họ và điều mà ông nhận lại có lẽ sẽ là điều mà cựu CEO Microsoft không bao giờ quên chính là những cái vẫy tay và tiếng hét lớn: “Chúng tôi yêu bạn!”.
Cựu CEO Microsoft được biết đến là một người thường đưa ra các chỉ trích về những công ty hay sản phẩm có sự cạnh tranh với mình trên thị trường. Ông đã có một lời phát biểu mà ngay sau đó đã được giật tít trên khắp các trang báo khi cho rằng định dạng âm nhạc của iPod là đồ ăn cắp. Không chỉ vậy, ông cũng chia sẻ rằng: “Không, tôi không xài. Và những đứa con tôi cũng vậy. Các con tôi cũng có nhiều lúc cư xử không đúng mực như bao đứa trẻ khác. Nhưng ít nhất có một nguyên tắc chúng cần tuân theo: Không sử dụng Google, không dùng iPod.”
Ông sinh ra trong một gia đình có cha là người quản lý hãng xe Ford và mẹ là người Do Thái di sản Belarus. Năm 1990, ông kết hôn với người vợ của mình là Connie Snyder, cũng là một nhân viên của Microsoft và họ có với nhau 3 người con trai.
Sau khi từ chức tại công ty phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft thì vị doanh nhân này đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện kể từ năm 2024. Ông đã đóng góp hơn 2 tỷ đô la Mỹ vào các quỹ do các nhà tài trợ tư vấn với trọng tâm là giúp đỡ để đưa những người Mỹ thoát khỏi nạn đói.
Vào năm 2024, ông tiếp tục đóng góp 59 triệu USD vào quỹ Giải pháp xã hội cho các tổ chức phi lợi nhuận cũng như các cơ quan, tổ chức của Chính phủ.
Có thể nói, mặc dù có những sai lầm trong việc lãnh đạo, điều hành kinh doanh thế nhưng, những đóng góp cho Microsoft và cho xã hội của cựu CEO Steve Ballmer là điều không thể chối cãi được. Tài năng của ông vẫn còn đó, những cống hiến của ông vẫn ở đấy và sự công nhận của toàn bộ nhân viên Microsoft với những thành tựu mà ông tạo ra vẫn luôn còn mãi.
Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn - Vua hàng hiệu từ bàn tay trắng
Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn được biết đến là bố chồng của nữ diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà. Thế nhưng, sau khi biết về gia thế khủng cùng với cơ ngơi của vị doanh nhân này thì bất cứ ai cũng không khỏi bất ngờ. Được mệnh danh là “ông vua hàng hiệu”, vậy thực tế thì Chủ tịch của tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) giàu cỡ nào? Cuộc đời và sự nghiệp của doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc